Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Các lĩnh vực trong viễn thông

Các bạn đã có được cái nhìn cơ bản về điện tử viễn thông thông qua bài viết http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/ien-tu-vien-thong-la-gi.html
tuy nhiên bài viết này chi tiết hơn và thiên về giới thiệu các lĩnh vực so với bài viết trước chủ yếu để giải thích khái niệm "là gì"

a. Xử lý tín hiệu

Trước tiên, cốt lõi của viễn thông là truyền thông tin. Thông tin là một phần quan trọng không thể thiếu. Thông tin trong viễn thông có nhiều dạng khác nhau, như tiếng nói, hình ảnh, video…. Mỗi thông tin có các thuộc tính khác nhau. Thông tin có thể tồn tại dưới 2 dạng: analog (tín hiệu liên tục theo thời gian hay còn gọi là tín hiệu tương tự) hoặc digital (tín hiệu số). Tín hiệu liên tục theo thời gian cũng được xử lý một cách hiệu quả theo qui trình: biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số (biến đổi A/D), xử lý tín hiệu số (lọc, biến đổi, tách lấy thông tin, nén, lưu trử, truyền,...) và sau đó, nếu cần, phục hồi lại thành tín hiệu tương tự (biến đổi D/A) để phục vụ cho các mục đích cụ thể.

Tất cả các xử lý thông tin như nén kích thước thông tin, chuyển đổi định dạng, giảm kích thước thông tin, watermaking, xóa nhiễu, tái chế, phục hồi, nhận dạng … được gọi chung là xử lý tín hiệu (Signal Processing). Thực chất xử lý tín hiệu là một môn cơ sở không thể thiếu được cho nhiều ngành khoa học, kỹ thuật như: điện, điện tử, tự động hóa, tin học, vật lý và viễn thông. Xử lý tín hiệu có nội dung khá rộng dựa trên một cơ sở toán học tương đối phức tạp. Nó có nhiều ứng dụng đa dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất khó phân biệt rạch ròi đâu là xử lý tín hiệu trong viễn thông, đâu không phải là cho viễn thông. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số khía cạnh của xử lý tín hiệu trong viễn thông:

- Nhu cầu truyền thông tin multimedia (hình ảnh, âm thanh, video) với thời gian thực (real-time) ngày càng cao dẫn đến cần phải có các định dạng cho kích thước nhỏ và chất lượng tốt. Đó chính là một trong những nhiệm vụ của xử lý tín hiệu multimedia.

- Bài toán nhận dạng: nhận dạng tiếng nói, hình ảnh, chữ viết, chuẩn đoán bệnh qua telemedicine (y học từ xa thông qua Internet), xác định vị trí, tốc độ, đường đi của các vật thể liên lạc di động (mobile communicating object) , chuẩn đoán “bệnh” của một thiết bị viễn thông trong hệ thống (dựa vào các thông tin xác suất)… cũng là một dạng xử lý tín hiệu.

- Trong truyền thông, thông tin thường bị nhiễu noise, echo, bị các hiệu ứng fading, đa đường, mixer (trộn lẫn thông tin từ nhiều nguồn)…. Thông tin thu được do đó cần phải được xử lý để làm giảm các hiệu ứng này.

Các vấn đề liên quan đến xử lý tín hiệu được trình bày/thảo luận ở đây

b. Truyền thông kỹ thuật số

Trước khi truyền đi, thông tin sẽ phải được mã hóa, nén, điều chế, v.v. được minh họa bởi sơ đồ truyền thông tin ở hình 2. Tất cả các quá trình diễn ra trong dây chuyền truyền thông tin như điều chế, encoder, mã hóa, v.v. thì được gọi chung là truyền thông kỹ thuật số (digital communication). Đôi khi người ta vẫn xem truyền thông kỹ thuật số là một dạng xử lý tín hiệu. Tuy nhiên, chung tôi muốn tách biệt nó ra khỏi phần xử lý tín hiệu vì nó mang nhiều đặc thù riêng.

Kỹ thuật truyền thông số đã phát triển từ gần 60 năm qua, có thể tính từ khi ra đời lý thuyết thông tin của Claude Shannon (1948). Nhưng phải đến những năm 70’s thì những hệ thống đầu tiền sử dụng lý thuyết thông tin này mới ra đời vì đến lúc đấy thì tốc độ tính tóan của phần cứng mới đủ khả năng thực hiện các thuật toán phức tạp của lý thuyết truyền thông.



Hình 2: Sơ đồ truyền thông tin

Mỗi một block trên hình 2 là một vấn đề nghiên cứu của truyền thông kỹ thuật số. Truyền thông kỹ thuật số xây dựng và phát triển các giao thức viễn thông ở lớp vật lý (physical) và lớp kết nối thông tin (data-link) (trong mô hình 7 lớp của ISO mà sẽ được giới thiệu ở phần sau của bài viết này). Cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là các công nghệ không dây, truyền thông kỹ thuật số cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu truyền thông với tốc độ nhanh và hiệu quả cao (ít lỗi). Các nghiên cứu nhằm tìm ra hoặc cải tiến các quá trình mã hóa, điều chế, các mã hóa sữa sai phối hợp phức tạp, các cách thức “access” vào kênh truyền có chọn lọc, các kỹ thuật trãi phổ mới vẫn đang tiếp diễn. Khuynh hướng thiết kế dây chuyền truyền thông có khả năng tự thích ứng (adaptive), có khả năng nhận thức (cognitive), có thể tự cấu hình (reconfigurable) để có thể truyền thông tin trên nhiều mạng truy cập khác nhau hay còn gọi là software defined radio (SDR) vẫn đang được tập trung nghiên cứu phát triển. Các kỹ thuật mới này đòi hỏi các thành phần RF (radio frequency) hoặc các bộ vi xử lý số (digital processor), bộ nhớ (memory) phải ngày càng cung cấp nhiều tính năng hơn với giá thành thấp hơn và năng lượng tiêu thụ thấp.

c. Truyền sóng điện từ/vô tuyến và điện tử RF

Thông tin sau khi được chuyển đổi thành tín hiệu tương tự sẽ được truyền đi giữa máy phát và máy thu thông qua một môi trường hoặc dây dẫn (sóng điện từ) hoặc môi trường không dây dẫn (sóng vô tuyến). Trong viễn thông không dây, ngày này mọi người đều nói đến việc kết hợp nhiều angten để thu và phát sóng (MIMO) hoặc sử dụng angten thông minh (smart antenna) để tăng hiệu quả truyền sóng. Bên cạnh đó, những có gắng nhằm biến khả năng sử dụng đường dây tải điện kiêm đường dây tải thông tin cũng được tiếp tục nghiên cứu.


Hình 3: Ví dụ mô hình đơn giản của máy thu kỹ thuật số

Để truyền sóng thông tin, chúng ta cần phải có máy phát và máy thu. Hình 3 là ví dụ của một máy thu bao gồm angten, các bộ lọc, bộ trộn (mixer), các chuyển đổi A/D hoặc ngược lại D/A… Khía cạnh này của viễn thông gắn liền với lĩnh vực điện tử (vi mạch xử lý, FPGA, ASIC…)

d. Mạng viễn thông

Thông thường, thông tin trao đổi giữa hai thực thể (source và sink) sẽ được truyền qua nhiều thực thể trung gian để tạo thành một đường nối (logical link) giữa 2 thực thể này. Tất cả các thực thể tham gia cấu thành cho quá trình trao đổi thông tin này tạo thành một mạng (network) viễn thông.


Hình 4: Ví dụ mạng ad hoc

Một ví dụ đơn giản về mạng đó là mạng ad hoc như ở hình 4. Trong mạng này, bất kỳ 2 thực thể nào cũng có thể liên lạc với nhau hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các thực thể trung gian khác. Một ví dụ phức tạp hơn là thực thể A kết từ PDA tới AP wifi bằng không dây. AP wifi lại nối kết phía sau modem ADSL đến SDLAM (cáp ADSL). DSLAM sẽ nối kết vào mạng lõi. Ở đâu bên kia, thực thể đối thoại B nối kết vào mạng lõi thông qua mạng di động UMTS chẳng hạn. Mô hình mạng vừa miêu tả ở trên được thể hiện ở hình 5 dưới đây.


Hình 5: Kiến trúc mạng viễn thông

Nhìn về kiến trúc mạng, ta có thể dễ dàng phân biệt 2 mạng: mạng truy cập (access network) và mạng lõi (core network/ transport network). Sự phân chia này khá rõ ràng trong mô hình mạng tế bào.

- Mạng lõi/trục: Khuynh hướng phát triển của mạng lõi sẽ là mạng IP (IP-based core) để cho phép nối kết nhiều công nghệ mạng truy cập khác nhau lại với nhau dễ dàng và bởi vì thông tin trong tương lai sẽ hoàn toàn ở dạng gói. Vấn đề của mạng lõi là làm thể nào để chuyển gói thông tin thật nhanh (hàng trăm Gbps trở lên). Ý tưởng chủ đạo để thực hiện điều đó là cắt gói thông tin thành từng gói nhỏ (giống trong ATM), hoặc thực hiện routing ở mức độ thấp hơn IP chẳng hạn dựa vào label như trong MPLS, hoặc VCI/VPI trong ATM, hoặc Ethernet. Bên cạnh người ta cũng đưa khái niệm chất lượng dịch vụ (Quality of Service) vào trong mạng lõi (DiffServ, Intserv, RSVP…). Một ví dụ về mạng lõi hội tụ các mạng ATM, Ethernet, Voice, Frame Relay, IP nhờ vào MPLS được thể hiện ở hình 6. Lớp vật lý trong mạng lõi sử dụng các kỹ thuật truyền cáp quang như SDH, SONET, WDM để có thể vận chuyển thông tin với tốc độ cao.


Hình 6: Mạng lõi trong tương lai sử dụng MPLS

- Công nghệ Internet: Internet có thể được xem như là một mạng công cộng ở tầm thế giới dựa trên công nghệ IP (Internet Protocol). Tên Internet được sử dụng vào năm 1983 để chỉ mạng ARPANET, mạng được xây dựng từ những năm 70’s (thời kỳ chiến tranh lạnh) bởi Hoa Kỳ với mục đích dùng cho liên lạc trong quân đội. Nhiệm vụ của mạng ARPANET là làm thế nào vẫn hoặt động được nếu một phần của mạng bị hỏng, đặt trong bối cảnh bị tấn công hạt nhân của Liên Xô. Từ đó mạng Internet đã không ngừng phát triển. Điểm khác biệt của Internet và mạng điện thoại thời bấy giờ là trong Internet thông tin sẽ được đóng thành gói (packet) và không cần thiết phải tạo một circuit (mạch) nối giữa 2 thực thể liên lạc đầu và cuối. Internet hoặc động trên mô hình lớp (7 lớp) với nhiều giao thức khác nhau. Trong công nghệ mạng IP, người ta càng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ: giao thức QoS, điều khiển tắt nghẹn mạng (congestion), điều chỉnh lưu thông traffic trong mạng, đặt/thuê trước tài nguyên mạng (RSVP),…. Cũng nhằm hướng đến một chất lượng dịch vụ tốt hơn các router, switch tốc độ cực nhanh (ultra-high speed) cũng đang được quan tâm nghiên cứu. Kéo theo là các nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả lý thuyết hàng đợi nâng cao, phân bố công việc nâng cao trong các thiết bị viễn thông. Bên cạnh Internet tốc độ cao, Internet di động (mobile) là một nhu cầu cấp thiết: Internet không dây, VoIP di động (Skype, SIP, H323, MEGACO), quản lý di động (Mobile IP, Mobike, IKEv2, IPv4-IPv6 translation). Gần đây, các kỹ thuật P2P (peer-to-peer) (chia sẻ thông tin ngang hàng) như Kazza, Bittorent, Skype, P2P TV…nhận được sử hưởng ứng mạnh mẻ của người dùng.

Các vấn đề liên quan đến mạng trục và công nghệ IP được thảo luận và trình bày ở đây

- Công nghệ mạng di động không dây: Công nghệ mạng di động ngày càng phát triển mạnh mẻ. Mỗi mạng di động phát triển nhằm vào những đối tượng người dùng khác nhau, những ứng dụng khác nhau. Các công nghệ nổi bật:

+Đầu tiên phải kể đến là mạng tế bào (cellular):Mạng tế bào phát triển thông qua các thể hệ từ 1G đến beyond 3G. Mạng di động thể hệ thứ 3G (UMTS, CDMA2000) đang được triển khai rộng khắp. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đang hướng về mạng thể hệ 3.9G (gẫn 4G) như 3G LTE của 3GPP và UMB của 3GPP2. Mục đích là tăng tốc độ truyền thông tin lên tầm hàng trăm Mbps.

+ Mạng satellite được dùng thay thể cho cáp dưới biển và dùng cho liên lạc ở những nơi mà không thể triển khai hạ tầng mạng (liên lạc đến các tàu trên đại dương, trên sa mạc…). Satellite còn dùng cho định vị ở ngoài trời (GPS).

+ Mạng WLAN 802.11: Hiện tại trên thị trường chỉ tìm thấy mạng 802.11a/b/g còn các chuẩn khác như i/k/l/m/n/f/e… nhiều chuẩn đã hoàn tất giai đoạn hóa và đang trong qua trình đưa ra thị trường và cũng nhiều chuẩn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chuẩn hóa.

+ Mạng WIMAX , WiBro (802.16): Phiên bản cố định (802.16d) đang trong giai đoạn thử nghiệm và triển khai ở một số nước, phiên bản di động (802.16e) đã được chuẩn hóa xong và IEEE đang bắt tay vào nghiên cứu và chuẩn hóa 802.16j (relay Wimax).

+ Mạng Wireless Personal Area Network (WPAN): Mạng này hoạt động ở khoảng cách tầm vài mét trở lại như Bluetooth (802.15.1), Zigbee (802.15.4), RFID, mạng băng thông cực rộng UWB (Ultra Wideband) (802.15.3). Vấn đề giải quyết giao thoa RF là một trong những vấn đề mà WPAN cần phải giải quyết. Bên cạnh người ta cũng đang ứng dụng mạng WPAN vào việc định vị trong nhà (indoor) vì GPS chỉ cho phép định vị outdoor.

+ Mạng adhoc và cảm biến: Ứng dụng của nó ngày càng rộng rải, trong quân đội, trong đời sống hằng ngày, trong y tế, trong quản lý môi trường… Một số vấn đề nổi cộm của mạng adhoc và cảm biến là routing, khả năng tự hiệu chỉnh (reconfigurable), bảo mật và tiết kiệm năng lượng.

+ Mạng 4G: Do có nhiều mạng khác nhau, khuynh hướng tiếp theo sẽ là hội tụ tất cả chúng lại để phục vụ người dùng một cách tốt hơn. Lý do hội tụ là vì không có bất kỳ công nghệ nào có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu như: tốc độ truyền thông tin cao, chất lượng dịch vụ cao, vùng phủ sóng lớn, thích ứng cho người dùng khi di chuyển với tốc độ cao, giá thành rẻ… Tuy theo từng ứng dụng sẽ có một loại hình mạng thích ứng. Tương lai viễn thông đang phát triển theo hướng hội tụ: thiết bị đầu cuối (terminal) phát triển theo hướng tất cả trong một (one-in-all), mạng phát triển theo hướng hội tụ theo nhiều mức độ khác nhau.

Các vấn đề liên quan đến mạng không dây di di động được đề cập đến ở đây

e. Bảo mật

Trong viễn thông vấn đề bảo mật ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu. Bảo mật có thể chia thành 2 mảng chính, đó là bảo mật cho mạng (network security) và mã hóa (cryptology). Ngành mã hóa là một ngành khoa học lâu đời. Trong kỷ nguyên hiện đại, mã hóa được xây dựng dựa trên các lý thuyết tóan học phức tạp về số nguyên tố, định lý fermat, hay gần đây là dựa vào đường elip, lượng tử (Quantum)… Cùng với sự phát triển vượt bật của tốc độ tính toán, các thuật tóan mã hóa ngày càng phải được cải tiến để chóng lại việc bẻ khóa bằng thuật tóan tìm kiếm exhaustive. Trong suốt quá trình liên lạc, thông tin cần phải được mã hóa sao cho chỉ có 2 thực thể đang liên lạc với nhau có thể giải mã được thông tin ấy còn các thực thể trung gian chỉ có thể đọc được địa chỉ để chuyển thông tin đi. Mã hóa có thể tham gia vào quá trình thông ở nhiều mức độ khác nhau: sóng radio, thông tin gói IP,… Trong mạng viễn thông, nhiều giao thức được nghiên cứu và hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bảo mật trong liên lạc như: SSL/TLS, IPsec, VPN, Radius/Diameter, EAP….Mỗi một công nghệ mạng di động có một cơ chế bảo mật riêng. Một số vần đề bảo mật trong mạng là làm thế nào để thực hiện các quá trình xác thực (authentication và identification) các thực thể trong mạng nhanh, giảm khối lượng thông tin trao đổi (overhead) giữa các thực thể, giải quyết bài toán bảo mật trong mạng hội tụ…

Trên đây là một cách tiếp cận để phân chia các lĩnh vực trong ngành viễn thông. Song, thực tế giữa các lĩnh vực không có một ranh giới rõ ràng, bởi một điều đơn giản là chúng nối kết với nhau trong cùng một hệ thống.

Nguồn http://vntelecom.org/diendan/content.php?r=16-tongquanvevienthong

Không giống như nguồn bài viết, phần sự phân lớp trong mạng viễn thông được mình tách thành một bài riêng ở đây :

90% sinh viên học ngoại ngữ sai phương pháp

Viễn thông là một ngành học mà đòi hỏi trình độ ngoại ngữ mà đặc biệt là tiếng anh rất nhiều. Nếu chúng ta không học chắc Tiếng Anh thì có thể nói sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận những kiến thức chuyên sâu của ngành học này và sau đi làm sẽ là giao tiếp với các chuyên gia nước ngoài. Vậy học học tiếng anh thế nào? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ chỉ ra được sai lầm và giúp các bạn tăng khả năng tiếng anh lên để có thể thành công trong tương lai :


Hơn 90 % chúng ta học ngoại ngữ sai phương pháp

Hôm trước tình cờ đọc được một bài rất hay của một thầy giáo rất tận tâm - thầy Duynhien .Mình copy lại đây cho mọi người cùng xem
Phần 1:
Trong entry vừa qua (Help!!!), thaibinh01 có hỏi làm sao để học nghe tiếng Anh. Tôi thấy vấn đề này là một vấn đề của nhiều sinh viên Việt Nam trong những năm đầu tiên muốn nâng cao trình độ tiếng Anh mình, vì thế tôi viết thành một topic, như một chia sẻ, để cho nhiều người tham khảo và góp ý.
LÀM SAO NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH
(và nói chung: MỘT NGOẠI NGỮ)
Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.
Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.
Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.
Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!
Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên

Từ lúc sinh ra chúng ta đã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới NÓI những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học ĐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.
Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập ĐỌC các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người khác có thể hiểu được.
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.
Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!
Và đây là bí quyết để Nghe:
A. Nghe thụ động:
1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!
2 - Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.
B. Nghe chủ động.
1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.
(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tuned', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.
3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Đa số chúng ta đều học ngoại ngữ ngược chiều tự nhiên, có rất nhiều bạn học ngoại ngữ nhưng không nghe và nói được, mà nếu có nghe và nói được thì nói sai be bét . Bạn muốn nói tiếng anh như người bản ngữ đừng bao giờ theo cách học tiếng anh truyền thống ( bạn đã học tiếng anh bao nhiêu năm rùi ? gần 10 năm??? bạn có nghe và nói giỏi tiếng anh ko??? ) . Khi mình còn là sinh viên mình không theo cách học của trường , vì nó thật terrible..và bây giờ mình có thể nghe, nói tiếng a rất thoải mái . Cách đây 2 năm mình gặp 1 thầy làm ở bộ giáo dục của Hoa Kì tại đại sứ quán Mỹ , thầy có khuyên mình một câu " Bạn muốn nói tốt thì bạn phải nghe tốt trước đã, bạn muốn viết tốt thì bạn phải đọc tốt trước đã ". Còn chúng ta khi học ngoại ngữ thì sao, có bao h các bạn bắt chước giọng của người bản ngữ không, hay toàn bắt chước giọng của các thầy cô . Thầy cô nghe giọng Mỹ lại nhắc lại bằng giọng Anh-Anh hoặc có nhắc lại thì chưa chắc đã chuẩn , học sinh, sinh viên cứ như thế không thể nghe được ( vì không thể giải thích được các hiện tượng về âm ). Nói chung là chúng ta khi đã lớn rồi , quá trình hấp thụ ngôn ngữ kém hơn trẻ em nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra "một quy trình học ngôn ngữ nhân tạo theo chiều tự nhiên " EffortlessEnglish là một phương pháp rất hay, mình khẳng định nếu bạn nào chăm chỉ luyện theo phương pháp này trong vòng 6 tháng bạn ấy sẽ có thể nghe và nói khá tốt với một giọng nói gần giống người bản ngữ (giọng Mỹ )

Nguồn : google.com.vn

Các khái niệm cơ bản trong viễn thông (phần 2)

Phần này giải thích các khái niệm cơ bản trong truyền tin, tất cả những khái niệm này đều thuộc loại trừu tượng (không phải vật thể, không chạm vào được)

Băng thông kênh truyền ?
Thực sự khái niệm này đã được thảo luận khá nhiều trên các diễn đàn viễn thông rồi. Và cũng có rất nhiều cuộc tranh cãi về nó. Mình xin trích vào đây 1 khái niệm về Băng thông kênh truyền.

Băng thông của một kênh truyền (Bandwidth)
Bởi vì một tín hiệu bất kỳ có thể được xem như là một sự kết hợp của một chuỗi các sóng hình sin, nên ta có thể xem rằng, sự truyền tải một tín hiệu bất kỳ tương đương với việc truyền tải các sóng hình sin thành phần. Vì tần số của chúng là khác nhau, chúng có thể đến nơi với độ suy giảm là khác nhau, một trong số chúng có thể không còn nhận ra được. Nếu ta định nghĩa một ngưỡng còn “nghe” được A0, thì tất cả các tín hiệu hình sin có tần số nhỏ hơn f1 được xem như bị mất. Tương tự các tín hiệu có tần số lớn hơn f2 cũng được xem là bị mất. Những tín hiện có thể nhận ra được ở bên nghe là các tín hiệu có tần số nằm giữa f1 và f2. Khoản tần số này được gọi là băng thông của một kênh truyền.
Nói một các khác, với một tín hiệu phức tạp bất kỳ, tín hiệu này sẽ truyền tải được nếu như tần số của các sóng hình sin thành phần của nó có tần số nằm trong khoảng băng thông của kênh truyền. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, băng thông càng lớn thì càng có nhiều tín hiệu được truyền đến nơi. Chính vì thế chúng ta thường quan tâm đến các kênh truyền có băng thông rộng…
Ví dụ: độ rộng băng thông của kênh truyền điện thoại là 3100Hz vì các tín hiệu âm thanh có thể nghe được nằm ở khoảng tần số từ 300 Hz đến 3400 Hz.
==>Mình có thể ví dụ cho bạn thế này: “Khi bạn hét lớn, nói nhanh, nói thầm, nói chậm thì dù bạn có cố gắng thế nào thì tiếng nói của bạn cũng phát ra nằm ở dải tần 20Hz- 3,5Khz ==> và đó chính là băng thông của tín hiệu tiếng nói ===>Vậy băng thông là dải tần số được giới hạn bởi tần số Fmin và Fmax chứa tất cả các tần số thuộc tín hiệu cần truyền đi (có thể đọc thảo luận về băng thông tại đây.

Băng tần hay dải tần: Cũng được giới hạn bởi tần số Fmax và Fmin nhưng băng tần ko gắn với 1 kênh truyền hay 1 tín hiệu nào cả, nó đơn thuần là 1 dải tần số mà cho phép các hệ thống có thể sử dụng để thu phát tín hiệu (việc quy định quản lý dải tần là rất quan trọng để tránh sự can nhiễu của các hệ thống với nhau, việc cấp phát băng tần do cục bảo vệ tần số quy định “bất kỳ 1 cá nhân hay tập thể nào sử dụng dải tần và công suất phát quá lớn ảnh hưởng đến các hệ thống khác mà ko xin phép cục tần số đều vi phạm pháp luật (ko tin bạn thử xem)).

Sóng mang cao tần: Trong khái niệm về điều chế như sau :
Điều chế là quá trình ghi tin tức vào dao động cao tần nhờ biến đổi một thông số nào đó như biên độ, tần số hay góc pha của dao động cao tần theo tin tức.
Thông qua điều chế, tin tức ở miền tần số thấp được chuyển lên vùng tần số cao để bức xạ
truyền đi xa.
- Tin tức được gọi là tín hiệu điều chế.
- Dao động cao tần được gọi là tải tin hay tải tần.
- Dao động cao tần mang tin tức gọi là dao động cao tần đã điều chế.
==>Trong khái niệm về điều chế có nói đến “dao động cao tần “==> đó chính là sóng mang cao tần. Nó đơn thuần là 1 dao động hình sin (nếu sóng mang là tương tự) có tần số cao, hoặc là dao động hình xung vuông (nếu sóng mang là số).

Tốc độ bít: Trong hệ thống viễn thông ngày nay hầu hết đều làm việc với tín hiệu số vì cho chất lượng dịch vụ cao hơn rất nhiều so với tín hiệu tương tự ==> ở tín hiệu tương tự ta cần đề cập đến tần số trung tâm, băng thông tín hiệu thì ở tín hiệu số cần đề cập đến tốc độ bít của tín hiệu, tốc độ số liệu …
- Nếu gọi thời gian tồn tại 1 bít của tín hiệu số là Tb thì ta có tốc độ bít của tín hiệu đó là: Rb = 1/Tb (bit/s )
==> Tốc độ bít cho ta biết trong 1 khoảng thời gian thì số bít của tín hiệu được truyền đi là bao nhiêu.
- Nếu kênh truyền có độ rộng băng tần là vô hạn thì có thể truyền tin với tốc độ rất cao ==> để tăng tốc độ bít của tín hiệu ta chỉ cần làm giảm thời gian tồn tại 1 xung của tín hiệu đó (việc này được thực hiện bằng các bộ ghép , tách kênh) nhưng đấy chỉ là giả thiết vì ko có kênh truyền nào có băng thông vô hạn cả.

Tốc độ số liệu: tốc độ số liệu C hay còn gọi là dung lượng kênh truyền ==> là tốc độ bít lớn nhất mà kênh truyền có thể đáp ứng mà ko gây méo dạng tín hiệu. Nếu gọi Rb max là tốc độ bít max mà nếu truyền tín hiệu có tốc độ lớn hơn Rbmax (dù 1 tí) thì tín hiệu bên thu bị méo dang và ko thể khôi phục được ==> khi đó Rbmax chính là tốc độ số liệu C.
- Trong khi tốc độ bít Rb có thể tăng hay giảm nhờ các bộ ghép tách kênh thì, tốc độ số liệu C lại ko hề thay đổi và phục thuộc vào: băng thông kênh truyền; nhiễu tác động vào kênh …
- C= B log2 [ 1+ S/N ] bit/s ; (Với B là độ rộng băng của kênh truyền )
==> tùy thuộc vào môi truờng truyền dẫn mà có độ rộng băng tần của kênh truyền lớn hay nhỏ và từ đó thì tốc độ dữ liệu lớn hay bé. Hiện nay thì môi trường truyền dẫn quang (cụ thể là sợi đơn mod) có băng tần rộng 20Thz ==> có thể truyền dẫn tốc độ dữ liệu lên tới 40Gbit/s.

Các khái niệm cơ bản trong viễn thông (phần 1)

Phần này giải thích các khái niệm cơ bản về tên gọi các đối tượng xử lý hay cần được xử lý trong viễn thông

Viễn thông (Telecommunication): bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin (trao đổi hay quảng bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa là bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết, dữ liệu, ...) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp quang hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện từ khác).
+ Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng

Thông tin (Information): Thông tin là các tính chất xác định của vật chất được tiếp nhận bởi nhà quan sát từ thế giới vật chất xung quanh. Có thể hiểu một cách chung nhất là hiểu biểt hay tri thức có khả năng được biểu diễn dưới dạng thích hợp cho quá trình trao đổi , truyền đưa,lưu trữ hay xử lý ( tiếng nói,hình ảnh,dữ liệu..)

Bản tin (Message): Thông tin được thể hiện ở một dạng thức nhất định được gọi là bản tin. Dạng thể hiện có thể là văn bản, bản nhạc, hình vẽ, đoạn thoại. Một bản tin chứa đựng một lượng thông tin cụ thể, có nguồn và đích xác định cần được chuyển một cách chính xác, đúng đích và kịp thời.

Nguồn tin (Information source): Nguồn tin là nơi sản sinh hay chứa các bản tin cần truyền. Vì thế, nguồn tin có thể là con người hay các thiết bị thu phát âm thanh, hình ảnh, các thiết bị lưu trữ và thu nhận thông tin để phát đi ...

Máy phát(Transmitter) : máy phát ở nguồn (bên nguồn) lè thiết bị có khả năng lấy thông tin và chuyển đổi nó thành tín hiệu để có thể truyền được (máy điện thoại, đầu cuốn dữ liệu, máy tính...).

Máy thu(Receiver): máy thu sẽ được đặt ở đích đến (sink) để thu nhận tín hiệu truyền từ nguồn và chuyển đổi tín hiệu ngược lại thành thông tin

Mạch(Circuit): là tuyến thông tin đi qua môi trường đã được thiết lập giữa 2 hoặc nhiều điểm từ đầu tới cuối giữa máy thu và máy phát. Nó hàm ý một kết nối logic và một đường vật lý để phục vụ mục đích truy nhập hoặc truyền tải. Có nhiều kiểu mạch đơn công, song công, bán song công

Đường liên kết(Link): là một phân đoạn giữa 2 điểm của một mạch từ đầu tới cuối, một mạch gồm nhiều link hoặc 1 link

Trung kế(Trunk): là một mạch tao đổi thong tin được chia sẻ bởi nhiều người dùng
  • Kết nối giữa các hệ thống chuyển mạch 
  • Nhóm đường trung kế gọi là nhóm các trung kế phục vụ cùng một mục đích 
  • Trung kế một hướng ra , trung kế một hướng vào , trung kế hai hướng 
Kênh(Channel): là kết nối một chiều giữa máy phát và máy thu, một kênh là một kết nối logic qua một mạch vật lý phục vụ cho một cuộc liên lạc. Có thể cấu hình một mạch vật lý cho nhiều kênh logic.

Thiết bị chuyển mạch(Switch): là một thiết bị thực hiện viẹc thiết lập , duy trì và đấu nối chéo cho các kết nối logic bằng các mạch vật lý
  • Thiết lập kênh đấu nối theo yêu cầu phục vụ chủ yếu cho thoại 
  • Thiết bị chuyển mạch gói là tên chung cho cả chuyển mạch khung va chuyển mạch tế bào phục vụ chủ yếu cho trao đổi thông tin dữ liệu giữa các máy tính , hình ảnh.. 

Bộ định tuyến(Router): là một thiết bị thông minh có khả năng định tuyến lưu lượng dựa vào khả năng quan sát toàn mạng
  • Là thiết bị được lập trình công phu, phức tạp 
  • Xác định đường đi của một cuộc gọi qua nhiều tham số
Mạng(network): là một cơ cấu các phần tử làm việc kết hợp cùng nhau tạo nên một mạng lưới phục vụ việc truyền tải thông tin
  • Là tất cả những gì tính từ phía phát đến phía thu gồm cả đường liên kết,node chuyển mạch, các thiết bị trung gian... 
  • Mạng gồm nhiều loại: LAN,MAN,WAN
Tín hiệu(signal): là dạng năng lượng mang theo thông tin tách ra được và truyền từ nơi phát đến nơi thu
  • Phân loại : tín hiệu analog và tín hiệu digital 
  • Bản chất thông tin tín hiệu : tín hiệu âm thanh , hình ảnh , dữ liệu 
  • Năng lượng mang : tín hiệu điện , tín hiệu quang... 
  • Vùng tần số:âm tần , cao tần,siêu cao tần..

Tổng quan về các thế hệ mạng di động

Kể từ khi nhận được vài thông tin chỉ giáo từ một anh bạn về việc nhầm lẫn và sai lạc kiến thức về mạng truyền thông 3G thì mình quyết định tham khảo hết chi tiết lịch sử cũng như sơ luợc cách thức hoạt động của các loại mạng di động như: 2G, 2,5G, 2,75G, 3G… Nay, xin nêu vài nét tổng quan duới đây cùng các bạn và rất mong các bạn bổ sung thêm hay sửa chữa nếu có sai sót gì nhằm mục đích giúp mọi người hiểu thêm cũng như dễ dàng tham khảo các tiến bộ di động hiện đại.


Tổng quan kiến thức về các thế hệ mạng di động

Mạng thông tin di động 1G?

Là mạng thông tin di động không dây cơ bản đầu tiên trên thế giới. Nó là hệ thống giao tiếp thông tin qua kết nối tín hiệu analog được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 80s. Nó sử dụng các ăng-ten thu phát sóng gắn ngoài, kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín hiệu xử lý thoại thông qua các module gắn trong máy di động. Chính vì thế mà các thế hệ máy di động đầu tiên trên thế giới có kích thước khá to và cồng kềnh do tích hợp cùng lúc 2 module thu tín hiện và phát tín hiệu như trên.

Tổng quan kiến thức về các thế hệ mạng di động
Tiêu biểu cho thế hệ mạng di động 1G là các thiết bị thu phát tin hiệu analog to và khá kềnh càng.

Mặc dù là thế hệ mạng di động đầu tiên với tần số chỉ từ 150MHz nhưng mạng 1G cũng phân ra khá nhiều chuẩn kết nối theo từng phân vùng riêng trên thế giới: NMT (Nordic Mobile Telephone) là chuẩn dành cho các nước Bắc Âu và Nga; AMPS (Advanced Mobile Phone System) tại Hoa Kỳ; TACS (Total Access Communications System) tại Anh; JTAGS tại Nhật; C-Netz tại Tây Đức; Radiocom 2000 tại Pháp; RTMI tại Ý.

Mạng thông tin di động 2G?

Là thế hệ kết nối thông tin di động mang tính cải cách cũng như khác hoàn toàn so với thế hệ đầu tiên. Nó sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu analog của thế hệ 1G và được áp dụng lần đầu tiên tại Phần Lan bởi Radiolinja (hiện là nhà cung cấp mạng con của tập đoàn Elisa Oyj) trong năm 1991. Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến bộ trong suốt một thời gian dài: mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối rộng hơn 1G và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản – SMS. Theo đó, các tin hiệu thoại khi được thu nhận sẽ đuợc mã hoá thành tín hiệu kỹ thuật số dưới nhiều dạng mã hiệu (codecs), cho phép nhiều gói mã thoại được lưu chuyển trên cùng một băng thông, tiết kiệm thời gian và chi phí. Song song đó, tín hiệu kỹ thuật số truyền nhận trong thế hệ 2G tạo ra nguồn năng lượng sóng nhẹ hơn và sử dụng các chip thu phát nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích bên trong thiết bị hơn…

Tổng quan kiến thức về các thế hệ mạng di động
Tiêu biểu cho việc phát triển mạnh mẽ của mạng 2G chính là sản phẩm iPhone - sản phẩm điện thoại di động bán chaỵ nhất trong 4 năm trở lại đây.

Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: nền TDMA (Time Division Multiple Access) và nền CDMA cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo yêu cầu sử dụng từ thiết bị cũng như hạ tầng từng phân vùng quốc gia:

  • GSM (TDMA-based), khơi nguồn áp dụng tại Phần Lan và sau đó trở thành chuẩn phổ biến trên toàn 6 Châu lục. Và hiện nay vẫn đang được sử dụng bởi hơn 80% nhà cung cấp mạng di động toàn cầu.
  • CDMA2000 – tần số 450 MHZ cũng là nền tảng di động tương tự GSM nói trên nhưng nó lại dựa trên nền CDMA và hiện cũng đang được cung cấp bởi 60 nhà mạng GSM trên toàn thế giới.
  • IS-95 hay còn gọi là cdmaOne, (nền tảng CDMA) được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Á và chiếm gần 17% các mạng toàn cầu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì có khoảng 12 nhà mạng đang chuyển dịch dần từ chuẩn mạng này sang GSM (tương tự như HT Mobile tại Việt Nam vừa qua) tại: Mexico, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc.
  • PDC (nền tảng TDMA) tại Japan
  • iDEN (nền tảng TDMA) sử dụng bởi Nextel tại Hoa Kỳ và Telus Mobility tại Canada.
  • IS-136 hay còn gọi là D-AMPS, (nền tảng TDMA) là chuẩn kết nối phổ biến nhất tính đến thời điểm này và đưọ7c cung cấp hầu hết tại các nước trên thế giới cũng như Hoa Kỳ.

Mạng thông tin di động 2.5G?

Là thế hệ kết nối thông tin di động bản lề giữa 2G và 3G. Chữ số 2.5G chính là biểu tượng cho việc mạng 2G được trang bị hệ thống chuyển mạch gói bên cạnh hệ thống chuyển mạch theo kênh truyền thống. Nó không được định nghĩa chính thức bởi bất kỳ nhà mạng hay tổ chức nào và chỉ mang mục đích duy nhất là tiếp thị công nghệ mới theo mạng 2G.

Tổng quan kiến thức về các thế hệ mạng di động

Mạng 2.5G cung cấp một số lợi ích tương tự mạng 3G và có thể dùng cơ sở hạ tầng có sẵn của các nhà mạng 2G trong các mạng GSM và CDMA. Và tiến bộ duy nhất chính là GPRS - công nghệ kết nối trực tuyến, lưu chuyển dữ liệu được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM. Bên cạnh đó, một vài giao thức, chẳng hạn như EDGE cho GSM và CDMA2000 1x-RTT cho CDMA, có thể đạt được chất lượng gần như các dịch vụ cơ bản 3G (bởi vì chúng dùng một tốc độ truyền dữ liệu chung là 144 kbit/s), nhưng vẫn được xem như là dịch vụ 2.5G (hoặc là nghe có vẻ phức tạp hơn là 2.75G) bởi vì nó chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3G thực sự.

* EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), hay còn gọi là EGPRS, là một công nghệ di động được nâng cấp từ GPRS - cho phép truyền dự liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s dành cho người dùng cố định hoặc di chuyển chậm, 144kbit/s cho người dùng di chuyển với tốc độ cao. Trên đường tiến đến 3G, EDGE được biết đến như là công nghệ 2.75G. Thực tế bên cạnh điều chế GMSK, EDGE dùng phương thức điều chế 8-PSK để tăng tốc độ dữ liệu truyền. Chính vì thế, để triển khai EDGE, các nhà cung cấp mạng phải thay đổi trạm phát sóng BTS cũng như là thiết bị di động so với mạng GPRS.

Mạng thông tin di động 3G?

Là thế hệ truyền thông di động thứ ba, tiên tiến hơn hẳn các thế hệ trước đó. Nó cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh, âm thanh, video clips...

Tổng quan kiến thức về các thế hệ mạng di động
Với 3G, di động đã có thể truyền tải dữ liệu trực tuyến, online, chat, xem tivi theo kênh riêng...

Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là lá cờ đầu. Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ Euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng vốn đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt lên làm vấn đề ưu tiên nhất. Và cũng chính Nhật Bản là nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi, tiên phong bởi nhà mạng NTT DoCoMo. Tính đến năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, và mạng 2G đang dần dần đi vào lãng quên trong tiềm thức công nghệ tại Nhật Bản.

Công nghệ 3G cũng được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU). Ban đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế giới, nhưng trên thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành 4 phần riêng biệt:

UMTS (W-CDMA)

  • UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên công nghệ truy cập vô tuyến W-CDMA, là giải pháp nói chung thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dụng GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.
  • FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy là dựa trên công nghệ W-CDMA, nhưng công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này).
CDMA 2000

  • Là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 được đưa ra bàn thảo và áp dụng bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2 – một tổ chức độc lập với 3GPP. Và đã có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV.
  • CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU.
  • Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của Nhận Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU nâng cấp mạng lên tốc độ 3.6 Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002.
TD-SCDMA
Chuẩn được ít được biết đến hơn là TD-SCDMA, được phát triển riêng tại Trung Quốc bởi công ty Datang và Siemens.

Wideband CDMA
Hỗ trợ tốc độ giữa 384 kbit/s và 2 Mbit/s. Giao thức này được dùng trong một mạng diện rộng WAN, tốc độ tối đa là 384 kbit/s. Khi nó dùng trong một mạng cục bộ LAN, tốc độ tối đa chỉ là 1,8 Mbit/s. Chuẩn này cũng được công nhận bởi ITU.

* 3.5G: là hệ thống mạng di động truyền tải tốc độ cao HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), phát triển từ 3G và hiện đang được 166 nhà mạng tại 75 nước đưa vào cung cấp cho người dùng. Nó đuợc kết hợp từ 2 công nghệ kết nối không dây hiện đại HSPA và HSUPA, cho phép tốc độ truyền dẫn lên đến 7.2Mbp/s. (cái này đính chính bài viết gốc là HSDPA cho đường xuống và HSUPA cho đường lên tạo ra cái gọi là HSPA chứ không phải là 3 cái riêng)

Mạng thông tin di động 4G?

Hay còn có thể viết là 4-G, là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 - 1,5 Gbit/s. Cách đây không lâu thì một nhóm gồm 26 công ty trong đó có Vodafone (Anh), Siemens (Đức), Alcatel (Pháp), NEC và DoCoMo (Nhật Bản), đã ký thỏa thuận cùng nhau phát triển một tiêu chí cao cấp cho ĐTDĐ, một thế hệ thứ 4 trong kết nối di động – đó chính là nền tảng cho kết nối 4G sắp tới đây.

Tổng quan kiến thức về các thế hệ mạng di động

Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. Các nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100 Mbit/s khi di chuyển và tới 1 Gbit/s khi đứng yên, cũng như cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên các hình ảnh, video clips chất lượng cao. Mạng điện thoại 3G hiện tại của DoCoMo có tốc độ tải là 384 Kbit/s và truyền dữ liệu lên với tốc độ 129 Kbit/s. NTT DoCoMo cũng hy vọng trong vòng 2010 - 2012 sẽ có thể đưa mạng 4G vào kinh doanh.

Tổng quan kiến thức về các thế hệ mạng di động
Có thể vào đầu năm sau, 2010 nhà mạng NTT DoCoMo sẽ chính thức lên sóng 4G Lte tại Nhật.

Và trong tương lai, mạng di động LTE Advance, WiMax (nhánh khác của 4G)… sẽ là những thế hệ tiến bộ hơn nữa, cho phép người dùng truyền tải các dữ liệu HD, xem tivi tốc độ cao, trải nghệm web tiên tiến hơn cũng như mang lại cho người dùng nhiều tiện lợi hơn nữa từ chính chiếc di động của mình.

Nguồn http://www.tinhte.vn/f367/tong-quan-kien-thuc-ve-cac-he-mang-di-dong-270153/


Đây là file ảnh mình lấy từ slide các hệ thống thông tin vô tuyến 2 của thày Đỗ Quốc Trinh cho thấy một phần (chắc chắn là chưa đủ) các thế hệ di động từ 2G đến 4G và thời điểm xuất hiện cùng tốc độ và dịch vụ.

Đại thể là có rất nhiều nhánh, ở việt nam thì các bạn có nghiên cứu thì nên nghiên cứu các chuẩn phổ biến nhất và có ở việt nam thôi gồm, GSM, CDMA, GPRS, EDGE, W-CDMA (UMTS), HSPA với 4g thì thấy toàn LTE, nhiêu đây cũng đủ mệt lắm rồi ^^
 

Lịch sử viễn thông và vai trò trong cuộc sống

Viễn thông (Telecommunicare - tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư, điện thoại)

Ngày nay khi công nghệ đã phát triển rất cao, con người liên lạc với nhau thông qua những phương tiện viễn thông sử dụng công nghệ liên lạc hiện đại .


Lịch sử

Viễn thông là một thuật ngữ liên quan tới việc truyền tin và tín hiệu. Ngay từ ngày xa xưa, những người tiền sử đã biết dùng khói để báo hiệu, những người thổ dân ở những hòn đảo xa xôi dùng các cột khói để liên lạc, báo hiệu và truyền tin. Mai An Tiêm dùng dưa hấu để truyền tin về đất liền,... có thể nói thuật ngữ viễn thông đã có từ xa xưa.

Tuy nhiên có thể nói, khái niệm viễn thông được chính thức sử dụng khi cha đẻ của máy điện báo Samuel Finley Breese Morse sau bao ngày đêm nghiên cứu vất vả, ông đã sáng chế chiếc máy điện báo đầu tiên. Bức điện báo đầu tiên dùng mã Morse được truyền đi trên trái đất từ Nhà Quốc Hội Mỹ tới Baltimore cách đó 64 km đã đánh dấu kỷ nguyên mới của viễn thông. Trong bức thông điệp đầu tiên này Morse đã viết "Thượng Đế sáng tạo nên những kỳ tích".

Nói đến lịch sử của Viễn thông, không thể không nhắc đến Alexader Graham Bell, ông là người đầu tiên sáng chế ra điện thoại. Để tưởng nhớ ông, ngày 7 tháng 8 năm 1922 mọi máy điện thoại trên nước Mỹ đều ngừng hoạt động để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn nhà khoa học xuất sắc A.G Bell (1847 - 1922).

Trên quy mô xã hội, nếu điện tín (1884), điện thoại (1876), radio (1895) và vô tuyến truyền hình (1925) đã làm thay đổi cách giao tiếp trong quan hệ con người thì sự xuất hiện của vệ tinh viễn thông (1960) sợi quang học (1977), công nghệ không dây đã làm nên một hệ thần kinh thông minh nhạy bén trên trái đất. Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt, tính cách của trái đất, đã hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người của mỗi quốc gia, gắn kết mọi người với nhau nhờ một mạng lưới viễn thông vô hình và hữu hình trên khắp trái đất và vũ trụ. Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ. Ngành VT đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại, video (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán tới mọi nơi trên thế giới một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất cả mọi người.


Viễn thông hiện đại

Điện thoại

Đối với hệ thống điện thoại có dây truyền thống, người sử dụng ở bên chủ gọi quay số (gửi số bằng xung) hoặc bấm số (gửi số bằng tone) của bên bị gọi. Bên chủ gọi sẽ được kết nối với bên bị gọi thông qua một số tổng đài. Tiếng nói được thu bằng một micrô nhỏ nằm trong ống nghe, chuyển thành tín hiệu điện và truyền tới tổng đài gần nhất. Tín hiệu này sẽ được chuyển thành tín hiệu số để truyền đến tổng đài kế tiếp. Ở đầu người nghe, tín hiệu điện sẽ được chuyển thành tín hiệu âm thanh và phát ra ở ống nghe.

Hầu hết điện thoại cố định là điện thoại tương tự. Các cuộc gọi ở cự li ngắn (cùng một tổng đài) có thể chỉ sử dụng tín hiệu tương tự. Đối với cuộc gọi đường dài, tín hiệu được biến thành tín hiệu số để truyền đi xa. Tín hiệu số có thể được truyền đi chung với dữ liệu Internet, giá rẻ hơn, và có thể phục hồi lại khi truyền qua một khoảng cách xa trong khi đó tín hiệu tương tự thì không tránh khỏi bị nhiễu làm sai lệch.

Điện thoại di động ra đời đã tác động nhiều lên mạng viễn thông. Ở một số nước, số lượng thuê bao điện thoại di động còn nhiều hơn điện thoại cố định.

Mạng viễn thông đã trải qua nhiều tiến bộ vượt bậc khi xuất hiện những công nghệ mới. Vào thập niên 90, thông tin quang được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của nó là tốc độ truyền dẫn được tăng lên rất cao. Để có được điều này là do vài nguyên nhân. Thứ nhất, sợi quang nhỏ hơn rất nhiều so với các loại cáp trước đó. Thứ hai, không có hiện tượng xuyên âm nên hàng trăm sợi quang có thể được gộp chung lại thành một sợi cáp. Thứ ba, những công nghệ ghép kênh đã tăng tốc độ truyền dẫn trên sợi quang theo cấp số nhân.
Tín hiệu thoại sau khi được số hóa sẽ trở thành những mẫu có dung lượng một byte. Các mẫu của mỗi cuộc điện thoại sẽ được xếp cạnh và xen kẽ nhau theo một trật tự nhất định để truyền đi xa. Kỹ thuật này gọi là phân kênh theo thời gian (TDM).

Vô tuyến truyền hình

Phương thức truyền hình ảnh và âm thanh từ xa đến người xem qua làn sóng mặt đất hoặc vệ tinh mà không cần đến dây cáp dẫn tín hiệu. Theo phương thức này, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được điều chế vào một sóng cao tần và được khuyếch đại đến một mức cần thiết để phát đi đến máy thu thông qua mạng máy phát trên mặt đất hoặc máy phát trực tiếp trên vệ tinh. Trong VTTH áp dụng nguyên tắc truyền liên tục hình ảnh đối tượng [nguyên tắc do nhà khoa học người Bồ Đào Nha Paiva (A. de Paiva) đề xuất vào cuối thế kỉ 19, và độc lập với ông là nhà khoa học Nga Bakhơmetievưi (P. I. Bakhmet'evyj)]: ở trạm truyền, hình ảnh đối tượng được biến đổi liên tục thành các tín hiệu điện tử (phân tích hình ảnh) chuyển theo kênh thông vào các máy thu; ở đó, lại thực hiện việc biến đổi ngược lại (tổng hợp hình ảnh). VTTH đã được phát triển cùng với việc sử dụng phân tích và tổng hợp thiết bị quang cơ, và mở đầu là một kĩ sư người Đức Nipkôp (P. G. Nipkow) vào năm 1884. Giữa những năm 30 thế kỉ 20, đã xuất hiện những hệ thống đầu tiên VTTH điện tử. Sự phát triển của hệ thống hiện đại VTTH gắn liền với việc nâng cao độ nét hình ảnh, độ chống nhiễu và tác động tầm xa. Từ giữa những năm 80 của thế kỉ 20, hệ thống VTTH kĩ thuật số đã bắt đầu được ứng dụng

Internet

Mạng nội bộ

Còn có tên gọi là mạng LAN.



Điện tử viễn thông là gì?

Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu về khái niệm của điện tử viễn thông, những bạn có ý định học theo ngành này, hay thậm chí các bạn đang học hay ra trường nhưng vẫn không hiểu rõ là mình đã và đang học những thứ này để làm gì.


Search google từ khóa "Điện tử viễn thông là gì?" sẽ ra 1 loạt bài viết và dưới đây là một bài viết mình thấy là khá đầy đủ, một bài viết kiểu hướng nghiệp :

Điện tử viễn thông là gì?

Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có.

Đó có thể là những thiết bị điện tử thông thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày như: Đài, TV, điện thoại cho tới những hệ thống phức tạp chưa đến 1s đã chuyển thông tin từ châu lục này tới châu lục khác, từ vệ tinh bay trên bầu không khí quyển tới Trái Đất.

Lĩnh vực điện tử:

Đây là lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử - "bộ não" điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh.

Với sự nỗ lực không ngừng của các chuyên gia, những vi mạch ngày càng trở nên bé nhỏ và thông minh hơn. Ngày nay, một trong những hướng nghiên cứu được thế giới tập trung phát triển là các "chip sinh học". Đây là những con chip có cấu trúc như cấu trúc của ADN, giúp tăng cường tối đa khả năng lưu trữ.

Lĩnh vực viễn thông:

Lĩnh vực viễn thông là ngành nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện tử viễn thông để tạo nên các mạng viễn thông.

Bạn thường nghe nói chúng ta đang sống trên xa lộ thông tin? Các mạng viễn thông này chính là xa lộ thông tin ấy - nơi bạn có thể kết nối thông tin liên lạc với mọi nơi.

Mạng viễn thông là phương tiện truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu cuối.

Nếu điện tín (1884), điện thoại (1876), radio (1895) và vô số tuyến truyền hình (1925) đã thay đổi cách thức giao tiếp của con người thì sự xuất hiện của thông tin viễn thông (1960), sợi quang học (1977) và mới nhất là công nghệ thông tin không dây tạo nên 1 hệ thần kinh thông minh, nhạy bén trên Trái Đất.

Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt của Trái Đất hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người, mỗi quốc gia. Gắn kết mọi người với nhau nhờ 1 mạng lưới viễn thông vô hình và vô hình trên khắp Trái Đất và vũ trụ.

Sự hội tụ của ngành điện tử viễn thông và các ngành khác

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ. Ngành Điện tử Viễn thông tự hào là ngành đưa tri thức của mọi người đến mỗi người và ngược lại...

Ngành Điện rử Viễn thông không ngừng phát triển để đem lại sự hội tụ (hay sự thống nhất) về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu như điện thoại, truyền hình (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu)... Dữ liệu internet băng rộng đã thúc đẩy ngành Công nghệ thông tin phát triển lên 1 mức cao hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Các bạn có thể gọi điện thoại qua mạng internet, xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, chia sẻ nguồn dữ liệu hay giao dịch mua bán ở khoảng cách rất xa...

Trên tất cả, điều mà những người làm trong ngành Điện tử Viễn thông luôn hướng tới là tạo ra 1 thế giới gần gũi hơn cho tất cả mọi người.

Những tố chất giúp bạn thành công trong ngành Điện tử Viễn thông

Thông minh và năng động

Điện tử Viễn thông là 1 ngành công nghệ mới, đòi hỏi bạn phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.

Kiên trì, nhẫn nại

Làm khoa học đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại. Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn không có tính kiên trì và nhẫn nại thì khi 1 hệ thống gặp khó khăn, bạn khó có thể giải quyết được sự cố xảy ra.

Có mục tiêu và đam mê

Đây là điều không thể thiếu cho sự thành công ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực khoa học nào và không ngoại từ Điện tử Viễn thông. Bạn trước hết cần phải có niềm đam mê thật sự, quyết tâm theo đuổi trong công việc. Khi đó bạn mới có thể tự mình đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng rõ ràng, lên kế hoạch cụ thể cho công tác học tập và nghiên cứu của mình.

Thế giới khoa học nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng có rất nhiều điều thú vị, có thể làm bạn bị phân tán khỏi mục tiêu chính, hoặc tệ hơn, khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn nếu như bạn không có niềm đam mê.

Tuy nhiên xin bạn đừng thất vọng hay e ngại, bởi niềm đam mê có thể được bồi đắp và mục tiêu có thể được nuôi dưỡng qua thời gian.

Tìm tòi, học hỏi, khả năng ngoại ngữ

Ngành Điện tử Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển.

Khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành. Các công nghệ mới, các chuẩn mới đưa ra đều được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức). Vì vậy nếu bạn không có khả năng ngoại ngữ thì bạn khó có thể nắm bắt đước các công nghệ mới. Ngược lại, với khả năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể tự tin rằng bạn đã đi được 1 nửa chặng đường.

Khả năng làm việc theo nhóm ( Team-work)

Điện tử Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Đối với người Việt Nam nói chung, khả năng này còn yếu, do vậy bạn sẽ phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này có thể thích ứng ngay được với yêu cầu của công việc.

Trong thế giới Điện tử Viễn thông bạn sẽ làm gì?

Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới

Nếu bạn thích tím tòi sáng tạo thì đây có thể là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Cá kĩ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người.

Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.

Lĩnh vực mạng, viễn thông

Trong lĩnh vực này, bạn không chỉ làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... mà còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, giúp cho việc liên lạc giữa hàng tỉ người trên toàn cầu được chính xác...

Không chỉ vậy, bạn còn thiết kế các hệ thống mạng, từ hệ thống mạng LAN trong văn phòng, gia đình, tới những hệ thống mạng trục phức tạp, tinh vi, tạo nên hệ thần kinh cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Các hệ thống mạng không cần thông minh, đơn giản, tin cậy đối với khách hàng mà còn phải có khả năng an toàn trước những đợt tấn công của virus, hacker (tin tặc) phá hoại.

Lĩnh vực định vị dẫn đường

Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.

Lĩnh vực điện tử y sinh

Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.

Những căn bệnh rất khó khăn trong chẩn đoán hay điều trị trước kia, nay nhờ thiết bị điện tử đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Các thí nghiệm, nghiên cứu sinh vật học cũng nhờ thiết bị Điện tử Viễn thông trở nên chính xác hơn. Điện tử Viễn thông nàgy càng giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của lĩnh vực điện tử y sinh.

Lĩnh vực âm thành, hình ảnh

Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thếit bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...

Học Điện tử Viễn thông ở đâu?


Học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng

Tại Việt Nam các bạn có thể học ngành Điện tử Viễn thông ở rất nhiều trường đại học khác nhau.

Học ở thế giới ảo

Tất nhiên chúng ta không thể không nhắc đến môi trường học tập phong phú và đầy đủ thông tin: học tập trên mạng.

Học tập trên mạng có nhiều hình thức khác nhau: bạn có thể đăng kí các khoá học trực tuyến (online), hoặc có thể tự học từ những nguồn tài liệu bổ ích, luôn sẵn có.

Cũng trên môi trường mạng, một cách học tập và trao đổi kinh nghiệm rất tốt là tham gia vào các diễn đàn (forum) về Điện tử Viễn thông. Tại đây, bạn sẽ gặp những người có chung hoài bão và niềm say mê với bạn, từ những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực này cho đến những chuyên gia. Những vấn đề, rắc rối của từng cá nhân hoặc nhóm sẽ được đưa ra để nhiều "cái đầu" cùng suy nghĩ và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Cũng tại diễn đàn này những thông tin công nghệ, ứng dụng mới trong ngành luôn được cấp nhất liên tục.

Qua bài viết trên đây các bạn có thể có một cái nhìn tổng quan về ngành điện tử viễn thông. Tuy nhiên, là một học viên điện tử viễn thông đang làm đồ án tốt nghiệp (tại thời điểm viết bài), mình cũng muốn viết những kiến thức, nhận xét suy nghĩ cá nhân, theo cách suy nghĩ và nhìn nhận theo con mắt chủ quan của bản thân, theo một cách trình bày ngắn gọn hơn và đính chính cả các nhầm lẫn mà mọi người trong gia đình, họ hàng, bạn bè vẫn nghĩ về ngành này. Thông tin có thể đúng, có thể sai, các bạn vẫn nên dựa trên bài viết trên (và các bài viết khác trên mạng nếu vẫn chưa rõ) để có thể so sánh những sai khác và có một cách nhìn khách quan nhất.
Điện tử viễn thông ngay từ cái tên đã gồm 2 phần, điện tử và viễn thông, 2 hướng đi khác nhau nhưng kết hợp chặt chẽ phối hợp với nhau để cho ra các sản phẩm dịch vụ nghe nhìn - bất ly thân, không thể thiếu - trong đời sống hiện đại.

Mình học điện tử viễn thông, khóa 6 - hvktqs hệ dân sự - niên khóa 2007-2012 và thiên hướng của mình là về viễn thông. Mình và đa số các bạn lớp mình khi đăng ký đồ án cũng là về viễn thông, nhất là di động (dạo này đang hot). Sau khi học hết chương trình viễn thông mình được các thày cộng với tìm hiểu trên mạng thì có mấy hướng chính để làm đồ án và cũng là mấy hướng phổ biến trong viễn thông:
  • Truyền hình: các chuẩn dvb , chuẩn nén, chuẩn truyền dữ liệu ...
  • Di động (đồ án đăng ký nhiều nhất) : 2G, 2.5, 2.75, 3G, 3.5g, 3.75, 4g, đấy là tổng quan chứ thường đồ án thì nghiên cứu một vài kỹ thuật trong nó thôi, nghe các thày nói tổng quan thì được ít điểm.
  • Quang : cho tốt độ cao nhất hiện nay trong các công nghệ thông dụng (còn phòng thí nghiệm thì thấy thỉnh thoảng ti vi giới thiệu các công nghệ truyền khủng khiếp lắm).
  • Mạng: mạng thì nhiều và cũng lắm cách phân chia như theo phương thức truyền (có dây không dây), phạm vi (phổ biến hay gặp nhất là mạng nội bộ như LAN, to nhất thì internet chúng ta đang dùng), theo chức năng (ấn tượng đọng lại rõ nhất là mạng cảm biến wireless sensor network)...
  • Vệ tinh: được giới thiệu đúng 1 buổi và nghe nói kiến thức hàn lâm lắm
  • Vi ba: cũng chỉ được giới thiệu một tí không hơn, một dạng truyền vô tuyến tốc độ cao với sóng rất ngắn.
  • Tổng đài, chuyển mạch ...
Nhiều người không có sự phân biệt rõ ràng công nghệ thông tin với điện tử, viễn thông hay thậm chí với điện.

Thông tin được xử lý bằng các thiết bị phần cứng, đó là vấn đề nghiên cứu của điện tử. Thông tin đó được truyền đi và phân phối các nơi, đó là công việc của viễn thông (tương tự giao thông vận tải thôi, chỉ khác là cái cần vận chuyển là thông tin). Thông tin đó được xử lý thì của phần thiết bị cứng thì đúng rồi, nhưng để ra lệnh cho nó xử lý thế nào, hiển thị thế nào, lưu trữ thế nào, tương tác thế nào thì phải có ai đó viết kịch bản để nó chạy, đó là công nghệ thông tin. Còn điện thì để nuôi sống, giúp máy móc hoạt động. Nôm na là như vậy.
Nếu coi thông tin như 1 gói hàng thì trang thiết bị vật tư bến bãi vận chuyển gói hàng đó là anh điện tử, người phụ trách vận chuyển, điều hàng phân phối gói hàng đó là anh viễn thông, anh công nghệ thông tin thì xử lý các thông tin gói hàng (gói hàng của ai, từ đâu, gửi đến đâu, không gửi được thì làm sao, xác nhận người gửi người nhận ...), còn anh điện thì như là xăng dầu cho xe vận chuyển, chạy máy móc vậy.
    Tớ đăng ký đồ án là "Tìm hiểu lớp vật lý trong HSDPA" nên trong thời gian tới viết về cái này nhiều nhất.

    Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

     
    Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes