Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Nội dung ôn thi vào cục tần số năm 2012

Cục tần số vô tuyến điện 2012 mình nộp vào như sau:
-  Hết hạn nộp hồ sơ vào 20/6/2012
- 12/7 có danh sách gọi đi phỏng vấn (xem trên website cuctanso.vn)
- 18/7 gọi đi phỏng vấn (64 đứa) , không có mình, có khả năng là do mình nộp viên chức nên thi đợt khác
- 26/7 có danh sách gọi đi thi viết (còn 13 ứng viên). Lệ phí đóng thi viết 260k
....
Mình thi chế độ viên chức, nộp từ tháng 5, đến tận cuối tháng 10 mới gọi, chán quá chả đi nữa (cũng 1 phần vì đề cương quá dài, lại phải thi cả mấy môn chính trị, hiện làm fpt nữa)

Theo thông tin của 1 thành viên vntelecom thì lương bổng ở cục tần số như sau :

Tất cả những ai, dù là chuyển ngang hay có thâm niên công tác tại các đơn vị khác dù là 10 năm thì vào Cục cũng phải nhận lương với hệ số đầu tiên (2,34), tổng thu nhập 1 tháng khoảng 7 triệu (không hỗ trợ cơm trưa hay điện thoại, xăng xe...). Sau 3 năm lên lương 1 lần. Chỉ có 3 bậc lương, sau 9 năm làm việc lương khoảng 10 triệu/tháng. Nếu lên Sếp thì xét tiếp bậc lương của Sếp, nếu không cứ thế lĩnh cho đến khi về hưu.
Nhìn chung thì nếu ai muốn an phận hoặc ổn định công việc thì cứ vào đây, thế nhé!



Nội dung ôn thi các ngạch công chức năm 2012
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
    CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

NỘI DUNG ÔN THI CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NĂM 2012

        Các vị trí dự tuyển: - Chuyên viên tần số vô tuyến điện khu vực Hà Nội
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm II- TP HCM
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm III-Đà Nẵng
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm IV- Cần Thơ
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm V- Hải Phòng
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm VI - Vinh
    - Chuyên viên tần số vô tuyến điện Trung tâm VII - Nha Trang
    - Chuyên viên hành chính khu vực Hà Nội
    - Chuyên viên Tiền lương - nhân sự khu vực Hà Nội
    - Chuyên viên xây dựng khu vực Hà Nội
    - Kế toán viên Trung tâm III-Đà Nẵng
    - Kế toán viên Trung tâm V-Hải Phòng
    - Kế toán viên Trung tâm VIII-Việt Trì

I/ Môn Tin học:
- Thời gian và hình thức thi: Thi thực hành trên máy, thời gian 45 phút.
- Nội dung: Tin học Văn phòng với các kỹ năng cơ bản về soạn thảo, trình bày văn bản Microsoft Word, Excel, Power point.

II/ Môn Ngoại ngữ:
- Thời gian và hình thức thi: Thi viết 90 phút
- Nội dung: Thi tiếng Anh trình độ B, gồm 3 phần:
1/  Dịch Anh – Việt (thời gian làm khoảng 10ph)
2/ Ngữ Pháp: 68 câu (thời gian làm khoảng 60ph), Nội dung phần ngữ pháp chia làm 3 phần:
            2.1- Phần I: Điền từ vào chỗ trống. Trong mỗi câu sẽ có một đoạn để trống, có bốn chọn lựa bên dưới, bạn chọn một từ hoặc một cụm từ đúng nhất. Đánh dấu vào chữ cái (A), (B), (C), (D).
            2.2- Phần II: Đọc một đoạn văn bản tìm một từ hoặc một cụm từ trong vài câu. Dưới mỗi câu có 4 chọn lựa. Bạn chọn một từ hoặc một cụm từ đúng nhất. Đánh dấu vào chữ cái (A), (B), (C), (D).
2.3- Phần III: Đọc một đoạn văn bản như tạp chí, bài báo và các quảng cáo. Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi và đánh dấu vào chữ cái (A), (B), (C), (D)
3/ Bài viết Essay khoảng 150 từ (thời gian làm khoảng 20ph).

III/ Môn Kiến thức chung:
- Thời gian và hình thức thi: Thi viết 180 phút
- Nội dung:

            + Hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Tài liệu: Hiến pháp 1992 (xem chi tiết)
            + Quản lý hành chính nhà nước. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý tần số vô tuyến điện. Tài liệu:
            +) Luật Tần số VTĐ  (xem chi tiết);
            +) Nghị định số 187/2007/NĐ-CP, ngày 25/12/2007 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông  (xem chi tiết);
            +) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 88/2008/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 7 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tần số VTĐ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông  (xem chi tiết);
            +) Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Nội vụ số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV, ngày 30 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện  (xem chi tiết).
            +) Bài báo ông Đoàn Quang Hoan - Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện trả lời phỏng vấn báo Bưu điện Việt Nam tháng 7/2011  (xem chi tiết).
            +) Ngoài ra, thí sinh cần nghiên cứu Luật Cán bộ, công chức (cần nắm được quyền, nghĩa vụ của công chức; những điều công chức không được làm; đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức)

Yêu cầu: Thí sinh đọc tài liệu, nắm được kiến thức các phần liên quan đến đề cương môn Kiến thức chung theo file chi tiết đính kèm.


            Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện (thí sinh tham khảo tại Web của Cục  http://www.rfd.gov.vn/


IV/ Môn chuyên ngành:
- Thời gian và hình thức thi: gồm 2 phần: Thi viết 180 phút và thi Trắc nghiệm 45 phút
- Nội dung:
+ Đối với vị trí Chuyên viên tần số: môn chuyên ngành là môn Viễn thông (xem chi tiết) ;
+ Đối với vị trí Chuyên viên Hành chính: môn chuyên ngành là môn hành chính  (xem chi tiết);
+ Đối với vị trí Chuyên viên Tiền lương-nhân sự: môn chuyên ngành là môn Quản trị nhân sự  (xem chi tiết);
+ Đối với vị trí Chuyên viên xây dựng: môn chuyên ngành là môn xây dựng cơ bản  (xem chi tiết).
+ Đối với vị trí Kế toán viên: môn chuyên ngành là môn nghiệp vụ kế toán  (xem chi tiết);

Nội dung ôn tập chi tiết môn chuyên ngành thi sinh xem tại các file đính kèm.

            V/ Thời gian, địa điểm thi:
            - Thời gian thi: Trong 02 ngày, từ  07-08/8/2012.
            - Địa điểm: theo thông báo gửi tới thí sinh ở từng vị trí đăng ký dự tuyển.

            VI/ Lệ phí dự thi tuyển công chức năm 2012:
            Cục Tần số thực hiện thu phí dự thi tuyển công chức năm 2012 vào các chức danh công chức của Cục với mức 260.000đ/thí sinh/lần dự thi (Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2010 giữa Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức, viên chức.
            Thí sinh nộp lệ phí dự tuyển thi công chức Cục Tần số VTĐ khi đến nhận giấy báo thi tại Cục hoặc tại trụ sở các đơn vị thuộc Cục tương ứng với nơi thí sinh đăng ký dự thi.

            VII/ Lưu ý:
            - Thí sinh mang theo Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác để xuất trình khi tham dự tuyển.
            - Khi cần thiết liên lạc với số ĐT: 04-35564919 (máy lẻ 312),  0913541418 (trong giờ hành chính, trừ ngày thứ 7, Chủ nhật).

Các file đính kèm (trường hợp trang chủ xóa link) có thể down ở đây :
http://www.mediafire.com/download.php?9jen26wel685xny

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

WDM (Wavelength Division Multiplexing)

WDM (Wavelength Division Multiplexing) dịch ra tiếng việt gọi là ghép kênh quang theo bước sóng.
Ghép kênh quang cũng như các kiểu ghép kênh truyền thống khác để cùng một đường truyền có thể truyền nhiều thông tin ghép lại để tiết kiệm chi phí và cồng kềnh tốn diện tích.

Tuy nhiên ghép kênh quang còn có ý nghĩa khác nữa :
Do tài nguyên dải tần trong thông tin quang là rất rộng có thể truyền với tốc độ cực lớn, tuy nhiên tốc độ xử lý của các thiết bị thì lại chưa đáp ứng được tốc độ khủng khiếp này => cần chia đường truyền quang thành nhiều dải nhỏ, dùng nhiều bộ xử lý để xử lý riêng cho từng dải tần => WDM cho phép ta tăng dung lượng kênh mà không cần tăng tốc độ bit của đường truyền, bộ xử lý tín hiệu có thể làm việc tốt.


Thực ra tần số và bước sóng thực ra có quan hệ tỷ lệ nghịch theo vận tốc ánh sáng, không rõ vì sao người ta lại gọi cái này là ghép kênh theo bước sóng, có khả năng là để phân biệt với ghép kênh theo tần số vẫn dùng ở các công nghệ cũ.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Mạng PSTN (Public Switch telephone Network)

Mạng PSTN (Public Switch telephone Network) là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng truyền thống dựa vào kĩ thuật chuyển mạch mạch điện. Nó gồm tập hợp nhiều mạng quốc gia tạo thành mạng quốc tế.
Mạng PSTN lúc đầu ra đời chỉ sử dụng cho mục đích truyền thoại bằng máy điện thoại do đó đường giao tiếp giữa thuê bao (TB) và tổng đài (TD) là tương tự và có băng thông 64 Kbps.Vì tiếng nói người có băng tần từ 0-4KHz nên phải lấy mẫu với tần số 8KHz (tần số NyQuyst), mỗi mẫu 8 bit sẽ là 8x8=64Kbps .
Trong mạng PSTN, kết nối liên lạc điện thoại dùng chuyển mạch kênh sử dụng một đường kết nối vật lý giữa người dùng tại hai đầu của mạng. Đường kết nối này bị chiếm dụng và phải được đảm bảo trong suốt quá trình liên lạc. Vì lẽ đó chất lượng cuộc gọi trên mạng PSTN bao giờ cũng tốt hơn trên mạng internet nhưng đổi lại chi phí lại đắt hơn rất nhiều, đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế.
Do có lịch sử phát triển lâu đời và không ngừng đổi mới mạng PSTN hiện tại vẫn hoạt động tốt và cung cấp dịch vụ khá tin cậy (99,999%) .Hầu hết cơ sở hạ tầng hiện nay phục vụ trên 80% cho PSTN.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Mã xoắn (mã chập)

Thực ra thì mình không thực sự hiểu thấu đáo vấn đề mã này, tuy nhiên mình có thể chỉ ra ưu điểm của nó so với mã khối và lý do nó được dùng.
Mình sẽ giải thích nó qua một sơ đồ mã xoắn đơn giản nhất :


Một bít được đưa vào bộ mã hoá sẽ xuất hiện trong 5 bit ở đầu ra. Giả sử ta đang quan sát bit c, đầu ra của bộ mã hoá sẽ gồm :

a XOR b XOR c; a XOR c; b XOR c XOR d; b XOR d; c XOR d XOR e; c XOR e; ...

Toán tử XOR ở đây tương tự toán tử cộng nhị phân (do không biết viết ký tự cộng nhị phân như thế nào).
Có thể thấy là bit c không chỉ phụ thuộc vào các bit liền trước (a, b) mà còn phụ thuộc vào các bit liền sau (d, e).

Bỏ qua những cái như khoảng cách Hamming hay khả năng sửa lỗi của bộ mã hóa này là bao nhiêu, ta chỉ cần biết là bộ mã hóa này sẽ sản sinh ra một chuỗi bit có khả năng sửa lỗi nếu kênh truyền bị lỗi.

Giả sử cho các mã sửa lỗi khối hay xoắn có cùng khẳ năng như nhau, cứ 7 bit thì mã này sửa được 1, ta truyền đi ví dụ 14 bit mã xoắn(A ở đây là đại diện cho bit đúng , B cho bit sai).
Nếu là mã khối (mã Haming, Cyclic ..) 7 bit đầu được phép sai 1 lỗi, 7 bit sau được phép sai 1 lỗi, tương tự ta có.
- AAABAAA AAAAABA ABAAAAA ...
Và mã xoắn thì trong 7 bit (3 bit liền trước và 3 bit liền sau) mà đúng thì sẽ sửa lỗi được, ví dụ đây là trường hợp nó sửa được nhiều lỗi nhất :
- AAABAAA BAAABAA ABAAABAAA..

Có thể nói là mật độ sửa lỗi của mã xoắn tăng hơn hẳn đối với trường hợp lỗi bị rải đều.

Tuy nhiên nó cũng không phải là không có nhược điểm ví dụ lỗi mà kiểu cụm thì :
AAAAABA BAAAAAA... thì mã khối lại sửa được và mã xoắn thì tịt vì mã xoắn đòi hỏi 3 bit trước và 3 bit sau của bit lỗi phải đúng.

Vậy vì sao người ta lại đánh giá mã xoắn tốt hơn mã khối???


Và một thông tin nữa: trong viễn thông thì hầu hết lỗi xảy ra là lỗi cụm -> đáng ra mã khối phải cho kết quả tốt hơn chứ.

Tuy nhiên mã xoắn lại đi kèm với một bộ gọi là bộ hoán vị :

http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/05/xao-tron-interleaving-co-tac-dung-gi.html

nên (trong hầu hết trường hợp) lỗi trong truyền tín hiệu là lỗi cụm (thông tin được xáo trộn trước khi truyền)-> sau khi giải xáo trộn thì các lỗi lại rải ra rất đều -> 5 bit lỗi như ở ví dụ mã xoắn mà là lỗi cụm thì vẫn xử được hết miễn khoảng cách tối thiểu các lỗi là 3 bit đúng với hiệu năng (trong hầu hết trường hợp) tốt hơn mã khối.

Hiện nay có một loại mã còn tốt hơn mã xoắn nữa là mã turbo, cũng dựa trên mã xoắn có điều phức tạp hơn còn cho hiệu năng tốt hơn cả mã xoắn.

Đây là vài nhận xét rút ra khi học, hi vọng nó đúng và hữu ích cho mọi người.



Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Yêu cầu và đề cương tuyển dụng tại VTN 2012

CẦN TUYỂN

I. Kỹ sư vận hành khai thác mạng viễn thông
    1. Số lượng: 15 người.
    2. Nơi làm việc: Trung tâm điều hành mạng tại Hà Nội
    3. Công việc:
- Vận hành khai thác mạng truyền dẫn quang.
- Vận hành khai thác mạng truyền tải IP.
    4. Yêu cầu:
- Tốt nghiệp loại khá, giỏi của các trường Đại học trong và ngoài nước chuyên ngành Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
- Ngoại ngữ: TOEIC 450 điểm trở lên hoặc tương đương.
- Sẵn sàng làm việc với cường độ cao.
    5. Ưu tiên:
- Các ứng viên có kinh nghiệm đã làm việc trong môi trường tương tự.
- Có chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng CCNA trở lên (hoặc các chứng chỉ quản trị mạng tương đương).
- Có các chứng chỉ về ICT khác: hệ điều hành HP Unix, Oracle, Solaris Unix, Windows Server…
- Có bằng thạc sỹ, tiến sỹ.
    6. Hình thức tuyển dụng:
- Vòng 1 thi:
          - Kỹ thuật chuyên ngành.
          - Tiếng Anh.
- Vòng 2: Phỏng vấn.

II. Chuyên viên kinh doanh.
    1. Số lượng: 02 người.
    2. Nơi làm việc: Phòng Kinh doanh.
    3. Công việc: Nghiên cứu và phát triển thị trường dịch vụ viễn thông đường trục.
    4. Yêu cầu:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá giỏi các trường Đại học trong và ngoài nước các chuyên ngành: - Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
- Quản trị kinh doanh, Marketing.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông.
- Có kiến thức cơ bản về công nghệ và dịch vụ viễn thông.
- Hiểu biết về thị trường viễn thông Việt Nam.
- Ngoại ngữ: TOEIC 450 trở lên hoặc tương đương.
    5. Hình thức tuyển dụng:
Vòng 1: Thi tuyển.
Vòng 2: Phỏng vấn.

HỒ SƠ DỰ TUYỂN
    1- Đơn xin dự tuyển (viết tay).
    2- Sơ yếu lý lịch cá nhân (có xác nhận của chính quyền địa phương). CV giới thiệu quá trình công tác (nếu có).
    3- Bảng điểm kết quả học tập (bản sao có công chứng).
    4- Bằng tốt nghiệp (bản sao có công chứng). Và các văn bằng khác (nếu có).
    5- Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế quận, huyện cấp (trong thời gian không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
    6- 02 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng).

HẠN NỘP HỒ SƠ
- Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Nhân sự - Lao động - Tiền lương (Phòng 1101- Trung tâm Viễn thông khu vực I - Toà nhà VTN - 30 Phạm Hùng - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội).
- Thời hạn nộp hồ sơ: Hết ngày 15/07/2012.

* Lưu ý: Chỉ các hồ sơ đã qua vòng sơ tuyển mới được mời dự thi. Không trả lại hồ sơ.



Đề cương

PHẦN I – HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
1. SỢI VÀ CÁP SỢI QUANG
1.1. Sợi quang và cáp sợi quang
1.2. Các thông số sợi quang:
· Suy hao sợi quang
· Tán sắc trong sợi quang
· Dải thông của sợi quang
· Bước sóng cắt
2. THIẾT BỊ THU, PHÁT QUANG
2.1. Nguyên lý biến đổi quang điện
2.1. Diode phát quang
2.2. Diode thu quang
2.4. Độ nhạy thu
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ TRONG THÔNG TIN QUANG
4. KHUẾCH ĐẠI QUANG SỢI ERBIUM
4.1. Cấu trúc và hoạt động
4.2. Khuếch đại trong bộ khuếch đại pha tạp Erbium
4.3. Phổ khuếch đại
4.4. Nhiễu trong bộ khuếch đại
4.5. Các ứng dụng của EDFA
4. KĨ THUẬT BÙ TÁN SẮC
5.1. Ảnh hưởng của bù tán sắc đến hệ thống truyền dẫn quang
5.2. Các kĩ thuật bù tán sắc
6. HỆ THỐNG PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ(SDH) VÀ CẬN ĐỒNG BỘ(PDH)
6.1. Khái niệm
6.2. Phân cấp hệ thống hệ thống
6.3. Sơ đồ khối bộ ghép kênh
7. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG DWDM
7.1. Khái niệm
7.2. Các thành phần trong hệ thống DWDM
7.3. Phân lớp trong hệ thống DWDM
8. CHUYỂN MẠCH QUANG
8.1. Chuyển mạch kênh quang
8.2. Chuyển mạch nhãn G.MPLS
8.3. Chuyển mạch bảo vệ
9. ĐỊNH TUYẾN VÀ GÁN BƯỚC SÓNG TRONG MẠNG QUANG(RWA)
9.1. Các thuật toán định tuyến
9.2. Các phương pháp gán bước sóng
9.3. Ứng dụng của RWA trong thiết kế mạng quang
10. CÔNG NGHỆ IP OVER DWDM
10.1. Kiến trúc IP/DWDM
10.2. Định tuyến theo bước sóng
10.3. Điều khiển mạng và quản l. mạng
11. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG
11.1. Các chỉ dẫn thiết kế
11.2. Quỹ công suất
11.3. Suy hao trong hệ thống
11.4. Cấu trúc
11.5. Topo và các phương thức bảo vệ
PHẦN II – KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHUYỂN MẠCH
1. Kiến thức về báo hiệu
1.1. Mô hình phân lớp báo hiệu SS7
1.2 Mô hình phần lớp của mạng báo hiệu SS7 over IP
1.3. Chức năng của các phân tử trọng mạng báo hiệu SS7
1.4. Mô tả các mảng tin cơ bản của báo hiệu SS7
2. Mạng Đồng bộ
2.1. Các mô hình mạng đồng bộ TDM và IP
2.2. Chức năng của các phân tử trọng mạng đồng bộ TDM và IP
2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá của mạng đồng bộ TDM và IP
2.4. Giao thức đồng bộ NTP
3. Mạng PSTN
3.1. Kiến trúc phân lớp tổng đài của mạng PSTN
3.2. Cấu trúc và chức năng các khối trong tổng đài spc
3.3. Chức năng và các thành phần của phân hệ người và máy
3.4. Chức năng và các thành phần của phân hệ thuê bao
3.5. Chức năng và các thành phần của phân hệ Chuyển mạch
3.6. Chức năng và các thành phần của phân hệ điều khiển
3.7. Chức năng và các thành phần của phân hệ trung kế
4. Hệ thống softswitch
4.1. Chức năng nhiệm vụ của các lớp trong hệ thống softswitch
4.2. Các thành phần trong hệ thống softswitch
4.3. Các giao thức điều khiển trong hệ thống softswitch
4.4. Các giao thức mã hóa trong hệ thống softswitch
4.5. Các yêu cầu mạng truyền tải đối với hệ thống softswitch
5. Mạng IMS
5.1. Các mô hình chuẩn của mạng IMS
5.2. Chức năng nhiệm vụ của các thành phần mạng IMS theo TISPAN
5.3. Các giao thức điều khiển trong mạng IMS
5.4. Xu hướng và các dịch vụ trên mạng IMS
5.5. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống FMC dựa trên IMS
· Mô hình tham chiếu
· Chức năng FMC và điểm hội tụ
PHẦN III: MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU
1. MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI
1.1. Định nghĩa chức năng, nhiệm vụ của các lớp trong mô hình OSI
1.2. Các ứng dụng trong mỗi lớp của mô hình OSI
1.3. Đơn vị dữ liệu trong từng lớp của mô hình OSI
1.4. Đóng gói dữ liệu ở mỗi lớp trong mô hình OSI
2. MÔ HÌNH THAM CHIẾU TCP/IP
2.1. Định nghĩa chức năng, nhiệm vụ của các lớp trong mô hình TCP/IP
2.2. So sánh các lớp trong mô hình TCP/IP và các lớp tương ứng trong mô hình OSI
2.3. Đóng gói dữ liệu ở mỗi lớp trong mô hình TCP/IP
2.4. Chức năng của thiết bị mạng tương ứng với từng lớp trong mô hình TCP/IP
3. ĐỊA CHỈ IPv4, IPv6
3.1. Cấu trúc địa chỉ ipv4, ipv6
3.2. Cách thức chia địa chỉ ipv4, ipv6
3.3. Ứng dụng của địa chỉ ipv4, ipv6 trong mạng truyền số liệu
4. GIAO THỨC LỚP 2 TRONG MÔ HÌNH TCP/IP
4.1. Giao thức HDLC
4.2. Giao thức PPP
4.3. Giao thức ARP
5. GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN
5.1. Giao thức OSPF
5.2. Giao thức IS-IS
5.3. Giao thức BGP
5.4. Giao thức PIM, IGMP
6. CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS
6.1. Cấu trúc nhãn
6.2. Giao thức báo hiệu trong mạng MPLS (Control plane)
6.3. Cách thức chuyển tiếp dữ liệu trong mạng MPLS (Data plane)
6.4. Điều khiển lưu lượng trong mạng MPLS
6.5. Sự khác nhau giữa LDP và RSVP
6.6. Ưu nhược điểm của giao thức LDP, RSVP
7. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ (QOS) TRONG MẠNG IP
7.1. Các mô hình QoS
7.2. Các tham số QoS (layer 2, layer3)
PHẦN IV: DỊCH VỤ TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS
1. DỊCH VỤ VPN LAYER 3
1.1. Các tham số trong dịch vụ vpn layer 3 (RD, RT, Community..)
1.2. Ứng dụng của dịch vụ vpn layer 3
1.3. Giao thức báo hiệu được sử dụng trong vpn layer 3
1.4. Ưu nhược điểm của dịch vụ vpn layer 3
2. DỊCH VỤ VPN LAYER 2
2.1. Các tham số trong dịch vụ vpn layer 2
2.2. Ứng dụng của dịch vụ vpn layer 2
2.3. Giao thức báo hiệu được sử dụng trong vpn l ayer 2
2.4. Ưu nhược điểm của dịch vụ vpn layer 2



KẾ HOẠCH THI TUYỂN LAO ĐỘNG NĂM 2012

Chúc mừng các bạn thí sinh đã qua vòng sơ tuyển hồ sơ, mời các bạn thí sinh đến Trung tâm vào:
9h00 ngày 06/8: để nghe phổ biến lịch thi, phương thức thi, đề cương và giải đáp các thắc mắc của thí sinh.
Địa điểm: Hội trường tầng 3 tòa nhà VTN, 30 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội

Lịch thi:
- Ngày 11,12/8 thi chuyên môn. Phương thức thi trắc nghiệm trên máy tính.
- Thí sinh đạt yêu cầu của phần thi chuyên môn sẽ được mời tham dự phần thi tiếng Anh vào ngày 22/8 theo chuẩn TOEIC

Địa điểm:
- Bài thi chuyên môn: Hội trường tầng 2 tòa nhà VTN, 30 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội
- Tiếng Anh thi tại Trung tâm đào tạo tiếng Anh thực hành Allework – số 15 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Các thí sinh đạt yêu cầu của vòng thi tuyển sẽ được mời phỏng vấn tại 30 Phạm Hùng, Từ Liêm , Hà Nội

Chú ý: Thí sinh mang theo Chứng minh thư nhân dân hoạc Thẻ sinh viên khi vào phòng thi 






Đại thể là tuy đạt yêu cầu ban đầu nhưng hồ sơ mình bị loại (hình như học viện kỹ thuật quân sự không được ưu tiên lắm), bọn bạn cùng lớp cũng thế, có 2 đứa bằng giỏi thì được gọi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes