Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

FOMA

FOMA (viết tắt của Freedom of Mobile Multimedia Access) là thương hiệu của dịch vụ viễn thông 3G dựa trên công nghệ W-CDMA đang được phát triển bởi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động Nhật Bản NTT DoCoMo. Nó được xây dựng theo Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS) và là dịch vụ điện thoại di động mang tính thương mại đầu tiên trên thế giới ứng dụng truyền thông di động 3G.
NTT DoCoMo cũng cung cấp dịch vụ HSPA gọi là FOMA High-Speed (Nhật: FOMAハイスピード?), trong đó tốc độ đường truyền tải xuống lên đến 7,2 Mbit/giây tốc độ tải lên lên đến 5,7 Mbit/giây

Trước đây mình cứ nhầm là HSPA ( gồm HSDPA và HSUPA) chỉ hỗ trợ cho WCDMA UMTS, giờ mới biết FOMA cũng được hỗ trợ

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Mạng cảm biến và công nghệ thực phẩm

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mọi người, khác với các sản phẩm khác, tất cả mọi người đều phải sử dụng chúng hàng ngày, và chất lượng của chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại trong ngành gây ra hàng loạt các vụ bê bối khiến cho người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng của các sản phẩm thực phẩm hơn.
 1.     Những vụ bê bối trong công nghiệp thực phẩm 
Bắt đầu từ khâu sản xuất, khi tìm ra chất dioxin, nguyên nhân gây bệnh ung thư có trong thức ăn cho gia súc buộc chính phủ Bỉ phải chính thức ban hành lệnh cấm: thịt lợn, thịt bò, gà và các sản phẩm từ trứng vào năm 1999, và trang trại Irish Oyster bị buộc đóng cửa sau khi tìm thấy virut Norwalk-like nguyên nhân làm bùng nổ bệnh viêm dạ dày tại Hồng Kông. Vấn đề  không dừng lại đó, khi các nhà phân phối cũng chính thức bị buộc tội trong một vài vụ bê bối, vào năm 2002, NorgesGruppen, công ty chuyên bán buôn và bán lẻ hàng đầu trong ngành thực phẩm tại Nauy, đã có một tiếng xấu khi tìm thấy 5 trong số nhiều siêu thị đang bán thịt quá hạn. Một trong số đó đã bị loại bỏ sau khi thanh tra y tế đã tìm thấy các nhân viện cửa hàng cách đã làm lượng thịt từ các sản phẩm hết hạn. Thiệt hại mà các vụ bê bối mang lại không còn là hàng tỷ Euro mà còn đánh mất lòng tin của người tiêu dùng.
Ngày nay, người tiêu dùng luôn cảnh giác hơn với những gì họ mua và sử dụng. Ngay cả  công ty, nhà cung cấp dường như không liên quan tới các vụ bê bối cũng buộc phải điều chỉnh. Các chuyên gia ẩm thực thực sự lo lắng khi niềm tin của người tiêu dùng càng ngày giảm sút, và thực sự cần phải có một khuôn khổ về pháp lý trong ngành công nghiệp thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng. Chính vì vậy, hiệp hội các nước châu âu đã đưa ra nhiều khung pháp lý về sản phẩm thực phẩm, mức độ cho phép của các chất màu và dioxin trong thực phẩm trong những năm gần đây. Cần lưu í rằng các quy định đó áp dụng trực tiếp vào nhiều khâu trong chuỗi thực phẩm: trồng trọt, sản xuất, vận chuyển, và phân phối.
Những sai sót, thiếu cẩn thận, thiếu trách nhiệm và gian lận của con người chính là nguyên nhân của các vụ bê bối đó. Cảm biến thông minh không dây đưa ra giúp ngăn chặn  những thiếu sót đó và cho một cách quản lý hợp lý. Bằng cách áp dụng cảm biến thông minh giúp phát hiện mầm mống gây bệnh, vi khuẩn, và những tác nhân tiềm tàng có thể gây bệnh do hành động sơ xuất và thiếu trách nhiệm. Mặt khác, với những vị trí lắp đặt của cảm biến giúp các thanh tra thực phẩm và y tế có thể tóm gọn những hành động thiếu đạo đức.
2. Ứng dụng khoa học vào công nghệ thực phẩm. 
Một câu hỏi đặt ra: bằng cách nào nền công nghiệp thực phẩm đưa ra các hệ thống thông tin cho người sử dụng một cách dễ dàng?
Thông thường các thông tin có được chủ yếu từ những hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, gần đây các công ty đã bắt đầu sử dụng các thiết bị di động như là PDAs và công nghệ không dây như là 802.11 để cung cấp các giải pháp tìm kiếm nguồn gốc và phân phối trong các lĩnh vực khác nhau như tìm nguồn gốc và phân phối. Đáng chú ý là việc kết hợp phần mềm quản lý chu kỳ sống của sản phẩm với RFID làm tăng lợi ích của phần mềm và cho một địa chỉ thực phẩm an toàn. Và phần mềm ERP được thiết kế cho quản lý hoạt động trong kinh doanh.
Tuy nhiên, thực sự không đủ cho ngành công nghiệp khi bất kì một quá trình xử lý thực phẩm đều phụ thuộc vào các nhà cung cấp và môi trường bên ngoài. Và những nhiệm vụ then chốt trong sản xuất thực phẩm vẫn tiếp tục thực hiện bằng tay: người nông dân vẫn dùng dụng cụ đo nhiệt độ bằng tay trên các cánh đồng thay vì sử dụng các cảm biến nhiệt độ, và các nhà khoa học vẫn sử dụng các thiết bị cầm tay để kiểm tra sự của các chất gây ô nhiễm. Công nghệ di động là một nhân tố quyết định trong việc cung cấp một giải pháp phần mền tự động hóa cho công nghệ thực phẩm, hiện nay các giải pháp chỉ cung cấp lương thực thực phẩm bằng nhãn và nhãn mác của sản phẩm. Vấn đề cốt lõi là cần một hệ thống theo dõi thực sự tốt để có thể kiểm tra thực phẩm, song điều đó là chưa đủ trong khi hiện nay những thực phẩm đó vẫn chưa được ngăn chặn. Cảm biến thông minh cung cấp địa chỉ an toàn trở thành một vấn đề sống còn.
3.     Mạng cảm biến thông minh 
Khả năng ứng dụng hệ thống cảm biến thông minh đã thay đổi phạm vi ứng dụng từ vườn nho cho tới các thiết bị chính. Khả năng giao tiếp giữa hệ thống cảm biến thông minh với các hệ thống khác đã được trích dẫn trong cuốn Hac (thiết kế mạng cảm biến không dây) ở đó  Bluetooth được đưa ra như một chuẩn giao tiếp giữa các cảm biến. Một phương án khả thi là đưa ra một chuẩn phù hợp với những sản phẩm thiết bị điện nhỏ hơn như điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số một điều có thể mong đợi.  Ngoài ra, công nghệ không dây Zigbee đưa ra giải quyết vấn đề giao tiếp giữa các cảm biến nội bộ.

Nguồn: Tạp chí tự động hóa ngày nay
Giao diện bên ngoài cung cấp bởi Crossbow cho phép cảm biến giao tiếp với các thiết bị điện khác như PCs, máy tính xách tay và PDAs. Một dữ liệu nào từ các thiết bị đều có thể truyển đến một mạng bất kì. Hỗ trợ cung cấp cho các phát hiện này truyền dữ liệu thông qua Java API cung cấp bởi diễn đàn TinyOS mã nguồn mở. Mạng lưới các cảm biến đã được thừa nhận như một sự phần hình thành nhanh chóng của công nghiệp công nghệ. Một phần lý do là ứng dụng rộng rãi của nó.
4. Mạng cảm biến thông minh và công nghiệp thực phẩm 
Lợi ích tăng lên 1 bậc được khi chứng minh bằng việc sử dụng cảm biến cho phát hiện sinh vật học và xúc tác hóa học. Không nghi ngờ an toàn là một vấn đề cấp bách và ứng dụng rõ ràng của mạng cảm biến đặc biệt sự phát hiện chất gây ô nhiễm trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Năm 1999, cuộc khủng hoảng Bỉ đã có thể chắc chắn ngăn chặn được nếu thực sự tồn tại công nghệ phát hiện dioxin trong sản phẩm từ thức ăn của động vật.
Việc xem xét kĩ lưỡng nguồn EU rõ ràng là một điều cần thiết, chính vì vậy EU đã áp đặt nhiệm vụ nặng nề lên các nhà sản xuất thực phẩm. Một yêu cầu then chốt cho sản xuất là qui định số 178/2002(cộng đồng các nước châu Âu) yêu cầu các nhà sản xuất giữ các bản ghi chép một cách chi tiết trong quá trình cung cấp chuỗi thực phẩm.
Xung quanh các yêu cầu ghi nhãn và mã vạch cho một lô sản phẩm và có thể dễ dàng thu hồi đối với những sản phẩm có vấn đề. Không chỉ tốt cho những người tiêu dùng, nó còn tốt cho những nhà sản xuất và người bán lẻ khi sản phẩm có thể bị thu hồi trong kiểu cách đúng lúc hơn. Đó là điểm then chốt luật pháp không có nhiệm vụ công khai các sản phẩm thu hồi nếu quá trình đó xảy ra trước khi sản phẩm đưa ra thị trường vì vậy các công ty có thể ngăn chặn những quảng bá quảng bá thất bại và hủy hoại danh tiếng của họ.
Tuy nhiên, đó là những vấn đề với nhãn mác và mã vạch cái có thể làm giảm hiệu quả của họ. Mã vạch và nhãn mác là những vạch ngắn và có thể không đọc được nếu chúng bị phá hủy hoặc bị bẩn và một giải pháp đưa ra là sử dụng nhãn RFID. Nhãn RFID về cơ bản là cảm biến có chứa một ID cho sản phẩm hoặc một lô sản phẩm. Nhãn có phạm vi dài và từ khi chúng ta có công nghệ radio có thể gắn lên chất dẻo. Tất nhiên, từ khi chúng ta cảm nhận chúng có thể là một phần của  mạng lưới cảm biến. Roberti giải thích tại bằng cách nào hải quân Mỹ đã sử dụng RFID như một phần mạng lưới cảm biến cho việc giáp sát áp suất, nhiệt độ và độ ẩm vận chuyển các bộ phận của máy bay bằng contener. Điểm nổi bật của Roberti cũng có thể cung cấp cho công nghiệp thực phẩm. Rất nhiều sản phẩm yêu cầu theo dõi khắp nơi trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Điều này không chỉ là việc tuân thủ các mục đích nhưng cũng để chắc chắn cơ quan bảo vệ chất lượng yêu cầu cho người bán lẻ được đáp ứng. Ví dụ, chuỗi làm lạnh đòi hỏi việc làm lạnh sản phẩm là nhà kho với nhiệt độ không đổi từ khâu phân phối cũng như bảo quản sản phẩm. Đặc điểm của mỗi một lô sản phẩm được kiểm tra bởi những người bán lẻ khi hàng đến nơi và bị loại bỏ nếu không được bảo quản đúng theo nhiệt độ yêu cầu. Đến nay, chỉ giải quyết các vấn đề của nhiều các công ty nhỏ đã đưa ra hướng dẫn định kỳ đọc nhiệt độ. Với sự ra đời của mạng cảm biến là hiện tại có thể đưa ra một giải pháp sản xuất theo đó là sự thông báo gần như ngay lập tưc nếu nhiệt độ không thành công các thông số bên ngoài có thể chấp nhận được .
5. Mạng cảm biến và những người trồng trọt 
Các công ty chế biến thực phẩm chỉ là một phần trong công nghiệp thực phẩm và mạng cảm biến không chỉ là các nhà sản xuất mà những người trồng trọt cũng có yêu cầu tương tự. Một ví dụ tiêu biểu là mạng cảm biến áp dụng trong việc trồng nho nhờ công nghệ vi mô của trung tâm nghiên cứu hợp tác Australia và Motorola đã có vườn nho thông minh. Nhờ hệ thống mà yếu tố cần thiết cho người trồng trọt như: tốc độ và hướng gió, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất trồng, tình trạng ẩm ướt của lá đã được cảm biến đo đạc nhờ đó đã đem lại lợi ích rất lớn cho người trồng nho khi có thể điều chỉnh các yếu tố quyết định trong chất lượng rượu vang.
Như vậy vai trò của hệ thống là rất lớn, không chỉ đem lại thông tin chính xác giúp cho người trồng có thể giám sát cây trồng mà còn giải quyết vần đề các tác nhân xấu như là rệp, sâu bọ, côn trùng hút chất từ quả nho, kết quả sự thối rữa của cây.
Nhờ tính chất phổ biến của truyền dẫn sóng radio trong mạng cảm biến cũng rất quan trọng. Chính vì thế vấn để áp dụng cảm biến trở nên dễ dàng hơn chỉ cần chúng trong phạm vi cần thiết. Một lợi thế nữa đó là giá cả. Cảm biến khí hậu thông thường rất đắt chính điều đó đã hạn chế việc sử dụng chúng từ phần lớn người trồng và sau đó là việc áp dụng trong qui mô nhỏ.
Đặc điểm trên hết của mạng cảm biến không chỉ hữu ích cho những người trồng nho. Bất kỳ người trồng loại hoa quả nào như: ngũ cốc, rau và cây củ cải cũng có nhu cầu tương tự. Chính vì vậy, khả năng ứng dụng của mạng cảm biến ngày càng được mở rộng .
Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề theo dõi các cánh đồng hiện tại được điều khiển bằng tay và có phần nền tảng đặc biệt. Đôi khi, đó là những vấn đề phức tạp đem đến những yêu cầu đặc biệt trên cánh đồng. Việc trồng nấm là một ví dụ, có rất nhiều yêu cầu đặc biệt trong nhóm ánh sáng, nhiệt độ và luồng khí và phải được đo bằng tay những thuộc tính của chúng. Việc triển khai mạng lưới các cảm biến thông minh đã làm tăng hiệu quả rất lớn trong quá trình trồng.

6.1 Mạng cảm biến trong sản xuất rượu vang
Việc triển khai dễ dàng và nhanh chóng nhất của mạng cảm biến là trong công nghiệp sản xuất rượu vang. Tuy nhiên, đó có những thành công khác, như bằng cách nào cánh đồng nho Pickberry tại Sonoma, California đã có thể quản lý vấn đề phát triển cây trồng của mình thông qua việc sử dụng mạng cảm biến cung cấp bởi Accenture Labs. Từ viễn cảnh của việc trồng nho cảm biến có thể đước sử dụng để theo dõi độ ẩm  của đất trồng, lượng mưa, vận tốc và hướng gió, và không khí và nhiệt độ của đất. Việc theo dõi các nhân tố có thể quyết định giá thành quản lý cho vườn nho.Ví dụ, phát hiện có sương ngay lập tức các cách ngăn ngừa sự mất mát của cây trồng. Tất cả trở nên quan trọng hơn khi điều đó mang lại cho Pickberry, giá một tấn nho có thể từ 1000-4000$ US .
Tuy nhiên, trong khi tất cả tập trung vào việc sử dụng mạng cảm biến cho việc trồng nho, đó chỉ đơn thuần là một giai đoạn trong quá trình sản xuất rượu vang bằng cách sử dụng cảm biến thông minh có thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Ví dụ, nhiệt độ phải được điều khiển hòa toàn trong quá trình sản xuất rượu vang. Điều này là để cho nấm men bám vào nho nó có thể ăn trên đường đi sản xuất rượu- muốn có rượu trắng nhiệt đỏ phải từ 15 -20°C quá trình lên men, muốn có rượu vang đỏ men đòi hỏi nhiệt độ từ 25-30°C. Hơn nữa, để điều chỉnh quá trình lên men quá trình có sự xuất hiện của SO2 phải được thêm vào nhưng điều được kiểm tra phù hợp với hướng dẫn của các nước châu Âu. Cảm hiến thông minh có thể đóng một vai trò rõ ràng trong quá trình lên men được hay không điều đó là nhiệt độ hoặc giám sát SO2. Tuy nhiên, hai ví dụ trên là một trong nhiều khả năng sử dụng mạng lưới cảm biến trong sản xuất rượu vang và cảm biến thông minh đóng vai trò trong mọi công đoạn từ phát hiện axit Maclic tới tannins.
Công đoạng cuối cùng trong quá trình sản xuất tất nhiên là lưu trữ. Một lần nữa cảm biến được sử dụng trong hầm chứa rượu. Sự triển khai cảm biến một cách ngẫu nhiên cũng đã có tiềm năng sử dụng cho việc phát hiện cái gì là thường được gọi là ‘corkage’ (tiếp xúc không khí với rượu nho không thể thiếu việc đóng nút chai) trong chai hoặc mẻ rượu mang.
6.2 Mạng cảm biến trong chuỗi làm lạnh
Một nhiệm vụ khó khăn nhất cho ngành công nghiệp thực phẩm là làm sản xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể là thịt và thịt gia cầm. Nhiệt đô phải được duy trì ở mức độ không đổi từ đầu quá trình cho đến cuối cùng trưng bày bởi người bán lẻ. Tuy nhiên, chuyển bước từ sản xuất tới việc bán, ngày nay điều này đã trở thành điều phiền hà mặc dù đó là yêu cầu cốt lõi để có được sản phẩm đông lạnh tốt. và vấn đề giới hạn về tiền bạc đầu tư cho dây truyền làm lạnh. Liên quan chặt chẽ việc làm lạnh ban đầu để loại bỏ nhiệt từ thịt cho đến khi nó có thể được chế biến hoặc được vận chuyển.
Tuy nhiên, nơi có sự khác biệt đáng chú í nhiệt độ bề mặt của thịt và nhiệt độ sâu bên trong. Trước đây sản phẩm làm lạnh được cắt, băm, bọc hoặc chế biến sau đông lạnh phải mang đến một nơi khác để đảm bảo độ tươi sống cho sản phẩm một lần nữa tại nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình vận chuyển.
Những cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm lạnh sơ cấp và thứ cấp là vấn đề quan trọng cho việc duy trì thời gian bảo quản. Trong cuộc nghiên cứu nó đã chỉ ra rằng việc đóng gói thịt bò trong chân không cho kết quả bình quân 25% thời gian sử dụng, 2 tuần thay vì 8 tuần. Đó là lý do một số nhà máy bao gồm việc chở thịt trong vận chuyển ở nhiệt rất cao và không hoàn toàn lạnh trong hộp thịt do sự chuyển động của không khí ít.
Đó rõ ràng là một cơ hội cho mạng cảm biến trong việc làm lạnh sơ cấp và thứ cấp, không chỉ theo dõi nhiệt độ mà còn theo dõi dòng khí. Hiện nay, mặc dù ý định tốt nhất của các nhà sản xuất vấn có thể xảy ra lỗi rất cao. Không chỉ là rủi ro cho người tiêu dùng nhưng nó cũng gây lãng phí nếu hạn sử dụng giảm đi ¼  độ tươi.
Làm lạnh sơ cấp và thứ cấp được làm tại các nhà máy nhưng không chỉ có 2 bước trong chuỗi. Việc làm lạnh khi vận chuyển, nhiều hàng hóa quy định sự phân bố không khí một cách tương xứng. Nó có thể được chú ý khi các đơn vị làm lạnh không làm lạnh thực phẩm. Thay vào đó họ duy trì ở nhiệt độ mà tại đó họ đã được nạp trước. Điều đó tương tự yêu cầu cho tắt nguồn lạnh, trung tâm phân phối, trung tâm và người bán buôn và tất nhiên người bán lẻ .
Trong khi làm lạnh sơ cấp và thứ cấp là trách nhiệm nhà quản lý, bản chất của sản xuất là không có sự điều khiển một hàng hóa. Cuối cùng thì, bất kì một lỗi trong chuỗi làm lạnh sẽ phá hủy danh tiếng của nhà sản xuất thực phẩm đông lạnh thậm chí ngay cả khi lỗi đó do người thứ 3. Tuy nhiên, sự ủy nhiệm của người sử dụng của mạng cảm biến để theo dõi nhiệt độ và dòng chảy không khí trong những bước khác nhau trong quá trình xử lý có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi chất lượng của thực phẩm và có thể giúp ngăn chặn hàng hóa bị hỏng trước khi đến tay người tiêu dùng.
7. Những đòi hỏi trong hệ thống công nghiệp thực phẩm 
Công nghiệp thực phẩm bao gồm xử lý rất phức tạp và có nhiều chi tiết được quy định. Sự tương phản là một phần hệ thống thông tin muốn phần mền thật sự dễ dàng cho người sử dụng. Bất kì cảm biến trong hệ thống cũng điều hướng tới công nghiệp thực phẩm sẽ triển khai dễ dàng. Quá trình xử lý thực phẩm đã không chú ý đến cấu trúc của cảm biến, giao diện của chúng và phần mềm attendant cho việc phân tích dữ liệu. Hệ thống phải làm việc theo đúng nghĩa “ ra khỏi hộp”. trong khi điều đó được thừa nhận là một mục tiêu khó khăn cho bất kì công nghệ nảy sinh, đó là vấn đề quyết định cho sự thành công của hệ thống mạng cảm biến trong công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề triển khai là một thách thức, cảm biến giám sát đo đạc thông minh yêu cầu thực tế. Đo lường mang tính quyết định như nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm, thực sự đã được phục vụ cho và có rất ít trong đó là mới. Mở ra một đề tài nghiên cứu sự phát triển của cảm biến là khả năng đo đạc các thành phần đặc biệt hoặc dặc trưng về số lượng hoặc phần trăm chứ không chỉ là phát hiện sự tồn tại của chất đó. Ví dụ nó không chỉ sử dụng có hay không đá vôi trong đất mà còn cho kết quả phần trăm đá vôi trong đất. Tương tự , thực phẩm nhiễm dioxin như sữa  không thể  được thử bằng cảm biến thông minh ngay lúc đó, các thông tin quan trọng cho chương trình đảm bảo chất lượng và phải được thực hiện hầu hết bằng tay cho phần lớn các bộ phận.
Điểm quan tâm khác về công nghiệp thực phẩm là nó sử dụng tương đối ít các phần mền và tương đối chung. Tín hiệu từ một cảm biến bất kỳ trong mạng phải chuyển đổi dễ dàng cho phần mền thứ ba như MS Excel và SAP. Do đó, bất kỳ một hệ thống nào cũng ở trạng thái mở và dễ dàng sử dụng hoặc thậm chí có chức năng tự động xuất sang phần mềm khác.
8. Kết luận
Mạng cảm biến có vô số khả năng sử dụng. Công nghệ thực phẩm mang đến nhiều cơ hội cho cả những nhà cung cấp phần mền và phần cứng dựa vào nó cần phần mền cho việc theo dõi phù hợp, mạng cảm biến bao gồm rất nhiều cảm biến thông minh có thể hoạt động
Tuy nhiên, sử dụng hệ thống rất phức tạp và khó khăn, nếu không cẩn thận sẽ không thành công trong ngành công nghiệp này và cũng sẽ “đóng cửa” hệ thống khi gặp khó khăn trong việc xuất, xử lý và phân tích dữ liệu.
Nguồn: Tạp chí tự động hóa ngày nay

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Kết hợp mạng adhoc và mạng tế bào

Ở trên lớp mình thày cũng có đề cập đến mạng kết hợp cả 2 loại này:

Ở những nơi có mạng lưới ổn định thì dùng cơ sở hạ tầng (độ đảm bảo và ổn định cao hơn, phổ biến hơn và tiết kiệm pin hơn vì thiết bị không cần đóng vai trò trạm trung gian cho thiết bị khác), khi cần giảm tải cho mạng thì thiết bị di động có thể hỗ trợ hoặc khi cơ sở hạ tầng chưa đến nơi thì ngoài vùng phủ sóng vẫn có khả năng các máy hình thành được một mạng ad hoc nho nhỏ, nếu 1 vài nút mạng ad hoc có kết nối được với mạng chính thì các nút khác dù ngoài mạng cũng có thể multihop đến mạng chính.
Còn nếu không thì ít ra cũng có thể liên lạc đến các phạm vi trong mạng ad hoc đó (trong một bản làng, trong một đảo, hay một tàu thuyền mà không được phủ sóng tới và cũng xót tiền đóng cước điện thoại vệ tinh ^_^).
Ngoài ra khi thiên tai địch họa thì cơ sở hạ tầng cũng sập, ad hoc sẽ giữ vai trò to lớn và linh hoạt.

Hiện giờ cả 2 mạng đều có, tuy nhiên một thiết bị tích hợp hai loại hình mạng và một mạng tích hợp hai loại hình truyền có vẻ như là chưa thấy, nhưng rất có thể là xu hướng của tương lai.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Mạng lưới không dây (Wireless Mesh Network)

Hệ thống mạng Wi-Fi phổ thông thường không được doanh nghiệp (DN) chọn làm phương tiện kết nối chính trong quy trình hoạt động do một số nguyên nhân về chi phí, vùng phủ sóng. Lời giải cho bài toán không dây trong DN có thể là công nghệ mạng lưới không dây (Wireless Mesh Network).

Sóng Wi-Fi chưa ổn định

Sóng của mạng không dây Wi-Fi - thực chất là sóng radio, thường yếu dần khi khoảng cách giữa trạm phát và máy tính kết nối cách xa nhau. Sóng Wi-Fi cũng bị yếu khi gặp vùng nhiễu hoặc các vật cản. Thông thường các thiết bị truy nhập Wi-Fi được trang bị hệ thống an-ten đa hướng (omni-directional antennas). Các an-ten này được thiết kế để truyền và nhận sóng từ mọi hướng và mọi thời điểm. Nếu một điểm phát sóng(Access Point - AP) giao tiếp với một người dùng (user) tại vị trí cụ thể, các nguồn nhiễu xung quanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng truyền sóng, từ đó làm giảm tốc độ truyền cũng như độ ổn định của kết nối.




Hình 1.

Trong các môi trường văn phòng với nhiều vách ngăn và các thiết bị phát từ gây nhiễu, mức độ phủ sóng và khả năng duy trì kết nối của một AP có thể giảm, làm giảm hiệu suất truyền dữ liệu. Và hệ quả là trong phần lớn các DN đều tồn tại một hệ thống cáp mạng kết nối đến từng bàn làm việc, nhằm đảm bảo quá trình làm việc không bị gián đoạn.

Tuy nhiên, hệ thống mạng hữu tuyến này cũng có những khuyết điểm nhất định. Có thể thấy rõ nhất là hệ thống này thiếu tính linh hoạt về số lượng user và vị trí của máy tính được nối mạng. Việc thiết lập thêm kết nối hữu tuyến cho user mới sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của nhân viên quản trị mạng. Ngoài ra, nhằm đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, cáp mạng thường được đi âm trong tường hoặc dưới sàn, từ đó dẫn đến chi phí phụ trội nếu có nhu cầu điều chỉnh hay sửa chữa.

Tăng hiệu suất mạng

Đối với một số nhóm ngành dịch vụ đặc biệt như giáo dục, y tế hay du lịch, việc thiết lập một hệ thống mạng hữu tuyến cho toàn bộ user là hầu như không thể thực hiện được. Nhóm người truy cập của các loại hình dịch vụ này thường có yêu cầu kết nối linh động về số lượng và vị trí ở mức cao. Lời giải cho bài toán này là hệ thống mạng lưới không dây Wireless Mesh Network, kết hợp với khả năng điều tiết kết nối chủ động dựa trên công nghệ định hướng tại từng AP.

Trong Wireless Mesh Network, khái niệm “định hướng” có thể diễn giải thành hai phần. Đó là sử dụng an-ten phát sóng có định hướng đến user trong từng AP, đồng thời sử dụng nhóm các AP tự động định tuyến với nhau trong cùng hệ thống mạng. Mục đích chính của công nghệ này nhằm tối ưu hóa khả năng kết nối giữa AP và user, cũng như thiết lập kết nối không dây tối ưu giữa các AP với nhau, từ đó giảm số lượng AP cần thiết và tiết kiệm chi phí cho DN.

Để định hướng đến user, các AP thông minh (SmartAP) trong hệ thống Wireless Mesh Network có cấu tạo tích hợp hệ thống “an-ten rắn” với nhiều thành tố an-ten khác nhau, có khả năng kết hợp thành nhiều dạng thức an-ten chuyên biệt (antenna patterns). Các dạng thức này cho phép SmartAP tập trung tín hiệu radio hướng trực tiếp đến từng user, thay vì phát tán trên một vùng rộng như mô hình AP truyền thống. Điều này cũng tương tự như việc tập trung ánh sáng thành luồng của đèn pin so với phát tán ánh sáng của bóng đèn tròn. (Xem hình 1)

Các AP sẽ tự thu thập mô hình tất cả các đường đi đến các user kèm theo hiệu suất, chủ động. Sau đó, AP sẽ định hướng đường truyền tối ưu và dạng thức an-ten được sử dụng để kết nối với từng user. Nếu do một nguyên nhân nào đó, đường truyền lựa chọn bị suy yếu, hệ thống sẽ tự động chuyển sang một đường truyền khác tốt hơn. Thậm chí, nếu cần thiết có thể tự chủ động đổi AP cho user. Bằng cách này, mạng lưới Wi-Fi có thể xác định đường truyền vòng để tránh nhiễu và đảm bảo hiệu suất kết nối cũng như tầm phủ sóng ổn định. (Xem hình 2)




Hình 2.

Mạng cục bộ linh hoạt

Còn giữa các AP trong hệ thống Wireless Mesh Network, quá trình kết nối cũng được thực hiện qua đường truyền Wi-Fi, hoàn toàn không sử dụng cáp nối. Do đó, gần như không có giới hạn về điều kiện địa hình như cách kết nối bằng cáp thông thường, và chỉ cần có nguồn cung cấp điện. Mô hình này rất phù hợp với các DN trong lĩnh vực du lịch, hoặc các DN có văn phòng làm việc quy mô lớn.

Bằng việc ứng dụng công nghệ tự định tuyến tại các AP, hệ thống Wireless Mesh Network sẽ có khả năng tự động thiết lập, tối ưu hóa và khắc phục lỗi. Các AP sẽ liên tục cập nhật lượng thông tin có khả năng truyền dẫn được (throughput) về một Root AP (AP gốc) được lựa chọn. Khi xảy ra tình trạng AP bị lỗi, toàn mạng sẽ tự động điều chỉnh mô hình để định tuyến lưu lượng đi vòng qua AP lỗi này, tiếp tục duy trì khả năng kết nối ổn định của toàn mạng. (Xem hình 3)

Khả năng tự xác định lại mô hình kết nối giữa các AP cũng cho phép không chỉ các user trong vùng phủ sóng có thể di chuyển, mà các AP cũng có thể chuyển đổi vị trí. Do đó, nếu DN xác định thiết lập một AP cụ thể cho một phòng ban, khi di chuyển địa điểm hoặc tiến hành tái cấu trúc sẽ không cần chỉnh sửa, họ chỉ cần khởi động hệ thống là các AP sẽ tự động xác định lại mô hình kết nối tối ưu



Hình 3.

Hiện bản quyền sáng chế mảng an-ten định hướng thông minh trong AP và phần mềm điều khiển hướng sóng đang thuộc sở hữu của Ruckus Wireless.

Nguồn : google.com.vn

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Băng tần không cần cấp phép (IMS)

ISM là viết tắt của Industrial, Scientific and Medical (công nghiệp, khoa học và y tế)

Băng tần ISM ban đầu được dành cho các thiết bị năng lượng tần số vô tuyến không có chức năng thông tin liên lạc, chẳng hạn như lò vi sóng, lò sưởi tần số vô tuyến và các mục đích tương tự. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các băng tần này được sử dụng nhiều nhất cho các hệ thống thông tin tần số thấp tầm ngắn, những người sử dụng không cần phải có giấy phép sử dụng tần số do chính quyền cấp. Điện thoại cố định không dây, các mạng vi tính không dây, thiết bị Bluetooth và bộ phận mở cửa ga-ra, tất cả đều sử dụng băng tần ISM. Các thiết bị ISM không có quy định chống lại nhiễu từ những người sử dụng khác trong băng tần.


The ISM bands defined by the ITU-R are (bands in italics are subject to local acceptance):

* 6.765–6.795 MHz (centre frequency 6.780 MHz)
* 13.553–13.567 MHz (centre frequency 13.560 MHz)
* 26.957–27.283 MHz (centre frequency 27.120 MHz)
* 40.66–40.70 MHz (centre frequency 40.68 MHz)
* 433.05–434.79 MHz (centre frequency 433.92 MHz) in Region 1
* 902–928 MHz (centre frequency 915 MHz) in Region 2
* 2.400–2.500 GHz (centre frequency 2.450 GHz)
* 5.725–5.875 GHz (centre frequency 5.800 GHz)
* 24–24.25 GHz (centre frequency 24.125 GHz)
* 61–61.5 GHz (centre frequency 61.25 GHz)
* 122–123 GHz (centre frequency 122.5 GHz)
* 244–246 GHz (centre frequency 245 GHz) 

Các bạn có thể xem thêm tại đây

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

So sánh mạng tế bào (cellular) và ad hoc

Đều là mạng không dây và ứng dụng nhiều trong cuộc sống : mạng tế bào là mạng điện thoại các bạn đang dùng còn mạng ad hoc thì giờ hay thấy là dùng laptop phát wifi để các laptop khác bắt và chia sẻ file, tuy nhiên chúng có nhiều điểm cần phân biệt.


Cellular
Ad hoc
Dựa trên cơ sở hạ tầng (các trạm, xử lý trung tâm)
Không cần cơ sở hạ tầng
Liên kết một chặng (từ BTS đến điện thoại)
Nhiều chặng
Định tuyến tập trung
Định tuyến phân tán
Độ tin cậy cao
Các máy có sự di chuyển chứ không đứng im như trạm BTS, tin cậy không cao bằng
Thiết bị có độ phức tạp thấp
Thiết bị cần cấu trúc phức tạp vì ngoài việc thu phát nó còn đóng vai trò như một nút trong mạng (kiểu BTS di động) nên phức tạp và tốn pin
Tái sử dụng phổ
Cảm biến sóng mang
Được sử dụng rộng rãi
Cần phải nghiên cứu, ứng dụng thương mại chưa phổ biến, hay áp dụng cho quân sự do cần sự cơ động

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Beeline rút khỏi Việt Nam

Beeline rút khỏi Việt Nam Tập đoàn viễn thông VimpelCom (Nga) vừa bán hết cổ phần trong Công ty Viễn thông di động Toàn cầu (Gtel Mobile) cho đối tác Việt Nam. Thương hiệu Beeline cũng rút khỏi thị trường Việt sau 6 tháng tới.

Thương hiệu Beeline sẽ rút khỏi Việt Nam sau 6 tháng tới.

Theo thông cáo báo chí đề ngày 23/4 của VimpelCom, cổ phần của tập đoàn này trong Gtel Mobile đã được nhất trí chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Truyền dẫn và dịch vụ hạ tầng GTEL, một công ty con của Tổng công ty Viễn thông Toàn Cầu (Gtel) của Việt Nam. Theo đó, toàn bộ 49% cổ phần của đối tác ngoại VimpelCom trong liên doanh đã được đơn vị này mua lại, đưa Gtel Mobile trở thành công ty 100% vốn của các cổ đông trong nước.
Mức giá chuyển nhượng cổ phần của VimpelCom trong Gtel Mobile cho đối tác là 45 triệu USD tiền mặt. Hiện Gtel Mobile đang hợp tác với các cơ quan, ban ngành liên quan để hoàn thành mọi thủ tục chuyển đổi cổ phần. Theo thỏa thuận, Gtel Mobile sẽ không dùng thương hiệu Beeline sau 6 tháng kể từ ngày chuyển giao. Ngoài thời điểm đó, đơn vị này sẽ xây dựng một tên thương hiệu mới phù hợp với những tiêu chí và đường lối kinh doanh đã đề ra.
Ông Nguyễn Văn Dư, Phó tổng giám đốc Gtel Mobile khẳng định vẫn cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. "Kế thừa những kinh nghiệm và kết quả đạt được trong thời gian liên kết với VimpelCom, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và triển khai tiếp các dịch vụ thông tin di động. Tất cả thuê bao của Beeline đều được đảm bảo quyền lợi của mình", ông Dư nói.

Hồi giữa năm 2011, VimpelCom từng công bố dự định đầu tư thêm 500 triệu USD vào mạng di động Beeline đến hết năm 2013. Sau đó, công ty này cho biết đã chính thức chuyển 196 triệu USD vào liên doanh Gtel Mobile và nâng tỷ lệ cổ phần của cổ đông này lên 49%. Theo báo cáo tài chính quý IV/2011 của VimpelCom, tập đoàn này thua lỗ 527 triệu USD khi đầu tư vào lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam và Campuchia.

VimpelCom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn tại Đông Âu và Trung Á. Liên doanh GTEL Mobile giữa Gtel và VimpelCom khai trương mạng Beeline vào tháng 7/2009, trở thành nhà mạng di động thứ 7 ở Việt Nam. Sinh sau đẻ muộn song hãng viễn thông này gây được sự chú ý trên thị trường bằng những chương trình khuyến mãi "khủng", điển hỉnh nhất là gói cước Tỷ phú, tặng một tỷ đồng gọi nội mạng cho khách hàng. Tính đến hết năm 2011, theo báo cáo của Beeline gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng di động này đã có 6 triệu thuê bao đăng ký. Beeline là mạng di động chưa được cấp phép 3G.
itGate

Wireless Senor Network Evolution (Sự phát triển của mạng cảm biến)



Khái niệm Wireless Sensor Network (WSN) tương đối còn lạ lẫm đối với nhiều người làm việc trong lãnh vực Telecom. Thread này được sử dụng để giới thiệu tổng quan về hệ thống WSN và những ứng dụng của WSN (trong quân sự, công nghiệp và cuộc sống hằng ngày)

1. Giới thiệu
2. Đặc trưng và cấu hình mạng cảm biến
3. Môt số chuẩn mạng cảm biến
4. Ứng dụng của mạng cảm biến
5. Tài liệu tham khảo


1. Giới thiệu
Mạng cảm biến vô tuyến (WSN) có thể hiểu đơn giản là mạng liên kết các node với nhau bằng kết nối sóng vô tuyến (RF connection) trong đó các node mạng thường là các (thiết bị) đơn giản , nhỏ gọn, giá thành thấp ... và có số lượng lớn, được phân bố một cách không có hệ thống (non-topology) trên một diện tích rộng (phạm vi hoạt động rộng), sử dụng nguồn năng lượng hạn chế (pin), có thời gian hoạt động lâu dài (vài tháng đến vài năm) và có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (chất độc, ô nhiễm, nhiệt độ ...).

Các node mạng thường có chức năng sensing (sensor node): cảm ứng, quan sát môi trường xung quanh như;nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ... theo dõi hay định vị các mục tiêu cố định hoặc di động ... Các node giao tiếp ad-hoc với nhau và truyền dữ liệu về trung tâm (base station) một cách gián tiếp bằng kỹ thuật multi-hop.

Lưu lượng (traffic) dữ liệu lưu thông trong WSN là thấp và ko liên tục (không hẳn với tracking và localization aplication). Do vậy để tiết kiệm năng lượng, các sensor node thường có nhiều trạng thái hoạt động (active mode) và trạng thái nghỉ (sleep mode) khác nhau. Thông thường thời gian 1 node ở trạng thái nghỉ lớn hơn ở trạng thái hoạt động rất nhiều.

Như vậy, đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt 1 mạng cảm biến và 1 mạng wireless khác chính là giá thành, mật độ node mạng, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng (topology), lưu lượng dữ liệu, năng lượng tiêu thụ và thời gian ở trạng thái hoạt động (active mode).


2. Đặc trưng và cấu hình mạng cảm biến

1 node trong mạng WSN thông thường bao gồm 2 phần: phần cảm biến (sensor) hoặc điều khiển và phần giao tiếp vô tuyến (RF transceiver). Do số lượng node trong WSN là lớn và không cần các hoạt động bảo trì, nên yêu cầu thông thường đối với 1 node mạng là giá thành thấp (10 - 50 usd) và kích thước nhỏ gọn ( diện tích bề mặt vài đến vài chục cm2).

Do giới hạn về nguồn năng lượng cung cấp (pin...), giá thành và yêu cầu hoạt động trong một thời gian dài, nên vấn đề tiêu thụ năng lượng là tiêu chí thiết kế quan trọng nhất trong mạng cảm biến:

- Lớp vật lý (physical layer) tương đối đơn giản, gọn nhẹ do ràng buộc về kích thước và khả năng tính toán của node. Kỹ thuật điều chế tín hiệu số : O-QPSK, FSK cải thiện hiệu suất bộ khuếch đại công suất. Các kỹ thuật mã hóa sữa sai phức tạp như Turbo Codes, LDPC không được sử dụng, kỹ thuật trãi phổ được sử dụng để cải thiện SNR ở thiết bị thu và giảm tác động của fading của kênh truyền...
- Lớp MAC: kỹ thuật đa trua cập TDMA hoặc CSMA-CA hiệu chỉnh với mục đích giảm năng lượng tiêu thụ.
- Routing layer: "power aware" Routing Protocol, geography routing ...

WSN thường được triển khai trên một phạm vi rộng, số lượng node mạng lớn và được phân bố một cách tương đối ngẫu nhiên, các node mạng có thể di chuyển làm thay đổi sơ đồ mạng... do vậy WSN đò hỏi 1 sơ đồ mạng (topology) linh động (ad-hoc, mesh, star ...) và các node mạng có khả năng tự điều chỉnh, tự cấu hình (auto-reconfigurable).

Trong một số WSN thông dụng (giám sát, cảm biến, môi trường ...) địa chỉ ID các node chính là vị trí địa lý và giải thuật routing dựa vào vị trí địa lý này gọi là Geography routing protocol (GRT). Đối với mạng với số lượng lớn các node, sơ đồ mạng không ổn định ... GRT giúp đơn giản hóa giải thuật tìm đường, giảm dữ liệu bảng routing (routing table) lưu trữ tại các node. GRT phù hợp với các WSN cố định, tuy nhiên đối với các node di động (địa chỉ ID node thay đổi) giao thức routing trở nên phức tạp và không ổn định.

Cluster hoá: phân chia mạng diện rộng (hàng trăm, hàng ngàn node) thành các clusters để ổn định topology của mạng, đơn giản hóa giải thuật routing, giảm đụng độ (collission) khi truy cập vào kênh truyền (medium acess) nên giảm được năng lượng tiêu thụ , đơn giản hóa việc quản lý mạng và cấp phát địa chỉ cho từng node mạng (theo cluster).

Do giới hạn khả năng tính toán của từng node mạng cũng như để tiết kiệm năng lượng, WSN thường sử dụng các phương pháp tính toán và xử lý tín hiệu phi tập trung (giảm tải cho node gần hết năng lượng) hoặc gửi dữ liệu cần tính toán cho các base station (có khả năng xử lý tín hiệu mạnh và ít ràng buộc về tiêu thụ năng lượng).
...

3. Môt số chuẩn mạng cảm biến

Do phạm vi ứng dụng cua WSN rất rộng lớn, tính chất, đặc trưng của mạng phụ thuộc vào ứng dụng triển khai cụ thể. Do vậy, các công ty, các phòng thí nghiệm vẫn thường phát triển, triển khai giao thức riêng (MAC, Routing, synchronisation ...) phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể dựa trên các thiết bị phần cứng (transceiver chip) trên thị trường. Một số chuẩn WSN được biết đến:

ALOHA system (U. of Hawaii)
PRNET system (U.S. Defense)
WINS (U. of California)
PicoRadio (U. of California)
MicroAMPS (M.I.T)
MANET (Mobile ad-hoc Network)
Zigbee: dựa trên physical layer và MAC layer của chuẩn WPAN 802.15.4
...


4. Ứng dụng của mạng cảm biến

WSN được ứng dụng đầu tiên trong các lĩnh vực quân sự. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp điều khiển tự động, robotic, thiết bị thông minh, môi trường, y tế ... WSN ngày càng được sử dụng nhiều trong hoạt động công nhiệp và dân dụng. Một số ứng dụng cơ bản của WSN:

- Cảm biến môi trường (quân sự: phát hiện mìn, chất độc, dịch chuyển quân địch ... công nghiệp: hệ thống chiếu sáng, độ ẩm, phònh cháy, chống rò rỉ ... dân dụng: hệ thống điều hòa nhiệt độ, chiếu sáng ... )
- Điều khiển (quân sự: kích hoạt thiết bị, vũ khí quân sự ... công nghiệp: điều khiển tự động các thiết bị, robot ... )
- Theo dõi, giám sát, định vị (quân sự: định vị, theo dõi sự dịch chuyển thiết bị, quân đội ... )
- Môi trường (giám sát lũ lụt, bão, gió, mưa ... phát hiện ô nhiễm, chất thải ...)
- Y tế (định vị, theo dõi bệnh nhân, hệ thống báo động khẩn cấp ...)
- Hệ thống giao thông thông minh: giao tiếp giữa biển báo và phương tiện giao thông, hệ thống điều tiết lưu thông công cộng, hệ thống báo hiệu tai nạn, kẹt xe ... hệ thống định vị phương, trợ giúp điều khiển tự động phương tiện tiện giao thông...
- Gia đình (nhà thônh minh: hệ thống cảm biến, giao tiếp và điều khiển các thiết bị thông minh ...)
...

WSN tạo ra môi trường giao tiếp giữa các thiết bị thông minh, giữa các thiết bị thông minh và con người và giao tiếp giữa các thiết bị thông minh và các hệ thống viễn thông khác (hệ thống thông tin di động, internet ... )

5. Tài liệu tham khảo

Anna HAC, book " Wireless Sensor Network Deigns", Wiley
Edgar H. Callaway, book " Wireless Sensor Networks: Architectures and Protocols", Aurebach
"Wireless Sensor Network" Wikipédia keyword.



Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Mobile ad hoc network (MANET)

Trích: Đồ án tốt nghiệp: Phạm Quang Huy - D04VT2 - PTIT HN


Giới thiệu về MANET

Các thiết bị di động như các máy tính xách tay, với đặc trưng là công suất CPU, bộ nhớ lớn, dung lượng đĩa hàng trăm gigabyte, khả năng âm thanh đa phương tiện và màn hình màu đã trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong công việc. Đồng thời, các yêu cầu kết nối mạng để sử dụng các thiết bị di động gia tăng đáng kể, bao gồm việc hỗ trợ các sản phẩm mạng vô tuyến dựa trên vô tuyến hoặc hồng ngoại ngày càng nhiều. Với kiểu thiết bị điện toán di động này, thì giữa những người sử dụng di động luôn mong muốn có sự chia sẻ thông tin.

Một mạng tùy biến là một tập hợp các thiết bị di động hình thành nên một mạng tạm thời mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ sự quản lý tập trung hoặc các dịch vụ hỗ trợ chuẩn nào thường có trên mạng diện rộng mà ở đó các thiết bị di động có thể kết nối được. Các node được tự do di chuyển và thiết lập nó tùy ý, do đó, topo mạng không dây có thể thay đổi một cách nhanh chóng và không thể dự báo. Nó có thể hoạt động một mình hoặc có thể được kết nối tới Internet. MANET là một mạng có cơ sở hạ tầng nhỏ do nó không yêu cầu bất cứ một cơ sở hạ tầng cố định nào (như một trạm cơ sở) cho hoạt động của nó vì và vậy nó có thể được triển khai nhanh chóng và có khả năng tự cấu hình. Các node truyền thông không dây và chia sẻ cùng phương tiện.

Do MANET là một mạng mềm dẻo mà có thể được thiết lập tại bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào mà không cần đến cơ sở hạ tầng hiện tại
, bao gồm cả sự cấu hình trước đó và người quản trị, mọi người có thể nhận ra tiềm năng thương mại và lợi thế của mạng ad hoc có thể mang lại. MANET có thể được dùng trong quân sự, trong các mạng cảm biến, các hoạt động cứu hộ, sử dụng để truyền thông giữa các sinh viên trong khu trường sở, trao đổi thông tin và dữ liệu trong các khu thương mại, tự do chia sẻ kết nối Internet, dùng trong các buổi hội thảo…


MANET có hai chế độ hoạt động chính là chế độ cở sở hạ tầng và chế độ IEEE Ad- hoc.

Chế độ cơ sở hạ tầng: Chế độ này thì mạng bao gồm các điểm truy cập AP cố định và các node di động tham gia vào mạng, thực hiện truyền thông qua các điểm truy cập. Trong chế độ này thì các liên kết có thể thực hiện qua nhiều chặng.



Chế độ cơ sở hạ tầng

Chế độ IEEE Ad- hoc: Chế độ này thì các node di động truyền thông trực tiếp với nhau mà không cần tới một cơ sở hạ tầng nào cả. Trong chế độ này thì các liên kết không thể thực hiện qua nhiều chặng.




Chế độ IEEE Ad- hoc

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Tắc nghẽn và giải pháp trong mạng

Tắc nghẽn trong mạng thì cũng như tắc đường thôi, có điều thay vì là xe cộ thì đây là các gói tin và thay vì chỉ làm mọi người không di chuyển được thì tắc nghẽn trong mạng không những làm ngưng trệ, có thể làm mất gói tin nếu là kiểu truyền không đảm bảo.
Điều khiển tắc nghẽn thì cũng như điều khiển giao thông:
  • Điều chỉnh luồng lưu lượng trong mạng
  • Tránh làm bão hòa hoặc quá tải các nút trung gian
Nguyên nhân : Nhu cầu lưu lượng đầu vào vượt quá dung lượng mạng .

Khi nghẽn mạng thì để giảm lưu lượng, các nút có thể lưu đệm chờ khi mạng đỡ nghẽn thì mới truyền nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời và nếu cứ nghẽn suốt thì sẽ quá tải bộ đệm (tương tự cảnh sát giao thông chặn 1 chiều, bắt chiều kia đi nhưng nếu cứ chặn mãi thì chiều bị chặn sẽ càng ngày càng dài ra, số người xếp hàng càng đông)

Với mạng tốc độ càng nhanh thì tình trạng tắc nghẽn càng trầm trọng vì thời gian xảy ra nhanh, dữ liệu nhiều, cần nhiều bộ đệm.

Có 2 giải pháp cơ bản để giải quyết là phản ứng (reactive) và phòng tránh (preventive)
  • Phản ứng: phát hiện tắc nghẽn, hoặc tấn công vào tắc nghẽn, hành động để giải quyết vấn đề trước khi tình trạng tắc nghẽn trở nên xấu hơn.
  • Phòng tránh: ngăn tắc nghẽn xảy ra bằng cách đặt chỗ trước tài nguyên.
Phần lớn các giải pháp của internet là các cơ cấu reactive.
Phần lớn các giải pháp của ATM là preventive.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Lôgarit


Đồ thị các hàm lôgarit cơ số 2, e, 10, và 1/2.
Với a là một số dương khác 1 và b là một số dương, số thực α thỏa mãn aα = b được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu loga(b)
Lôgarit của tích hai số bằng tổng của lôgarit hai số đó:
logb(xy) = logb(x)+logb(y).
Nhờ quy tắc này mà nhiều thế kỷ trước các nhà toán học và kỹ thuật có thể sử dụng bảng lôgarit để thực hiện phép nhân hai số thông qua phép cộng lôgarit, do phép cộng thì dễ tính hơn phép nhân. Nhà toán học John Napier đã phát minh ra phép tính này ở thế kỷ 17.
Để sử dụng bảng lôgarit, người ta thường đưa về lôgarit cơ số a = 10, gọi là lôgarit thập phân để thuận tiện cho tra bảng và tính toán. Lôgarit tự nhiên lấy hằng số e (xấp xỉ bằng 2,718) làm cơ số, và nó được sử dụng rộng rãi trong toán thuần túy. Lôgarit nhị phân với cơ số bằng 2 được sử dụng trong khoa học máy tính.
Thang lôgarit cho phép thu hẹp các đại lượng về phạm vi nhỏ hơn. Ví dụ, độ Richter đo năng lượng của động đất cũng sử dụng thang đo lôgarit, decibel là đơn vị lôgarit đo áp suất âm thanh. Lôgarit cũng thường gặp trong các công thức khoa học và kỹ thuật, như đo độ phức tạp của thuật toán và fractal, thậm chí trong công thức đếm số nguyên tố.


Ứng dụng logarit được sử dụng trong viễn thông rất nhiều vì các đại lượng nhất là tín hiệu biến thiên trong những khoảng rất lớn, xem bài (dB, dBm, dBw dBd, dBi, dBc)

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Các loại mô hình kênh truyền thông dụng thường gặp

Mô hình kênh thường được dùng trong tính toán và nhất là hay dùng trong mô phỏng (máy tính tính hộ). Mình không giỏi mấy môn tính toán, xác suất và nhất là ở trường cũng chỉ dạy về AWGN (tạp âm nhiệt hay nhiễu Gauss), đi thi không hiểu gì đến mấy dòng công thức xác suất, phân bố thì cố học thuộc để chép vào bài thi thôi (các bạn có khả năng thì đừng như mình nhé), các bạn muốn tìm hiểu thêm về tính toán thì xem sách vở hoặc google để có tài liệu chuyên sâu.
Tuy nhiên đến lúc làm đồ án thì lại vấp phải vì cần phải mô phỏng kênh vô tuyến di động 3.5G HSDPA, nhưng mà may, thời buổi xa lộ thông tin và mã nguồn các kênh thì đã có code sẵn, tuy nhiên với những bạn như mình trở xuống thì vẫn cần phải biết một vài loại kênh để mà áp dụng. Sau đây là các loại kênh minh biết :
  • AWGN : có nguyên 1 bài viết ở đây , đây là loại mà ở đâu cũng có (chắc trừ trong vụ trụ thì may ra không), trong mô phỏng thì mình xem code thấy khi chọn mô hình kênh Rayleigh thì trước đó vẫn được cộng AWGN rồi. Về đặc điểm thì nếu mô phỏng mà chỉ có AWGN thì là các bạn đang mô phỏng một kênh rất tốt (trước học thì thấy là kênh hữu tuyến, cáp đồng - không rõ cáp quang thì thế nào).
  • Rician (kênh Rice): dùng để mô tả kênh vô tuyến mà có yếu tố truyền thẳng (có thể truyền tín hiệu thẳng từ máy phát đến máy thu mà không bị che chắn), tất nhiên có cả các yếu tố đa đường thông thường. Kênh này kiểu như mô tả chất lượng kênh ở mức trung bình.
  • kênh Rayleigh là kênh tổng hợp của các kênh bao gồm cả các đường phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ mà ko chứa đường LOS (Line-of-sight).

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Điều khiển từ xa hoạt động như thế nào?


Ngày nay, những thiết bị điều khiển từ xa để điều khiển các thiết bị gia đình như ti vi, máy điều hòa, đầu đĩa, các loại đồ chơi ngày càng phổ biến... Thế nhưng chúng hoạt động ra sao?
Trong thời đại ngày nay, chúng ta không thể thiếu những thiết bị điều khiển từ xa để điều khiển các thiết bị gia đình như ti vi, máy điều hòa, đầu đĩa, các loại đồ chơi… vậy điều khiển từ xa có các loại cơ bản nào và chúng hoạt động ra sao để điều khiển được các vật dụng ở đằng xa một cách chính xác?
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)


Điều khiển từ xa đã có từ thời Chiến tranh thế giới thứ Hai
Ít người biết rằng những chiếc điều khiển từ xa đầu tiên trên thế giới được ra đời nhằm mục đích phụ vụ cho chiến tranh. Các loại điều khiển từ xa bằng tần số vô tuyến xuất hiện vào Thế chiến I nhằm hướng dẫn các tàu hải quân Đức đâm vào thuyền của quân Đồng Minh.
Đến Thế chiến II, điều khiển từ xa dùng để kích nổ những quả bom. Sau chiến tranh, công nghệ tuyệt vời của chúng tiếp tục được cải tiến để phục vụ đắc lực trong đời sống con người. Và đến nay, có thể nói, gần như ai cũng đã từng sử dụng điều khiển từ xa để điều khiển một thiết bị nào đó.
Ban đầu, người ta dùng điều khiển từ xa sử dụng công nghệ tần số vô tuyến RF (Radio Frequency) và sau đó bắt đầu ứng dụng công nghệ hồng ngoại IR (Infrared Remote) vào điều khiển từ xa. Hiện nay trong đời sống, chúng ta sử dụng cả hai loại điều khiển từ xa này. Như vậy, sự khác biệt trong cấu tạo, tính năng và hạn chế của từng loại ra sao?
Điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại (IR)
Ngày nay, đây là loại điều khiển từ xa có vai trò “thống trị” trong hầu hết các thiết bị gia đình. Một chiếc điều khiển IR sẽ gồm các bộ phận cơ bản nằm trong một hộp nối cáp kỹ thuật số như sau: Các nút bấm; một bảng mạch tích hợp; các núm tiếp điểm; đi - ốt phát quang (đèn LED).
Nguyên lý cơ bản của loại điều khiển từ xa này là sử dụng ánh sáng hồng ngoại của quang phổ điện từ mà mắt thường không thấy được để chuyển tín hiệu đến thiết bị cần điều khiển. Nó đóng vai trò như một bộ phát tín hiệu, sẽ phát ra các xung ánh sáng hồng ngoại mang một mã số nhị phân cụ thể. Khi ta ấn một nút phía bên ngoài thì sẽ vận hành một chuỗi các hoạt động khiến các thiết bị cần điều khiển sẽ thực hiện lệnh của nút bấm đó.
Sơ đồ bộ điều khiển từ xa. (Ảnh: HowStuffWorks)
Quy trình này cụ thể như sau: Đầu tiên, khi ta nhấn vào một nút như “Tăng âm lượng” chẳng hạn, nó sẽ chạm vào núm tiếp điểm bên dưới và nối kín một mạch tăng âm lượng trên bản mạch. Các mạch tích hợp có thể tự dò tìm ra từng mạch cụ thể cho từng nút bấm. Tiếp đó các mạch này sẽ gửi tín hiệu đến đèn LED nằm phía trước. Từ đây, đèn LED sẽ phát ra một chuỗi các xung ánh sáng chứa các mã nhị phân (gồm những dãy số 1 và 0) tương ứng với lệnh “tăng âm lượng”. Mã lệnh này gồm nhiều mã con như khởi động, tăng âm lượng, mã địa chỉ thiết bị và ngừng lại khi ta thả nút ra.
Về phía bộ phận cần điều khiển, nó sẽ gồm một bộ thu tín hiệu hồng ngoại nằm ở mặt trước để có thể dễ dàng nhận được tín hiệu từ điều khiển từ xa. Sau khi đã xác minh mã địa chỉ này xuất phát đúng từ chiếc điều khiển của mình, chúng sẽ giải mã các xung ánh sáng thành các dữ liệu nhị phân để bộ vi xử lý của thiết bị có thể hiểu được và thực hiện các lệnh tương ứng.
Hiện nay, ta sử dụng thiết bị điều khiển IR cho hầu hết các vật dụng trong nhà như tivi, máy stereo, điều hòa nhiệt độ…. Chúng rất bền, tuy nhiên lại có hạn chế liên quan đến bản chất chỉ truyền theo đường thẳng của ánh sáng. Do đó, loại điều khiển IR có tầm hoạt động chỉ có khoảng 10 mét và cũng không thể truyền qua các bức tường hoặc vòng qua các góc. Chúng chỉ hoạt động tốt khi ta trỏ thẳng hay gần vị trí bộ thu của vật dụng cần điều khiển.
Ngoài ra, nguồn ánh sáng hồng ngoại có ở khắp nơi như ánh sáng mặt trời, bóng đèn huỳnh quang, từ cơ thể con người… nên có thể làm cho điều khiển IR bị nhiễu sóng. Để tránh hiện tượng này, người ta phải cài đặt cho bộ lọc của các bộ phận thu chỉ thu nhận những bước sóng đặc biệt hoặc tần số riêng biệt của ánh sáng hồng ngoại phù hợp với nó và chặn ánh sáng ở bước sóng khác để hạn chế sự nhiễu sóng một cách tối đa.
Điều khiển từ xa bằng tần số vô tuyến (RF)
Là loại điều khiển từ xa xuất hiện đầu tiên và đến nay vẫn giữ một vai trò quan trọng và phổ biến trong đời sống. Nếu điều khiển IR chỉ dùng trong nhà thì điều khiển RF lại dùng cho nhiều vật dụng bên ngoài như các thiết bị mở cửa gara xe, hệ thống báo hiệu cho xem các loại đồ chơi điện tử từ xa thậm chí kiểm soát vệ tinh và các hệ thống máy tính xách tay và điện thoại thông minh…

Một số điều khiển từ xa. (Nguồn: Internet)
Với loại điều khiển này, nó cũng sử dụng nguyên lý tương tự  như điều khiển bằng tia hồng ngoại nhưng thay vì gửi đi các tín hiệu ánh sáng, nó lại truyền sóng vô tuyến tương ứng với các lệnh nhị phân. Bộ phận thu sóng vô tuyến trên thiết bị được điều khiển nhận tín hiệu và giải mã nó. So với loại điều khiển IR, lợi thế lớn nhất của nó chính là phạm vi truyền tải rộng, có thể sử dụng cách thiết bị cần điều khiển đến hơn 30 mét đồng thời có thể điều khiển xuyên tường, kính…
Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế đó là tín hiệu vô tuyến cũng có mặt khắp nơi trong không gian do hàng trăm loại máy móc thiết bị dùng các tín hiệu vô tuyến tại các tần số khác nhau. Do đó, người ta tránh nhiễu sóng bằng cách truyền ở các tần số đặc biệt và nhúng mã kỹ thuật số địa chỉ của thiết bị nhận trong các tín hiệu vô tuyến. Điều này giúp bộ thu vô tuyến trên thiết bị hồi đáp tín hiệu tương ứng một cách chính xác.
Hiện nay, cả hai loại điều khiển này đều được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống. Người ta còn tích hợp cả hai lại để tạo thành những loại điều khiển từ xa vạn năng có thể điều khiển nhiều loại thiết bị cùng lúc hay chỉ cần bấm một nút sẽ tự động thực hiện một chuỗi lệnh tuần tự. Ngoài ra, con người còn cải tiến các bộ mở rộng nhằm chuyển đổi tín hiệu vô tuyến thành các xung hồng ngoại nhằm mở rộng phạm vi điều khiển hoạt động của các thiết bị trong gia đình…


Theo Báo Đất Việt

MODEM là gì



Modulation - Demodulation: thiết bị điều chế và giải điều chế. Ví dụ với các modem ADSL hiện nay, line in sử dụng cáp tín hiệu analog (tương tự) (có thể chung dây điện thoại luôn - như VNN, Viettel vẫn làm). Đến nơi người sử dụng, cắm vào máy tính để sử dụng, vì vậy phải giải điều chế và điều chế thành tín hiệu digital (số). Và ngược lại, khi các ứng dụng trên máy tính đóng gói các gói tin, đẩy xuống tầng dưới (card mạng - NIC), tín hiệu ra là tín hiệu số (các dòng bit nhị phân), đến modem, nó cũng ko truyền ngay được, vì môi trường đến ISP là analog, cũng phải thực hiện điều chế để truyền đi.

Lý do cần điều chế thì các bạn xem ở đây :
http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/ly-do-can-ieu-che-va-cac-loai-ieu-che.html

Thường thì modem của chúng ta giờ ngoài loại một cổng còn có loại nhiều cổng , tức là tích hợp cả switch ở trong đó luôn rồi,  hỗ trợ router luôn nữa.

Theo như bên vnpro có bàn luận, thấy có 2 bài viết đáng chú ý như sau :

1. Modem ADSL: dân kỹ thuật mình hay gọi quen rồi hay sao đó, chứ về bản chất thì modem chính là cái card modem hoặc cái Box modem để kết nối đường Dial up qua điện thoại để kết nối internet. Công dụng chính là chuyển đổi tín hiệu từ analog sang digital mà thôi, còn phần việc làm sao để kết nối internet thì do 1 router trên trạm họ làm. Như vậy khi họ chỉ con Router mà bạn dùng ở nhà để kết nối internet mà nói là : đây là còn modem ADSL thì họ đã gọi tắc đi mà thôi ( tắc đồng nghiã với sai về kỹ thuật )

2. Router ADSL: router là thiết bị định tuyến, tức là toàn bộ quá trình kết nối internet của bạn sẽ do con router này quyết định đường đi sau khi đã thiết lập PPPOE để kết nối. router ADSL thuộc lớp Access và nó là thiết bị layer 3, khác hẳn về cả vai trò và chức năng so với thiết bị modem layer 1. Nếu các bạn lưu ý sẽ thấy không có bất kì thiết bị được gọi là modem ADSL nào mà không có đính kèm chữ router.



+ modem: một đặc điểm cơ bản của modem là nó có thể điều chế và giải điều chế các tín hiệu mang tin vào các tín hiệu đường dây để có thể truyền đi xa trong kết nối WAN. Quá trình điều chế có thể là số hoặc tương tự, điều này thì Router không thể làm được nếu không lắp thêm card chuyên dụng. Modem không có chức năng định tuyến cao cấp, ko cấu hình được giao thức định tuyến, cũng như nhiều tính năng khác của router, chỉ có tác dụng kết nối đến ISP và làm gateway cho mạng của bạn kết nối ra ngoài. Modem ADSL (router ADSL) có 2 chế độ hoạt động:
Chế độ route : có hỗ trợ routing (static route, RIP), tuy nhiên ko hỗ trợ đầy đủ các giao thức định tuyến như một router thực sự. Một số modem cũng có chức năng định tuyến nhưng nó không hỗ trợ nhiều giao thức định tuyến như Router thôi. Một số Modem ADSL có hỗ trơ dynamic routing (RipV1,RipV2) Static Routing là D-link…..
Chế độ bridge : ở chế độ hoạt động này, modem ADSL (router ADSL) như một cầu nối => khi đó modem ADSL (router ADSL) không còn chức năng định tuyến nữa. Modem ADSL lúc này chỉ thực hiện chuc năng kết thúc của đường truyền ADSL. Thiết bị đóng vai trò gateway sẽ do một thiết bị phía sau modem đảm nhận (là router chẳng hạn).

+ router: ngược lại với những điểm trên của modem, giống với modem ADSL là có thể kết nối ADSL (nếu như router đó có hỗ trợ kết nối ADSL). Tác dụng của Router thì chắc không phải nói nhiều, nó có hai tính năng cơ bản đó là tìm đường và chuyển mạch các gói tin từ các môi trường khác nhau ví dụ từ Ethernet sang HDLC.

Người ta thường gọi modem ADSL là Router ADSL vì ngoài chức năng điều chế tín hiệu ADSL nó còn có thể thực hiện một số tính năng của Router như định tuyến tĩnh hoặc động (thường là RIP) tuy nhiên năng lực định tuyến thường không cao, thường chỉ áp dụng cho các kết nối đến nhà khác hàng hoặc một chi nhánh văn phòng nhỏ.


 Nói chung đã kéo đường dây điện thoại (cái dây đen đen mảnh mảnh, không phải dây lan tròn tròn đâu nhé) vào 1 đầu rồi đầu kia là cổng LAN thì là modem (hay thiết bị có tích hợp tính năng modem), router dùng để định tuyến trong mạng (tức là tìm đường từ máy của mình đến đích đó), trong mạng vnpt, fpt hay viettel adsl thì router ở các trạm rồi, để truyền đi xa thì dùng modem để truyền thôi, về đến máy tính thì giải mã, giải điều chế rồi chia sẻ giữa các cổng switch. Theo mình nghĩ thì nếu chỉ để giải mã không thôi thì modem không cần tính năng switch và router vẫn chạy được.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Mạng diện rộng WAN (wide area network)

Mạng diện rộng WAN (wide area network) là mạng dữ liệu được thiết kế để kết nối giữa các mạng độ thị (mạng MAN) giữa các khu vực địa lý cách xa nhau. Xét về quy mô địa lý, mạng GAN( global area network) có quy mô lớn nhất, sau đó đến mạng WAN và mạng LAN.  

Các tổ chức xây dựng WAN
  • Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế xây dựng mạng WAN bao gồm ITU-T, ISO, IETF, EIA, TIA. Xem bảng sau:
  • Các tiêu chuẩn WAN thường mô tả các yêu cầu đối với lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu, bao gồm việc đánh địa chỉ vật lý, điều khiển luồng (flow control) và đóng gói (encapsulation).
Mô hình mạng
Trong mô hình tham chiếu OSI, WAN hoạt động từ lớp 3 (lớp mạng) trở xuống, bao gồm: Lớp 1 (Lớp vật lý) 

Các thiết bị mạng WAN
Các thiết bị sử dụng cho mạng WAN gồm có: router, switch, modem (CSU/DSU), communication server (Server giao tiếp). 

Ứng dụng
WAN được sử dụng cho các mạng dùng riêng point-to-point, sử dụng trong các mạng chuyển mạch gói (X.25, frame relay), chuyển mạch kênh (ATM, ISDN). 

Các giao thức đường truyền
Các giao thức đường truyền phổ biến sử dụng cho mạng WAN gồm:
  • PPP (point-to-point protocol): sử dụng cho các kết nối dialup (quay số).
  • HDLC (high-level data link control): sử dụng cho các mạng point-to-point dành riêng.
  • LAPD (link access procedure D channel): sử dụng cho các mạng ISDN kênh D (D Channel).
  • LAPB (link access procedure balanced): sử dụng cho mạng chuyển mạch gói X.25.
  • LAPF (link access procedure frame): sử dụng cho mạng chuyển mạch gói Frame relay.
 Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/WAN

Lúc học ccna thì thấy là khi công ty có nhiều tòa nhà cách nhau thì chơi mạng này

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Một mẫu truyện ngắn về Stress

[IMG]

Xã hội thông tin đang phát triển như vũ bão, những áp lực của cuộc sống hiện đại ngày càng gây nhiều nguy hại đến sức khỏe tinh thần của con người. Trong quá trình làm việc với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, công việc của chúng ta cũng sẽ không được giải quyết hiệu quả. Và dường như stress cũng đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn đối với dân công nghệ chúng ta.

Nhân dịp tháng hưởng ứng nhận thức về Stress – tháng 4, mình xin giới thiệu anh em một bài Infographic kể về câu chuyện của một người đàn ông đang bị stress và những lời khuyên dành cho anh ta. Hi vọng mỗi người chúng ta cũng sẽ rút ra được một điều gì đấy từ bài này.

Anh em click vào hình để xem rõ hơn nhé.


Nguồn: Mindlev
Infographic.vn@ tinhte.vn

Đọc được 1 bài viết bên tinh tế thấy nội dung hay và dễ hiểu, và cũng là vấn đề chung mà rất nhiều người quan tâm, muốn chia sẻ cùng mọi người.
stress vốn là 1 bản năng con người dùng để phòng thủ tự vệ (hiếu chiến hơn, manh động hơn, các giác quan hoạt động mạnh hơn) . Nếu bạn đối mặt với 1 kẻ giết người hoặc 1 con thú dữ, bản năng này có thể làm tăng thêm sức chiến đấu, sự dũng cảm và có thể cứu mạng bạn, tuy nhiên, xuất hiện không đúng nơi đúng chỗ thì tác dụng cũng vô cùng.

Thuật ngữ Stress hay còn gọi là căng thẳng ra đời trong thời gian gần đây, nó xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Có thể hiểu nôm na là khó chịu, căng thẳng, áp lực trong chính mỗi con người, được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1927 bởi nhà  học người Mỹ, Walter Cannon. Theo Cannon thì stress là một loạt phản ứng bản năng làm cho nhịp tim và huyết áp tăng cao, tăng nhịp thở và hoạt động cơ bắp, đồng thời thị lực, thính lực cũng hoạt động mạnh hơn. Ngoài Cannon còn nhiều cách định nghĩa khác như stress là sự căng thẳng xuất hiện khi cá nhân không thể ứng phó được gây tổn thương đến sức khỏe hoặc có thể hiểu đơn giản, stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng tự vệ thông thường của con người.


Tuy nhiên trong trạng thái stress thì con người dễ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, và có lẽ xã hội phát triển quá nhanh so với khả năng tiến hóa sinh học của con người nên những bản năng không phù hợp vẫn luôn xuất hiện không đúng lúc đúng chỗ. Đồng thời, khi stress, cơ thể con người hoạt động mạnh hơn, về lâu về dài mà diễn ra liên tục thì cũng như cái máy tính cày game liên tục, nóng rừng rực ấy, không tốt tí nào, các bạn hãy xem truyện ngắn trên và xem có thể áp dụng cho bản thân không nhé.

Còn 1 điều nữa, stress gây mệt mỏi nhưng không phải mệt mỏi thì luôn do stress, không nên lạm dụng từ ngữ.

Mạng đô thị MAN (metropolitan area network)

Mạng đô thị MAN (metropolitan area network) là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách thường nhỏ hơn 50 km. Xét về quy mô địa lý, MAN lớn hơn mạng LAN nhưng nhỏ hơn mạng WAN, nó đóng vai trò kết nối 2 mạng LAN và WAN với nhau hoặc kết nối giữa các mạng LAN:
  • Kết nối giữa các phần tử của mạng MAN thường sử dụng không dây (Wireless) hoặc sử dụng cáp quang (Optical Fiber).
  • Mạng MAN được xây dựng bởi tiêu chuẩn quốc tế IEEE 802-2001.

Đặc điểm
MetroNet cung cấp khả năng sử dụng đồng thời ba loại dịch vụ: thoại (voice) - dữ liệu (data) - hình ảnh (video) như: + Truyền dữ liệu. + Hội nghị truyền hình (Video Conference). + Xem phim theo yêu cầu (VoD - Video On Demand). + Truyền hình cáp (CATV). + Giáo dục từ xa. + Chẩn đoán bệnh từ xa. + Game. + Điện thoại IP (IP Phone). + Truyền hình IP (IP TV). + Truy cập Internet tốc độ cao...
Đối tượng khách hàng: MetroNET dành cho khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, bộ phận kết nối với nhau và có thể kết nối ra liên tỉnh, quốc tế; các khu công nghiệp, khu thương mại lớn, công viên phần mềm, khu công nghệ cao, khu đô thị mới, khu cao ốc văn phòng...; các cơ quan quản lý nhà nước để phục vụ cho mục tiêu chính phủ điện tử, cải cách hành chính, các trường Đại học, ngân hàng, ông ty Chứng khoán, các tổ chức Tài chính...
Lợi ích của việc sử dụng MetroNet: + Kết nối các chi nhánh phục vụ mục đích truyền số liệu. + Thiết lập mạng diện rộng của riêng tổ chức (mạng WAN). + Chi phí thấp, tốc độ ổn định, đáp ứng được yêu cầu về bảo mật thông tin, đơn giản trong việc quản lý và dễ dàng trong việc chuyển đổi. + Cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc trên một đường truyền kết nối về voice-data-video. + Dịch vụ giúp quản lý cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin hai điểm một cách đơn giản, hiệu quả, dễ dàng triển khai các ứng dụng chuyên nghiệp. 

Các công nghệ nền tảng
  • Một số công nghệ trước đây được sử dụng cho mạng MAN như công nghệ ATM, công nghệ FDDI, DQDB và SMDS. Hiện nay, các công nghệ này đang được thay thế dần bởi công nghệ Ethernet, và mạng MAN dựa trên công nghệ Ethernet còn được gọi là mạng Metro Ethernet (ME). Mạng ME được tổ chức MEF và ITU-T G.8261 định nghĩa và phát triển. 

Ứng dụng
Mạng MAN ra đời đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong việc trao đổi dữ liệu giữa mạng nội bộ với mạng bên ngoài (truy nhập Internet, truy nhập cơ sở dữ liệu, kết nối chi nhánh văn phòng…):
  • Ứng dụng của mạng MAN kết nối các mạng Access (mạng truy nhập) khác nhau như LAN/WLAN, CATV, xDSL, 2G/3G... với mạng Core (mạng lõi):
  • Một ví dụ là Mạng MAN được xây dựng dựa trên hạ tầng truyền hình cáp:
  • Một số ứng dụng khác:

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Yêu cầu và phân loại định tuyến

Bài viết về định tuyến khá dài nên các phần bổ xung mình tách riêng ra làm một bài viết mới này.

Yêu cầu về thuật toán định tuyến
  • Đáp ứng nhanh khi có thay đổi
  • Tối ưu : về mức sử dụng tài nguyên mạng, độ dài quãng đường
  • Mạnh : làm việc đuưược trong điều kiện tải cao, nghẽn mạch, hỏng hóc, triển khai nhầm ...
  • Đơn giản

Định tuyến Tĩnh và định tuyến động
Static routing : Định tuyến một destination nào đó đến một next-hop nào đó phải làm bằng tay, và nó cứ thế mà chạy suốt đời.
Dynamic routing :
là quá trình mà trong đó giao thức định tuyến tìm ra đường tốt nhất trong mạng và duy trì chúng. Có rất nhiều cách để xây dựng lên bng định tuyến một cách động. Nhưng tất c đều thực hiện theo quy tắc sau: nó sẽ khám tất cả các tuyến đường đến đích có thể và thực hiện một số quy tắc được định trước để xác định ra đường tốt nhất đến đích. Ưu điểm của dynamic routing là đơn giản trong việc cấu hình và tự động tìm ra những tuyến đường thay thế nếu như mạng thay đổi. Nhược điểm của dynamic routing là yêu cầu xử lý của CPU của router cao hơn là static route. Tiêu tốn một phần băng thông trên mạng để xây dựng lên bảng định tuyến.


Định tuyến tập trung hay phân tán
Định tuyến tập trung : sẽ có một nút trung tâm để xác định các tuyến và các nút khác sẽ truyền thông tin chúng biết cho nút trung tâm này. Loại định tuyến này có tính thống nhất nhưng gặp phải vấn đề thích nghi với thay đổi cấu hình thường xuyên và khó mở rộng
Định tuyến phân tán : Các nút xác định tuyến bằng các thuật toán phân tán, thông tin các nút tự trao đổi lẫn nhau, thích nghi với cấu hình và các thay đổi khác, mở rộng cũng tốt hơn

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Định tuyến

Trong ngành mạng máy tính, định tuyến (tiếng Anh: routing hay routeing) là quá trình chọn lựa các đường đi trên một mạng máy tính để gửi dữ liệu qua đó. Việc định tuyến được thực hiện cho nhiều loại mạng, trong đó có mạng điện thoại, liên mạng, Internet, mạng giao thông.
Routing chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) được đánh địa chỉ từ mạng nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thông qua các node trung gian; thiết bị phần cứng chuyên dùng được gọi là router (bộ định tuyến). Tiến trình định tuyến thường chỉ hướng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa những lộ trình tốt nhất đến các đích khác nhau trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ của router, trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả.
Routing khác với bridging (bắc cầu) ở chỗ trong nhiệm vụ của nó thì các cấu trúc địa chỉ gợi nên sự gần gũi của các địa chỉ tương tự trong mạng, qua đó cho phép nhập liệu một bảng định tuyến đơn để mô tả lộ trình đến một nhóm các địa chỉ. Vì thế, routing làm việc tốt hơn bridging trong những mạng lớn, và nó trở thành dạng chiếm ưu thế của việc tìm đường trên mạng Internet.
Các mạng nhỏ có thể có các bảng định tuyến được cấu hình thủ công, còn những mạng lớn hơn có topo mạng phức tạp và thay đổi liên tục thì xây dựng thủ công các bảng định tuyến là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết mạng điện thoại chuyển mạch chung (public switched telephone network - PSTN) sử dụng bảng định tuyến được tính toán trước, với những tuyến dự trữ nếu các lộ trình trực tiếp đều bị nghẽn. Định tuyến động (dynamic routing) cố gắng giải quyết vấn đề này bằng việc xây dựng bảng định tuyến một cách tự động, dựa vào những thông tin được giao thức định tuyến cung cấp, và cho phép mạng hành động gần như tự trị trong việc ngăn chặn mạng bị lỗi và nghẽn.
Định tuyến động chiếm ưu thế trên Internet. Tuy nhiên, việc cấu hình các giao thức định tuyến thường đòi hỏi nhiều kinh nghiệm; đừng nên nghĩ rằng kỹ thuật nối mạng đã phát triển đến mức hoàn thành tự động việc định tuyến. Cách tốt nhất là nên kết hợp giữa định tuyến thủ công và tự động.
Những mạng trong đó các gói thông tin được vận chuyển, ví dụ như Internet, chia dữ liệu thành các gói, rồi dán nhãn với các đích đến cụ thể và mỗi gói được lập lộ trình riêng biệt. Các mạng xoay vòng, như mạng điện thoại, cũng thực hiện định tuyến để tìm đường cho các vòng (ví dụ như cuộc gọi điện thoại) để chúng có thể gửi lượng dữ liệu lớn mà không phải tiếp tục lặp lại địa chỉ đích.
Định tuyến IP truyền thống vẫn còn tương đối đơn giản vì nó dùng cách định tuyến bước kế tiếp (next-hop routing), router chỉ xem xét nó sẽ gửi gói thông tin đến đâu, và không quan tâm đường đi sau đó của gói trên những bước truyền còn lại. Tuy nhiên, những chiến lược định tuyến phức tạp hơn có thể được, và thường được dùng trong những hệ thống như MPLS, ATM hay Frame Relay, những hệ thống này đôi khi được sử dụng như công nghệ bên dưới để hỗ trợ cho mạng IP. 

Các kiểu định tuyến

Các kiểu định tuyến
Cast.svg
anycast
Anycast.svg
broadcast
Broadcast.svg
multicast
Multicast.svg
unicast
Unicast.svg
Các lớp thuật toán định tuyến 

Thuật toán vector
(distance-vector routing protocols)
Thuật toán này dùng thuật toán Bellman-Ford. Phương pháp này chỉ định một con số, gọi là chi phí (hay trọng số), cho mỗi một liên kết giữa các node trong mạng. Các node sẽ gửi thông tin từ điểm A đến điểm B qua đường đi mang lại tổng chi phí thấp nhất (là tổng các chi phí của các kết nối giữa các node được dùng).
Thuật toán hoạt động với những hành động rất đơn giản. Khi một node khởi động lần đầu, nó chỉ biết các node kề trực tiếp với nó, và chi phí trực tiếp để đi đến đó (thông tin này, danh sách của các đích, tổng chi phí của từng node, và bước kế tiếp để gửi dữ liệu đến đó tạo nên bảng định tuyến, hay bảng khoảng cách). Mỗi node, trong một tiến trình, gửi đến từng “hàng xóm” tổng chi phí của nó để đi đến các đích mà nó biết. Các node “hàng xóm” phân tích thông tin này, và so sánh với những thông tin mà chúng đang “biết”; bất kỳ điều gì cải thiện được những thông tin chúng đang có sẽ được đưa vào các bảng định tuyến của những “hàng xóm” này. Đến khi kết thúc, tất cả node trên mạng sẽ tìm ra bước truyền kế tiếp tối ưu đến tất cả mọi đích, và tổng chi phí tốt nhất.
Khi một trong các node gặp vấn đề, những node khác có sử dụng node hỏng này trong lộ trình của mình sẽ loại bỏ những lộ trình đó, và tạo nên thông tin mới của bảng định tuyến. Sau đó chúng chuyển thông tin này đến tất cả node gần kề và lặp lại quá trình trên. Cuối cùng, tất cả node trên mạng nhận được thông tin cập nhật, và sau đó sẽ tìm đường đi mới đến tất cả các đích mà chúng còn tới được. 

Thuật toán trạng thái kết nối
(Link-state routing protocols)
Khi áp dụng các thuật toán trạng thái kết nối, mỗi node sử dụng dữ liệu cơ sở của nó như là một bản đồ của mạng với dạng một đồ thị. Để làm điều này, mỗi node phát đi tới tổng thể mạng những thông tin về các node khác mà nó có thể kết nối được, và từng node góp thông tin một cách độc lập vào bản đồ. Sử dụng bản đồ này, mỗi router sau đó sẽ quyết định về tuyến đường tốt nhất từ nó đến mọi node khác.
Thuật toán đã làm theo cách này là Dijkstra, bằng cách xây dựng cấu trúc dữ liệu khác, dạng cây, trong đó node hiện tại là gốc, và chứa mọi noded khác trong mạng. Bắt đầu với một cây ban đầu chỉ chứa chính nó. Sau đó lần lượt từ tập các node chưa được thêm vào cây, nó sẽ thêm node có chi phí thấp nhất để đến một node đã có trên cây. Tiếp tục quá trình đến khi mọi node đều được thêm.
Cây này sau đó phục vụ để xây dựng bảng định tuyến, đưa ra bước truyền kế tiếp tốt ưu, … để từ một node đến bất kỳ node khác trên mạng. 

So sánh các thuật toán định tuyến
Các giao thức định tuyến với thuật toán vector tỏ ra đơn giản và hiệu quả trong các mạng nhỏ, và đòi hỏi ít (nếu có) sự giám sát. Tuy nhiên, chúng không làm việc tốt, và có tài nguyên tập hợp ít ỏi, dẫn đến sự phát triển của các thuật toán trạng thái kết nối tuy phức tạp hơn nhưng tốt hơn để dùng trong các mạng lớn. Giao thức vector kém hơn với rắc rối về đếm đến vô tận.
Ưu điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là phản ứng nhanh nhạy hơn, và trong một khoảng thời gian có hạn, đối với sự thay đổi kết nối. Ngoài ra, những gói được gửi qua mạng trong định tuyến bằng trạng thái kết nối thì nhỏ hơn những gói dùng trong định tuyến bằng vector. Định tuyến bằng vector đòi hỏi bảng định tuyến đầy đủ phải được truyền đi, trong khi định tuyến bằng trạng thái kết nối thì chỉ có thông tin về “hàng xóm” của node được truyền đi. Vì vậy, các gói này dùng tài nguyên mạng ở mức không đáng kể. Khuyết điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là nó đòi hỏi nhiều sự lưu trữ và tính toán để chạy hơn định tuyến bằng vector. 

Giao thức được định tuyến và giao thức định tuyến
Sự nhầm lẫn thường xảy ra giữa “giao thức được định tuyến” và “giao thức định tuyến” (“routed protocols” và “routing protocols”). 

Giao thức được định tuyến (routed protocols hay routable protocols )
Một giao thức đã được định tuyến là bất kỳ một giao thức mạng nào cung cấp đầy đủ thông tin trong địa chỉ tầng mạng của nó để cho phép một gói tin được truyền đi từ một máy chủ (host) đến máy chủ khác dựa trên sự sắp xếp về địa chỉ, không cần biết đến đường đi tổng thể từ nguồn đến đích. Giao thức đã được định tuyến định nghĩa khuôn dạng và mục đích của các trường có trong một gói. Các gói thông thường được vận chuyển từ hệ thống cuối đến một hệ thống cuối khác. Hầu như tất cả giao thức ở tầng 3 các giao thức khác ở các tầng trên đều có thể được định tuyến, IP là một ví dụ. Nghĩa là gói tin đã đuợc định hướng (có địa chỉ rõ ràng )giống như lá thư đã được ghi địa chỉ rõ chỉ còn chờ routing (tìm đường đi đến địa chỉ đó)
Các giao thức ở tầng 2 như Ethernet là những giao thức không định tuyến được, vì chúng chỉ chứa địa chỉ tầng liên kết, không đủ để định tuyến: một số giao thức ở tầng cao dựa trực tiếp vào đây mà không có thêm địa chỉ tầng mạng, như NetBIOS, cũng không định tuyến được. 

Giao thức định tuyến (routing protocols)
Giao thức định tuyến được dùng trong khi thi hành thuật toán định tuyến để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin giữa các mạng, cho phép các router xây dựng bảng định tuyến một cách linh hoạt. Trong một số trường hợp, giao thức định tuyến có thể tự chạy đè lên giao thức đã được định tuyến: ví dụ, BGP chạy đè trên TCP: cần chú ý là trong quá trình thi hành hệ thống không tạo ra sự lệ thuộc giữa giao thức định tuyến và đã được định tuyến.
Danh sách các giao thức định tuyến
  • Giao thức định tuyến trong
    • Router Information Protocol (RIP)
    • Open Shortest Path First (OSPF)
    • Intermediate System to Intermediate System (IS-IS)
    • Hai giao thức sau đây thuộc sở hữa của Cisco, và được hỗ trợ bởi các router Cisco hay những router của những nhà cung cấp mà Cisco đã đăng ký công nghệ:
      • Interior Gateway Routing Protocol (IGRP)
      • Enhanced IGRP (EIGRP)
  • Giao thức định tuyến ngoài
    • Exterior Gateway Protocol (EGP)
    • Border Gateway Protocol (BGP)
    • Constrained Shortest Path First (CSPF) 
Thông số định tuyến (Routing metrics)
Một thông số định tuyến bao gồm bất kỳ giá trị nào được dùng bởi thuật toán định tuyến để xác định một lộ trình có tốt hơn lộ trình khác hay không. Các thông số có thể là những thông tin như băng thông (bandwidth), độ trễ (delay), đếm bước truyền, chi phí đường đi, trọng số, kích thước tối đa gói tin (MTU - Maximum transmission unit), độ tin cậy, và chi phí truyền thông. Bảng định tuyến chỉ lưu trữ những tuyến tốt nhất có thể, trong khi cơ sở dữ liệu trạng thái kết nối hay topo có thể lưu trữ tất cả những thông tin khác.
Router dùng tính năng phân loại mức tin cậy (administrative distance -AD) để chọn đường đi tốt nhất khi nó “biết” hai hay nhiều đường để đến cùng một đích theo các giao thức khác nhau. AD định ra độ tin cậy của một giao thức định tuyến. Mỗi giao thức định tuyến được ưu tiên trong thứ tự độ tin cậy từ cao đến thấp nhất có một giá trị AD. Một giao thức có giá trị AD thấp hơn thì được tin cậy hơn, ví dụ: OSPF có AD là 110 sẽ được chọn thay vì RIP có AD là 120.
Bảng sau đây cho biết sự sắp xếp mức tin cậy được dùng trong các router Cisco
Giao thức Administrative distance
Nối trực tiếp 0
Static route 1
EIGRP summary route 5
External BGP 20
Internal EIGRP 90
IGRP 100
OSPF 110
IS-IS 115
RIP 120
EGP 140
ODR 160
External EIGRP 170
Internal BGP 200
Không xác định 255

Các lớp giao thức định tuyến

Dựa vào quan hệ của các dòng router với các hệ thống tự trị, có nhiều lớp giao thức định tuyến như sau:
  • Giao thức định tuyến trong mạng Ad-hoc xuất hiện ở những mạng không có hoặc ít phương tiện truyền dẫn.
  • Interior Gateway Protocols (IGPs) trao đổi thông tin định tuyến trong một AS. Các ví dụ thường thấy là:
    • IGRP (Interior Gateway Routing Protocol)
    • EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol)
    • OSPF (Open Shortest Path First)
    • RIP (Routing Information Protocol)
    • RSMLT
    • IS-IS (Intermediate System to Intermediate System)
Chú ý: theo nhiều tài liệu của Cisco, EIGRP không phân lớp như giao thức trạng thái kết nối.
  • Exterior Gateway Protocols (EGPs) định tuyến giữa các AS. EGPs gồm:
    • EGP (giao thức cũ để nối mạng Internet trước đây, bây giờ đã lỗi thời)
    • BGP (Border Gateway Protocol: phiên bản hiện tại, BGPv4, có từ khoảng năm 1995)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes