Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Méo tuyến tính và méo phi tuyến

Đây là một tác động của môi trường truyền tới việc truyền tín hiệu

Méo tuyến tính là méo gây ra cho tín hiệu bởi các phần tử tuyến tính trên kênh truyền, trong đó các phần tử (trong nhiều trường hợp lại có thể xem chúng như các hệ thống - đơn giản là xem chúng như những khối/block) tuyến tính là các phần tử mà phép toán biểu diễn quan hệ đầu ra theo đầu vào thỏa mãn tính chất xếp chồng. Nôm na thì đặc tuyến biên độ vào-ra là một đường thẳng.

Nói chung, các phần tử thụ động trên các kênh (trừ diode) đều có thể xem là các phần tử tuyến tính, miễn là tín hiệu lối vào không quá lớn. Kênh fading đa đường do vậy là một phần tử tuyến tính, gây méo tuyến tính tín hiệu. Xét đến cùng kỳ lý thì chẳng có phần tử nào là hoàn toàn tuyến tính cả, chỉ là trong thực tế thì nếu đặc tuyến đủ thẳng thì người ta xem nó là phần tử tuyến tính thôi*.

Méo phi tuyến, trái lại, lại gây bởi các phần tử phi tuyến (không thỏa mãn tính chất xếp chồng, có đặc tuyến vào-ra là một đường không thẳng). HPA là một thí dụ.

Một điểm bạn biết chưa rõ nữa là tại máy thu, nói chung không mấy khi có HPA. Tín hiệu lối vào máy thu quá nhỏ nên các bộ khuếch đại ở máy thu nói chung làm việc ở đoạn rất thẳng của đặc tuyến công tác. Do vậy, người ta thường xem các bộ khuếch đại ở máy thu là các bộ khuếch đại tuyến tính, không gây méo phi tuyến.

*) Nói cho vui (mà thật đấy): Chẳng có cái gì ở đời này là tuyến tính cả đâu nhé. Bản chất của cuộc sống là phi tuyến. Một bài học cho các bạn: Các bạn chiều chuộng (là hy sinh, là chăm sóc, là tha thiết, là vân vân và vân vân nhé) người yêu một thì người ta yêu bạn một, bạn chiều chuộng người ta ba thì người ta yêu bạn ba. Nhưng mà quên đi nhé, bạn chiều chuộng người ta 10 hay 100 chẳng hạn, thời đi yêu người khác đấy. Hô hô, thế thì là nô lệ chứ yêu đương cái khỉ gì, nhẻ

Trích dẫn bài của thày bình http://vntelecom.org/diendan/showthread.php?t=4571

HPA là viết tắt của High Power Amplifier (bộ khuếch đại công suất lớn). Đây là một khái niệm bên điện tử, đại thể thì hệ số khuếch đại này với tín hiệu càng lớn thì sẽ càng giảm (vẽ trên đồ thị biểu diễn hệ số khuếch đại nó kiểu như tọa độ đại bác bắn lên rồi rơi xuống ấy, chứ không thẳng - tuyến tính).

Bổ xung trong vở thày Bình :

Méo tuyến tính

Định nghĩa như trên
Nguyên nhân :
  • Các mạch lọc chế tạo không hoàn hảo
  • Do môi trường truyền :
    - Dây kim loại : tần số càng cao tiêu hao càng nhiều nhưng độ tăng không đều mà lượn nét, mấp mô.
    - Môi trường vô tuyến : Fading (fading là một yếu tố ảnh hưởng đến truyền tin còn méo là kết quả nhận được nhé, không nên nhầm lẫn, cứ đặt tag chung vì mấy cái này liên kết chặt chẽ với nhau)
Đặc điểm nhận dạng :
- Méo t/h gây ISI, ISI xuất hiện dưới dạng M cụm điểm (thu) (thay vì M điểm đơn bên phát) ở đầu ra mạch lấy mẫu, diện tích cụm điểm càng lớn thì ISI càng lớn, cụm điểm phân bố quanh điểm phát và không phụ thuộc vào biên độ của tín hiệu phát. Xuất hiện ở đây là xuất hiện trên máy Vector Analyzer - xem thêm biểu diễn vector tín hiệu số .

Khắc phục
Ở lớp được dạy :

Méo phi tuyến

Định nghĩa như trên
Các nguồn gây méo
  • Các mạch khuếch đại công suất nhỏ (méo phi tuyến có thể bỏ qua)
  • Các mạch khuếch đại công suất lớn (HPA)
  • Mạch trộn (mixer) sử dụng diode
  • Mạch hạn biên
Tác động đối với các loại tín hiệu (xem thêm)
- Với FSK và PSK : ít nhạy cảm, thậm chí còn cố tình sử dụng phần tử phi tuyến để nâng cao chất lượng hệ thống (đơn giản là méo làm biến đổi biên độ, hạn biên phát là xong)
- Với tín hiệu AM, nhất là m-QAM  thì biên độ mang tin nên gây ảnh hưởng nhiều
  • Gây móp dạng chòm sao tín hiệu
  • Mở rộng phổ tần và gây tạp âm phi tuyến
  • Gây ISI phi tuyến
Đặc điểm nhận dạng
Quan sát bằng Vector Analyzer như ở trên giới thiệu thì các cụm điểm tín hiệu  có trọng tâm bị dịch chuyển khỏi điểm tín hiệu lý tưởng (bên tín hiệu phát), và cái này tín hiệu biên độ lớn thì càng bị dịch chuyển mạnh và diện tích cụm điểm càng lớn. Ở vở thày thày Bình nói là thường biên độ bị giảm 1 tí và quay theo chiều ngược kim đồng hồ 1 đoạn.

Biện pháp khắc phục
  • Sử dụng BO (back off) tối ưu
  • Sử dụng méo trước (Pre Distortion) : Ý tưởng của giải pháp này là trước khi đưa tín hiệu vào bộ HPA thì cho tín hiệu qua một mạch méo trước PD gây méo ngược lại (sau bị méo sẽ triệt tiêu là vừa). Thực tế chỉ bù được méo bậc 3 -> gọi là Cubic PD, có thể thực hiện ở băng gốc (Data Predistortion), IF, RF.
  • Sử dụng quay pha phụ tối ưu (Optimum Additional Phase-Shift) : méo phi tuyến làm dịch chuyển điểm tín hiệu nên phương pháp này là quay pha theo sự quay của méo (Xem đặc điểm nhận dạng ở trên), quay quá nhiều thì có khi còn méo thêm, quay quá ít thì không sửa được mấy nên có 1 điểm tối ưu nên gọi là quay pha phụ tối ưu. Như ở trên nói thì phương pháp quay pha này quay theo sự quay pha của méo biên độ, và có vẻ chỉ khắc phục được sự quay còn việc giảm biên độ thì không khắc phục được.

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS)

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS) là 1 trong các công nghệ di động 3G. UMTS dựa trên nền tảng CDMA băng rộng (WCDMA), được chuẩn hóa bởi Tổ chức các đối tác phát triển 3G (3GPP), và là lời đáp của Châu Âu cho yêu cầu phát triển 3G đối với hệ thống di động tổ ong của tổ chức ITU IMT2000. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM, để chỉ sự kết hợp về bản chất công nghệ 3G của UMTS và chuẩn GSM truyền thống.
Lịch sử
Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn3G và “vội vàng” gọi chung kỹ thuật 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các phương án được khuyến nghị (băng rộng lên tới 5 MHz).
Sau đó sự tham gia tích cực của Nhật Bản vào việc xây dựng các tiêu chuẩn này đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của công nghệ3G trên phạm vi toàn cầu. Năm 1998, châu Âu và Nhật đạt được sự nhất trí về những tham số chủ chốt của Khuyến nghị CDMA băng rộng và đưa nó trở thành phương án kỹ thuật dùng giao diện không gian FDD (ghép tần số song công - Frequency Division Duplex) trong hệ thống UMTS. Và từ đó phương án kỹ thuật này được gọi là WCDMA để nêu rõ sự khác biệt với tiêu chuẩn CDMA băng hẹp của Mỹ (băng rộng chỉ có 1,25 MHz).
Tiếp tục phát triển một cách logic, UMTS trở thành một trong những tiêu chuẩn 3G của tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới 3GPP (Tổ chức những người bạn hợp tác về 3G) và không chỉ định nghĩa giao diện không gian; chủ thể của nó bao gồm các khuyến nghị về các giao diện và một loạt các quy phạm kỹ thuật về các mạch kết nối và mạch phân nhóm nòng cốt củaCDMA.
UMTS là viết tắt của Universal Mobile Telecommunication System. UMTS là mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) sử dụng kỹ thuật trãi phổ W(wideband)-CDMA. UMTS được chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM để chỉ khả năng "interoperability" giữa GSM và UMTS. UMTS được phát triển lên từ các nước sử dụng GSM. UMTS sử dụng băng tầng khác với GSM.
Đặc trưng
UMTS, dùng công nghệ CDMA băng rộng WCDMA, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 21 Mbps (về lý thuyết, với chuẩn HSPDA). Thực tế, hiện nay, tại đường xuống, tốc độ này chỉ có thể đạt 384 kbps (với máy di động hỗ trợ chuẩn R99), hay 7.2 Mbps (với máy di động hỗ trợ HSPDA). Dù sao, tốc độ này cũng lớn hơn khá nhiều so với tốc độ 9.6 kbps của 1 đơn kênh GSM hay 9.6 kbps của đa kênh trong HSCSD (14.4 kbit/s của CDMAOne) và một số công nghệ mạng khác.
Nếu như thế hệ 2G của mạng tổ ong là GSM, thì GPRS được xem là thế hệ 2.5G. GPRS, dùng chuyển mạch gói, khác so với chuyển mạch kênh (dành kênh riêng) của GSM, hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn (lý thuyết đạt: 140.8 kbit/s, thực tế, khoảng 56 kbit/s). E-GPRS hay EGDE, được xem là thế hệ 2.75G, là sự cải tiến về thuật toán mã hóa. GPRS dùng 4 mức mã hóa (coding schemes; CS-1 to 4), trong khi EDGE dùng 9 mức mã hóa và điều chế (Modulation and Coding Schemes; MCS-1 to 9). Tốc độ truyền dữ liệu thực của EDGE đạt tới 180 kbit/s.
Từ năm 2006, mạng UMTS được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn HSPDA, được xem như mạng 3.5G. Hiện giờ, HSPDA cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21 Mbps. Dài hơi hơn, một nhánh của tổ chức 3GPP lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số trực giao.
Mạng UMTS đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng, nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của UMTS thường dành để truy cập Internet.
Công nghệ

Một bộ phát của UMTS đặt trên nóc tòa nhà
UMTS kết hợp giao diện vô tuyến WCDMA, TD-CDMA, hay TD-SCDMA, lõi Phía ứng dụng di động của GSM (MAP), và các chuẩn mã hóa thoại của GSM.
UMTS (W-CDMA) dùng các cặp kênh 5 MHz trong kỹ thuật truyền dẫn UTRA/FDD. Ban đầu, băng tần ấn định cho UMTS là 1885–2025 MHz với đường lên (uplink) và 2110–2200 MHz cho đường xuống (downlink). Ở Mỹ, băng tần thay thế là 1710–1755 MHz (uplink) và 2110–2155 MHz (downlink), do băng tần 1900 MHz đã dùng.
UMTS là một mạng RAN (mạng truy nhập vô tuyến) thay vì GERAN như của GSM/EGDE. UMTS và GERAN có thể dùng chung mạng lõi CN, và cho phép chuyển mạch thông suốt giữa các RAN nếu cần. Mạng lõi CN có thể kết nối đến nhiều mạng đường trục khác nhau như của Internet và ISDN. UMTS (cũng như GERAN) gồm 3 lớp thấp nhất của mô hình truyền thông OSI. Lớp mạng (OSI 3) gồm giao thức Quản lý tài nguyên vô tuyến RRM, quản lý các kênh sóng mang (bearer channels) giữa máy di động và mạng.
Kiến trúc mạng UMTS


Kiến trúc mạng UMTS
Như hình vẽ thể hiện, Mạng UMTS bao gồm 2 phần, phần truy nhập vô tuyến (UMTS Terrestrial Radio Access Network – UTRAN) và phần mạng lõi (core). Phần truy nhập vô tuyến bao gồm Node B và RNC. Còn phần core thì có core cho data bao gồm SGSN, GGSN; Phần core cho voice thì có MCS và GMSC.


Chi tiết về cấu trúc UMTS
Các bạn có thể xem thêm các chuẩn 3G ở đây

Phân biệt ghép kênh và đa truy nhập

Ở đây xét đến trường hợp cụ thể TDM và TDMA
TDM=time division multiplexing
TDMA=time division multiple access

TDM và TDMA là hai khái niệm khác hẳn nhau. Tuy nhiên, sự na ná nhau giữa chúng rất dễ gây nhầm lẫn giữa các khái niệm, kể cả đối với một số thày ở ta. Tôi sẽ cố gắng trình bày thật vắn tắt, đôi chỗ sẽ có thể có các ví dụ two in one, mong các bạn chịu khó suy nghĩ đôi chút.

TDM là khái niệm ghép kênh, thuộc phạm vi truyền dẫn, trong khi TDMA là khái niệm đa truy nhập, thuộc phạm vi access (truy nhập mạng). Việc kiểm soát điều khiển TDM thuộc chức năng lớp 1 (transmission layer) trong mô hình OSI còn kiểm soát điều khiển TDMA thuộc chức năng lớp 2 (hoặc 3), chí ít cũng không thuộc lớp 1. Ghép kênh là khái niệm về tổ chức truyền dẫn giữa hai nút của một mạng, trong khi đa truy nhập liên quan tới việc tổ chức kết nối từ thuê bao tới mạng.

TDM thường dùng khi nói đến ghép kênh trên một đường truyền point-to-point, hữu tuyến như T1/E1; còn TDMA thì dùng khi nói đến các hệ thống thông tin di động, đường truyền vô tuyến. TDM chỉ liên quan đến 1 transmitter và 1 receiver còn TDMA thì có nhiều transmitters.

Mặc dầu cùng đặc điểm là chia khung thời gian thành các time slot (TS) cho nhiều người chia sẻ tài nguyên song có những điểm khác biệt cơ bản giữa TDM vàTDMA sau đây:

TDM là sự phân định dung lượng tổng cộng của kênh tổng theo thời gian cho các người sử dụng khác nhau trên cơ sở từ đầu cuối tới đầu cuối và không thay đổi TS dành cho người sử dụng được nếu không config lại toàn bộ hệ thống. Nghĩa là mỗi một người sử dụng sẽ được ấn định một TS cố định để truyền tin và dù cho người sử dụng không có traffic để truyền trên kênh vật lý (TS) dành cho mình thì kênh đó sẽ rỗng mà người sử dụng khác không thể tự động chiếm kênh đó để truyền tin. Ngay cả khi ta có cố ý muốn dùng một cách nhất thời TS đó cho người sử dụng khác dùng cũng không thể được. Lấy thí dụ: Trong một tuyến truyền dẫn quang từ Hà Nội đi Hải Phòng giả dụ với kênh dung lượng là luồng STM-4 có 3 luồng STM-1 cố định (3TS dành cho 3 luồng STM-1) được dành cho kết nối từ Hà Nội đi Hải Phòng, còn một luồng STM-1 dành cho kết nối từ Hà Nội đến Hải Dương và từ Hải Dương tới Hải Phòng. Khi trên STM-1 liên lạc Hà Nội - Hải Dương không có traffic thì hệ thống cũng sẽ không tự động lấy kênh đó cho truyền từ Hà Nội đi Hải Phòng được vì đoạn Hải Dương - Hải Phòng lại có thể đang có traffic (đoạn HNI - HDG có thể đang rỗng một phần dung lượng song đọan HDG - HPG lại đang đầy).

Đa truy nhập là phương thức mà mạng sử dụng để phân biệt các thuê bao khác nhau đang truy nhập để yêu cầu dịch vụ viễn thông. Với mạng điện thoại cố định, mạng (tổng đài) phân biệt các thuê bao (vào lúc truy nhập thì là người sử dụng/user) nhờ các đôi dây tới các máy lẻ, gọi là phương thức truy nhập bằng cáp.TDMA là phương thức mà mạng phân biệt người sử dụng theo thời gian. Mạng phân biệt giữa các users khác nhau đang truy nhập mạng để yêu cầu dịch vụ thông qua TS được ấn định tạm thời cho các users. Một khi người sử dụng chấm dứt phiên liên lạc của mình thì tài nguyên (TS) sẽ được giải phóng trả lại cho mạng để có thể ấn định cho người sử dụng khác (cho thuê bao khác đang cố gắng truy nhập mạng để yêu cầu dịch vụ). Cũng xin lưu ý luôn với các bạn về sự khác biệt giữa các khái niệm thuê bao (subscriber) và khái niệm người sử dụng (user), cái mà theo kinh nghiệm của tôi, các SV, và thậm chí nhiều thày dạy viễn thông ở ta, còn rất mù mờ, dễ nhầm lẫn. Trong ghép kênh không có khái niệm thuê bao mà chỉ có user (cần phân biệt rõ khái niệm thuê bao và khái niệm người/tổ chức thuê leased line).

Với các hệ thống thông tin di động thì đa truy nhập là phần access từ các thuê bao tới mạng mà đại diện ở đây là BTS (phần mạng truy nhập - access network), còn từ nút mạng BTS tới các nút khác trong mạng (BSC hay MSC) thì kênh được tổ chức bằng ghép kênh (phần mạng/hệ thống truyền dẫn - transmission network/system). Thí dụ, với hệ thốngGSM thì TDMA thuộc phần từ MS tới BS còn TDM thuộc phần từ BS về mạng (về MSC). Trên tuyến từ các BS về MSC trong hệ thống GSM, giả như tổ chức truyền dẫn theo cấu hình chain, dù luồng E1 từ BS này về BSC có rỗng (do trong cell mà BS đó quản lý đang không có một MS nào liên lạc) thì từ một BS ở xa hơn về BSC ngang qua BS đó cũng không thể chiếm luồng E1 đó để truyền tin cho mình nếu không config lại hệ thống truyền dẫn.

Câu trả lời tương tự cho phân biệt FDM vs. FDMA hay CDM vs. CDMA (tuy nhiên ít nghe nói đến CDM)


(theo nqbinhdi)
Theo mình hiểu thì ghép kênh có chức năng ở lớp 1, tức là chỉ xử lý (mang tính chất vật lý) truyền dữ liệu, việc nhận dữ liệu lại cần phải phân kênh, như ví dụ trên cũng thấy là nó không được "thông minh" cho lắm khi không chiếm được đường truyền rỗi (vì mới có tính năng của 1 lớp thôi), chỉ truyền để các chỗ thu phân kênh ra mà lấy dữ liệu. Và thấy cũng không chuyền theo nhiều hướng khác nhau song song được mà như trên thì cần các điểm tách ghép và đường truyền giữa các điểm chỉ có 1 chiều.
Còn đa truy nhập thì giống như ta ở nhà dùng modem share nhiều máy hay access point (bộ phát wifi), cùng truy cập, cùng chia sẻ, khi ít người thì chiếm được nhiều tốc độ còn khi nhiều người cùng dùng thì chia sẻ tốc độ thấp thấp thôi. Các bạn có thể xem ở đây về các thiết bị lớp 2 và lớp 3 cho nó có liên hệ thực tế.
Các lớp ở đây là các lớp trong mô hình OSI nhé

Máy thu tối ưu, máy thu tương quan, máy thu lọc phối hợp


Thủ tục thu
Máy thu chia không gian tín hiệu thành M miền không giao nhau, mỗi miền chứa một vector tín hiệu , khi thu được vector r. r rơi vào miền nào thì q định là vector ứng với miền đó đã được phát đi ở phần phát.

Đoạn trên là trích nguyên văn trong vở, vec tơ hay tọa độ thì cũng đều biểu diễn bằng một tập hợp các giá trị ở các trục của không gian, mình thích dùng khái niệm tọa độ hơn và thấy nó cũng dễ hiểu hơn. Giả sử không gian tín hiệu chỉ có 2 trục (biên độ và pha - như QAM), và mỗi góc phần tư là vị trí 1 tín hiệu được nhận dạng, nếu tín hiệu được định là sẽ phát ở góc phần tư thứ nhất khi thu không bị nhiễu nặng đến nỗi lệch sang các góc phần tư khác thì là tín hiệu thu đúng.

Máy thu tối ưu sẽ chia miền tốt nhất nghĩa là sao cho nếu đã rơi vào miền quyết định của tín hiệu nào thì khả năng phần phát đã phát đi là cao nhất. Như ví dụ ở trên thì hiển nhiên là các trục tung, hoành sẽ là các biên ngăn tín hiệu tốt nhất rồi (nếu các tín hiệu có các tọa độ có độ lớn trục hoành và trục tung như nhau). Tuy nhiên nếu tọa độ cái to cái nhỏ, hay không chỉ chia không gian tín hiệu ra 4 mà là 5 chẳng hạn thì kiểu chia nó lại khác đấy.

Máy thu tối ưu chỉ là một định nghĩa xem máy thu nào là tốt chứ không phải là một máy thu cụ thể nào. Để làm được máy thu tối ưu thì người ta đưa ra nhiều mô hình (ở trên lớp dạy 2) loại máy thu có thể đạt được sự tối ưu (tỉ lệ nhầm tín hiệu thấp nhất) là máy thu tương quan  và máy thu lọc phối hợp .

Máy thu tương quan (correlator receiver): như trên thủ tục thu nói, máy thu sẽ so sánh tín hiệu  thu xem tín hiệu rơi vào miền nào thì quyết định là tín hiệu miền đó. Máy thu này làm bằng cách so sánh tín hiệu thu với các tín hiệu mẫu (các bộ tạo chuẩn) có sẵn trong máy. Thày bình dùng với thuật ngữ máy thu phải trữ các tín hiệu ở dạng "sống".
Tuy nhiên nhược điểm thì thấy rõ máy thu lâu ngày mà cứ chạy các bộ phát tín hiệu chuẩn thì tốn điện, mà bộ đó nó còn chuẩn nữa không ^^. Tuy nhiên sơ đồ máy thu tương quan thuận tiện làm toán.

Máy thu lọc phối hợp (Matched filter receiver): thực ra máy thu này mình cũng không hiểu biến đổi lắm, đại thể là sẽ có một bộ lọc phối hợp có tác dụng tương đương máy thu tương quan nhưng chế tạo và tính thực tế tốt hơn, tuy nhiên giá trị của nó chỉ đúng tại một thời điểm theo 1 chu kỳ Ts nên máy thu này sẽ thu tại các thời điểm ngắt quãng Ts chứ không thu liên tục được.

Mấy cái này thực ra là kiến thức cũng chuyên sâu rồi, mình chỉ giới thiệu qua (và cũng không hiểu sâu tính toán lắm), bạn nào gặp phải vấn đề này khi học tập, làm việc thì chịu khó cày cuốc sách vở nhé .

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Các thiết bị mạng cơ bản

Để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được một những hiểu biết cơ bản về các thiết bị mạng kể trên:
Repeater


Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này.

Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.
Hub

Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.

Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.
Bridge

Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.

Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự "can thiệp" của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan... cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý.
Switch

Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng "học" thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.

Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).
Router

Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải "nhận thức" được sự tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.

Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.

Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.
Gateway

Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA... hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác.

Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng "nói chuyện" được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa...
 Theo vietnamnet

SỰ KHÁC NHAU CỦA HUB,SWITCH VÀ ROUTER
Ngày nay, hầu hết các router đều là thiết bị kết hợp nhiều chức năng, và thậm chí nó còn đảm nhận cả chức năng của switch và hub.

Đôi khi router, switch và hub được kết hợp trong cùng một thiết bị, và đối với những ai mới làm quen với mạng thì rất dễ nhầm lẫn giữa chức năng của các thiết bị này.

Nào chúng ta hãy bắt đầu với hub và switch bởi cả hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là “frame” (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu.

Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém).
Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi.

Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub.
Còn router thì khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên. Trong khi hub hoặc switch liên quan tới việc truyền khung dữ liệu thì chức năng chính của router là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Một trong những đặc tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến.

Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), router có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác và giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất cứ hai host nào.

Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Thông thường, một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address Translator). Ngoài ra, router thường gồm một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), máy chủ proxy DNS (Domain Name Service), và phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN trước các xâm nhập trái phép từ mạng Internet.
Tất cả các router đều có cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc modem cáp – dành cho dịch vụ Internet băng rộng, và switch tích hợp để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn. Tính năng này cho phép tất cả các PC trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in.
Một số router chỉ có một cổng WAN và một cổng LAN, được thiết kế cho việc kết nối một hub/switch LAN hiện hành với mạng WAN. Các switch và hub Ethernet có thể kết nối với một router để mở rộng mạng LAN. Tuỳ thuộc vào khả năng (nhiều cổng) của mỗi router, switch hoặc hub, mà kết nối giữa các router, switche/hub có thể cần tới cáp nối thẳng hoặc nối vòng. Một số router thậm chí có cả cổng USB và nhiều điểm truy cập không dây tích hợp.
Một số router cao cấp hoặc dành cho doanh nghiệp còn được tích hợp cổng serial – giúp kết nối với modem quay số ngoài, rất hữu ích trong trường hợp dự phòng đường kết nối băng rộng chính trục trặc, và tích hợp máy chủ máy in mạng LAN và cổng máy in.
Ngoài tính năng bảo vệ được NAT cung cấp, rất nhiều router còn có phần cứng tường lửa tích hợp sẵn, có thể cấu hình theo yêu cầu của người dùng. Tường lửa này có thể cấu hình từ mức đơn giản tới phức tạp. Ngoài những khả năng thường thấy trên các router hiện đại, tường lửa còn cho phép cấu hình cổng TCP/UDP dành cho game, dịch vụ chat, và nhiều tính năng khác.

Và như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn là: hub được gắn cùng với một thành phần mạng Ethernet; switch có thể kết nối hiệu quả nhiều thành phần Ethernet với nhau; và router có thể đảm nhận tất cả các chức năng này, cộng thêm việc định tuyến các gói TCP/IP giữa các mạng LAN hoặc WAN, và tất nhiên còn nhiều chức năng khác nữa. 

(Theo Tạp chí Infoworld - BCVT)

Biểu diễn vector tín hiệu số

Cách hiểu đơn giản về biểu diễn vector (véc tơ), các bạn có thể xem ở đây (chòm sao tín hiệu).

Vở ghi của mình  như sau:
Máy thu biết trước tập M dạng sóng ở phần phát và trữ sẵn chúng ở máy thu. Máy thu chỉ không biết tại thời điểm cụ thể, phần phát phát đi dạng sóng nào.
Khi nhận được tín hiệu thì máy thu tiến hành so sánh với các dạng sóng đã được phát đi ở phần phát.
Để có thể ra quyết định đúng nhất, việc so sánh phải định lượng và có thể so sánh định lượng ta phải biểu diễn tín hiệu phát và thu ở dạng có thể so sánh định lượng.
Việc biểu diễn các tín hiệu ở dạng vector cho phép so sánh định lượng điểm mút tín hiệu nhận được đến tất cả các điểm mút tín hiệu phát.

....
Thủ tục Gram - Schmidt  : ... Sau khi biến đổi một hồi thì kết luận mọi tín hiệu số đều có thể biểu diễn dưới dạng một vector trong không gian tín hiệu D chiều gọi là không gian Hilbert. Khoảng cách trong không gian Hilbert gọi là khoảng cách Ơ cờ lít (Euclidean distance).

...
Tính thuận tiện của việc biểu diễn vector :
- Tổng 2 tín hiệu trên miền thời gian là tương đương vector tổng của 2 vector trên không gian tín hiệu.
- Độ dài vector là biên độ, bình phương độ dài là năng lượng.

Trong thực tế các môn học và các lý thuyết về sau mình bắt gặp thì chủ yếu gặp cụm từ "chòm sao tín hiệu" (như ở đầu bài có link) với một trục là biên độ, một trục là pha. Biểu diễn tín hiệu thì như biểu diễn tọa độ trên trục đề các thôi.
Có thể coi tín hiệu sóng mang như là tọa độ (0,0) . Còn tín hiệu thì làm thay đổi sóng mang (Xem điều chế) làm tăng giảm và lệch pha nhanh hay chậm (tương ứng với vị trí ngang dọc trên tọa độ tín hiệu).

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Chuyển đổi giữa các hệ cơ số

Các bạn nên xem trước bài giới thiệu về các hệ cơ số cơ bản

Nguyên tắc để chuyển đổi giữa các hệ cơ số

Nguyên tắc 1 : chuyển từ hệ cơ số thập phân sang một hệ cơ số bất kỳ
Để chuyển từ hệ cơ số bất kỳ sang thập phân, nguyên tắc là cứ chia số đó lấy phần dư rồi tiếp tục chia phần nguyên lấy phần dư tiếp sau đó xếp thứ tự ngược từ dưới lên.

Lấy số 3295 (trong hệ thập phân) làm ví dụ:
3295 chia 2 = 1647.5  (1647 -> Dư 1)
1647 (phần nguyên) chia 2 = 823.5 -> Dư 1
823 chia 2 = 411.5 -> Dư 1
411 chia 2 = 205.5 -> Dư 1
205 chia 2 = 102.5 -> Dư 1
102 chia 2 = 51 -> Dư 0
51 chia 2 = 25.5 -> Dư 1
25 chia 2 = 12.5 -> Dư 1
12 chia 2 = 6 -> Dư 0
6 chia 2 = 3 -> Dư 0
3 chia 2 = 1.5 -> Dư 1
1 chia 2 = 0.5 -> Dư 1 (phần nguyên < 1 thì dừng)
Sắp xếp các số dư từ dưới lên trên ta được: 3295 (demical) = 110011011111 (binary).


Cũng với số này ta chuyển từ 10 sang thập lục phân thì như sau :
3295 chia 16 = 205.9375 (205 dư 15) tức là chữ số F trong hệ hexa đó
205 chia 16 = 12.8125 (12 dư 13) tức là D
12 chia 16 = 0.75 (0 dư 12) tức là C
Vậy số đó trong hệ hexa là CDF.


Đối với phần lẻ của số thập phân, chuyển sang nhị phân số lẻ được nhân với 2. Phần nguyên của kết quả sẽ là bit nhị phân, phần lẻ của kết quả lại tiếp tục nhân 2 cho đến khi phần lẻ của kết quả bằng 0.
Ví dụ: Chuyển số 0.62510 sang hệ nhị phân
  • 0.625 x 2 = 1.25, lấy số 1, phần lẻ 0.25
  • 0.25 x 2 = 0.5, lấy số 0, phần lẻ 0.5
  • 0.5 x 2 = 1.0, lấy số 1, phần lẻ 0. Kết thúc phép chuyển đổi. , lấy phần dư từ trên xuống
Với các hệ khác cũng tương tự, khỏi ví dụ nhé.


Nguyên tắc 2 : chuyển từ hệ cơ số bất kỳ ra thập phân

Có 1 số nhị phân A như sau:
A=anan-1an-2…a1.a0a-1a-2…a-m
Dấu chấm màu đỏ là dấu phân cách hàng thập phân. Giá trị của A được tính như sau:

A=an2n + an-12n-1 + an-22n-2 +…+a121 + a020 + a-12-1+ a-22-2 +…+ a-m2-m

Ví dụ về số nhị phân: chuyển số 1110110.110101 sang số thập phân
1 1 1 0 1 1 0 . 1 1 0 1 0 1
6 5 4 3 2 1 0
-1 -2 -3 -4 -5 -6

1110110.110101=1x26 + 1x25 + 1x24 + 0x23 + 1x22 + 1x21 + 0x20 + 1x2-1 +1x2-2 + 0x2-3 + 1x2-4 + 0x2-5 + 1x 2-6
= 64 + 32 + 16 + 0 + 4 + 2 + 0 + 0.5 + 0.25 + 0 + 0.0625 + 0 + 0.015625 = 118.828125
Vậy 1110110.110101 2 = 118.828125 10

Cái này tương đối dễ hiểu hơn cái trên, và không phải làm 2 công đoạn ngược nhau với phần nguyên và phần lẻ.


Nguyên tắc 3 : Chuyển nhanh các hệ cơ số là bội của 2
Có cái bảng các hệ cơ số nhị phân - thập lục - bát phân - thập phân sau đây
0000 | 0 | 0 | 0
0001 | 1 | 1
| 1
0010 | 2 | 2
| 2
0011 | 3 | 3
| 3
0100 | 4 | 4
| 4
0101 | 5 | 5 | 5
0110 | 6 | 6 | 6
0111 | 7 | 7 | 7
1000 | 8 | 10 | 8
1001 | 9 | 11 | 9
1010 | A | 12
| 10
1011 | B | 13
| 11
1100 | C | 14
| 12
1101 | D | 15
| 13
1110 | E | 16
| 14
1111 | F | 17
| 15

Ví dụ chuyển nhị phân sang thập lục phân :
110011011111b -> 1100 1101 1111 -> C D F (bảng thì tra hoặc học thuộc)
Quá trình ngược lại cũng tương tư từ C tra bảng ra 4 bit nhị phân nào.

Ở trên ta có thể áp dụng để chuyển qua lại giữa các giá trị nhị phân <-> thập lục hoặc nhị phân <-> bát phân. Muốn chuyển giữa thập lục và bát phân thì chuyển trung gian qua nhị phân.


Nguyên tắc 4 : Chuyển nhanh các hệ cơ số 10 với hệ nhị phân


Base-10 Decimal Conversion—63204829
Baseexponent
107
106
105
104
103
102
101
100
Column Value
6
3
2
0
4
8
2
9
Decimal Weight
10000000
1000000
100000
10000
1000
100
10
1
Column Weight
60000000
3000000
200000
0
4000
800
20
9
60000000 + 3000000 + 200000 + 0 + 4000 + 800 + 20 + 9 = 63204829.

Base-2 Binary Conversion—1110100 (233)
Baseexponent
27
26
25
24
23
22
21
20
Column Value
1
1
1
0
1
0
0
1
Decimal Weight
128
64
32
16
8
4
2
1
Column Weight
128
64
32
0
8
0
0
1
128 + 64 + 32 + 0 + 8 + 0 + 0 + 1 = 233

Các hệ đếm thông dụng

Bài này sẽ trình bày 1 số khái niệm cơ bản về các hệ đếm (hệ cơ số) được dùng phổ biến hiện nay như:
  • Hệ thập phân (DEC/decimal)
  • Hệ nhị phân (BIN/binary)
  • Hệ thập lục phân (HEX/hexadecimal)

1. Hệ thập phân
Hệ thập phân (hay hệ đếm cơ số 10) là một hệ đếm có 10 ký tự (0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) dùng chỉ số lượng. Những con số này còn được dùng cùng với dấu phân cách thập phân – để định vị phần thập phân sau hàng đơn vị. Con số còn có thể được dẫn đầu bằng các ký hiệu “+” hay “-” để biểu đạt số dương và số âm.

2.  Hệ nhị phân
Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số 2) là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, hai ký tự đó là 0 và 1; chúng thường được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng (có hiệu điện thế, hoặc hiệu điện thế cao là 1 và không có, hoặc thấp là 0). Do có ưu điểm tính toán đơn giản, dễ dàng thực hiện về mặt vật lý, chẳng hạn như trên các mạch điện tử, hệ nhị phân trở thành một phần kiến tạo căn bản trong các máy tính đương thời.

Số nhị phân và bảng chữ cái
Các chữ cái đều có một mã số gọi là mã ASCII. Khi lưu trữ, máy tính sẽ chuyển mã ASCII của chữ cái này sang hệ nhị phân sau đó lưu trữ dãy nhị phân này. Dưới đây là bảng mã ASCII của một số kí tự in ra được
Mã nhị phân Mã thập phân Mã thập lục phân Hình ảnh
010 0000 32 20 Khoảng trắng (của spacebar)
010 0001 33 21 !
010 0010 34 22
010 0011 35 23 #
010 0100 36 24 $
010 0101 37 25 %
010 0110 38 26 &
010 0111 39 27
010 1000 40 28 (
010 1001 41 29 )
010 1010 42 2A *
010 1011 43 2B +
010 1100 44 2C ,
010 1101 45 2D -
010 1110 46 2E .
010 1111 47 2F /
011 0000 48 30 0
011 0001 49 31 1
011 0010 50 32 2
011 0011 51 33 3
011 0100 52 34 4
011 0101 53 35 5
011 0110 54 36 6
011 0111 55 37 7
011 1000 56 38 8
011 1001 57 39 9
011 1010 58 3A :
011 1011 59 3B ;
011 1100 60 3C <
011 1101 61 3D =
011 1110 62 3E >
011 1111 63 3F ?
100 0000 64 40 @
100 0001 65 41 A
100 0010 66 42 B
100 0011 67 43 C
100 0100 68 44 D
100 0101 69 45 E
100 0110 70 46 F
100 0111 71 47 G
100 1000 72 48 H
100 1001 73 49 I
100 1010 74 4A J
100 1011 75 4B K
100 1100 76 4C L
100 1101 77 4D M
100 1110 78 4E N
100 1111 79 4F O
101 0000 80 50 P
101 0001 81 51 Q
101 0010 82 52 R
101 0011 83 53 S
101 0100 84 54 T
101 0101 85 55 U
101 0110 86 56 V
101 0111 87 57 W
101 1000 88 58 X
101 1001 89 59 Y
101 1010 90 5A Z
101 1011 91 5B [
101 1100 92 5C \
101 1101 93 5D ]
101 1110 94 5E ^
101 1111 95 5F _
110 0000 96 60 `
110 0001 97 61 a
110 0010 98 62 b
110 0011 99 63 c
110 0100 100 64 d
110 0101 101 65 e
110 0110 102 66 f
110 0111 103 67 g
110 1000 104 68 h
110 1001 105 69 i
110 1010 106 6A j
110 1011 107 6B k
110 1100 108 6C l
110 1101 109 6D m
110 1110 110 6E n
110 1111 111 6F o
111 0000 112 70 p
111 0001 113 71 q
111 0010 114 72 r
111 0011 115 73 s
111 0100 116 74 t
111 0101 117 75 u
111 0110 118 76 v
111 0111 119 77 w
111 1000 120 78 x
111 1001 121 79 y
111 1010 122 7A z
111 1011 123 7B {
111 1100 124 7C |
111 1101 125 7D }
111 1110 126 7E ~

3.  Hệ thập lục phân
Trong toán học và trong khoa học điện toán, hệ thập lục phân (hay hệ đếm cơ số 16, tiếng Anh: hexadecimal) là một hệ đếm có 16 ký tự, từ 0 đến 9 và A đến F (chữ hoa và chữ thường như nhau).
Ví dụ, số thập phân 79, với biểu thị nhị phân là 01001111, có thể được viết thành 4F trong hệ thập lục phân (4 = 0100, F = 1111).
Bảng liệt kê sau đây chỉ ra cho chúng ta từng ký tự số của hệ thập lục phân, cùng với giá trị tương ứng của nó trong hệ thập phân, và một dãy bốn ký tự số tương đương trong hệ nhị phân.
Thập lục phân Thập phân Nhị phân
0 0 0000
1 1 0001
2 2 0010
3 3 0011
4 4 0100
5 5 0101
6 6 0110
7 7 0111
8 8 1000
9 9 1001
A 10 1010
B 11 1011
C 12 1100
D 13 1101
E 14 1110
F 15 1111


Ngoài các loại trên thì hệ cơ số cũng thông dụng là octal hay viết tắt là OCT (Hệ bát phân), dùng các số từ 0 đến 7 để biểu diễn.

Để chuyển đổi giữa các hệ cơ số, các bạn xem ở đây

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes