Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Truy nhập gói đường lên tốc độ cao HSUPA

1. GIỚI THIỆU

Ngay sau khi giải pháp HSDPA được giới thiệu vào cuối năm 2005, và được các công ty cung cấp giải pháp mạng truyền thông hàng đầu lựa chọn cho các thiết bị mạng của mình thì số lượng các thuê bao UMTS trên toàn thế giới không ngừng gia tăng mạnh mẽ. Các thuê bao thế hệ mới có thể sử dụng card dữ liệu tích hợp trong thiết bị notebook để truy nhập dữ liệu khi đang di chuyển, hoặc có thể sử dụng điện thoại di dộng của mình để truy nhập vào những ứng dụng mới, như xem truyền hình di dộng hoặc tải các file âm thanh hình ảnh… Hệ thống UMTS cung cấp các dịch vụ dữ liệu chất lượng cao, tốc độ dữ liệu đạt được khoảng 384 kbit/s. Tuy nhiên người sử dụng trong nhiều trường hợp vẫn yêu cầu chất lượng truyền tải dữ liệu cao hơn. Chẳng hạn một thương gia khi di chuyển do nhu cầu mở rộng thị trường của mình và họ cần phải đính kèm rất nhiều file tài liệu vào e-mail rồi gửi chúng tới máy tính xách tay, hay trường hợp một người dùng bình thường khác yêu cầu được thực hiện truyền thông trực tiếp với nhau (person-to-person), gửi các video clip và bài hát cho nhau, tải lên các tệp âm thanh lên trang web nhật ký điện tử (Blogs)… Để đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thông phải:

- Cải thiện năng lực hệ thống tải lên
- Tăng thông lượng đường lên của người dùng
- Giảm trễ

Vì những lý do nêu trên, giải pháp truy nhập gói dữ liệu tốc độ cao ở đường lên HSUPA (High Speed Uplink Packet Access) được phát triển ngay sau khi giải pháp truy nhập gói dữ liệu tốc độ cao ở đường xuống HSDPA ( High Speed Downlink Packet Access) ra đời nhằm tăng cường kỹ thuật cho hệ thống UMTS trong truyền tải dữ liệu.

HSDPA đã được giới thiệu trong ấn bản R.5 của 3GPP và bước đầu được phát triển trong mạng di dộng 3G toàn cầu. HSDPA tăng tốc độ tải dữ liệu đường xuống tới 14 Mbit/s (về mặt lý thuyết) và gia tăng đáng kể dung lượng của mạng di dộng.

HSUPA là bước phát triển mới cho các mạng UMTS. Giải pháp công nghệ này còn có tên là E-DCH (Enhanced Uplink DCH) được giới thiệu trong ấn bản R.6 của 3GPP. Mục tiêu của HSUPA là tăng tốc độ truyền dẫn gói dữ liệu ở đường lên tới 5,76 Mbps. Hơn nữa HSUPA cũng sẽ gia tăng dung lượng đường xuống và giảm trễ. Một sự kết hợp giữa HSDPA và HSUPA sẽ giúp tối ưu hóa quá trình truyền tải gói dữ liệu trên cả hai đường: lên và xuống.

2. TỔNG QUAN VỀ HSUPA

HSUPA khi vận hành cùng với HSDPA sẽ tạo ra sự thay đổi quan trọng trong toàn bộ hệ thống truyền thông di động. HSUPA hỗ trợ ngay cả khi người dùng di chuyển ở vận tốc cao (xấp xỉ 120 km/h). Tuy nhiên, cũng như các hệ thống khác, hệ thống ứng dụng giải pháp HSUPA có thể hỗ trợ ở mức thấp hơn mức tính toán về mặt lý thuyết. Nếu so sánh với hệ thống ứng dụng kỹ thuật theo ấn bản Rel’99 thì hệ thống 3GPP có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn như sau:

- Tăng dung lượng hệ thống lên 70 %
- Giảm trễ truyền dẫn gói tại điểm cuối người dùng xuống 55 %

- Tăng thông lượng người dùng lên 50 %

Tổng quát, giải pháp HSUPA gồm các khái niệm chính sau đây:

2.1 SẮP XẾP ĐƯỜNG LÊN (UPLINK SCHEDULING)

Cơ chế sắp xếp đường lên là đặc điểm quan trọng của HSUPA. Thiết bị sắp xếp đường lên được đặt tại Node B gần với giao diện vô tuyến (giống với giải pháp HSDPA, thiết bị sắp xếp đường xuống cũng được đặt tại Node B).

Thiết bị sắp xếp đường lên có chức năng điều khiển các tài nguyên đường lên được các thiết bị người dùng UE sử dụng trong cell. Do đó, nó cho phép cấp phát tối đa tỷ lệ công suất nguồn phát tới mỗi UE, thực tế giới hạn kích thước khối vận tải giúp UE có thể lựa chọn tốc độ dữ liệu đường lên.

Cơ chế sắp xếp dựa trên nguyên lý cấp phát tương đối và tuyệt đối (absolute and relative grants). Cấp phát tuyệt đối (absolute grant) được sử dụng để khởi tạo quá trình xử lý sắp xếp và cung cấp các tốc độ truyền dẫn tuyệt đối tới các thiết bị người dùng UE, ngược lại nguyên lý cấp phát tương đối (relative  grant) được sử dụng nhằm tăng / giảm công suất phát cho phép.

     Cần chú ý rằng mỗi UE đều có các lệnh sắp xếp từ các tuyến liên kết vô tuyến khác nhau, là do HSUPA sử dụng một mật độ lớn các đường lên khác nhau.

2.2 SẮP XẾP NHANH TẠI NODE B

Node B có chức năng điều khiển tốc độ truyền dẫn và quá trình chỉ định UE (sắp xếp). Qúa trình sắp xếp được thực hiện tại Node B nhằm giảm nhiễu cho mức được yêu cầu (Tín hiệu gửi tới nguồn gây nhiễu – Signal to Noise Power). Tín hiệu mức L1 của Node B giới hạn tỷ lệ cực đại của nhiễu (Bù công suất kênh DPCCH). Tại thời điểm trễ điều khiển ngắn hơn trễ tại Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC, quá trình điều khiển thích ứng được thực hiện tương đương với quá trình thăng giáng tỷ lệ nhiễu. Khi một quá trình gia tăng tạp âm ở vùng biên (Noise Raise Margin) có giá trị thấp hơn được thiết lập, dung lượng của đường lên Uplink sẽ được gia tăng.

Thiết bị người dùng UE gửi tín hiệu điều khiển yêu cầu tốc độ (Rate Request) cho đường lên Uplink tới Node B. Node B gửi trở lại tín hiệu cấp phát tốc độ  Rate Grant) L1 cho UE. Tín hiệu mức 1 (L1) được gửi đi từ UE chính là yêu cầu tăng tốc độ dựa trên kích thước của bộ đệm. UE gửi tín hiệu yêu cầu tốc độ (Rate Request) mức 2 (L2) chứa thông tin về kích thước bộ đệm của luồng dữ liệu ưu tiên cao nhất. Tín hiệu điều khiển gửi xuống từ Node B chính là tín hiệu cấp phát tuyệt đối (absolute grant – AG) và cấp phát tương đối (Relative Grant – RG). AG là giá trị tuyệt đối của công suất bù cho phép được sử dụng. Lúc này Node B điều khiển một cell phục vụ có thể gửi tín hiệu AG. Không có bất kỳ tín hiệu AG nào được truyền đi từ Node B đang điều khiển các cell ở trạng thái không phục vụ (Non-serving cells). Tín hiệu RG được sử dụng nhằm điều khiển quá trình thăng giáng công suất bù và tín hiệu này được gửi đi từ tất cả các cell trong nhóm cell lân cận HSUPA.


Hình 1. Quá trình sắp xếp tại Node B

2.3 HARQ

Giao thức yêu cầu lặp tự động hỗn hợp HARQ là dạng giao thức tái truyền dẫn, được ứng dụng để cải thiện tính chất chống chịu các lỗi tương thích liên kết. Node B có thể yêu cầu tái truyền dẫn các gói dữ liệu đã nhận bị lỗi, đồng thời gửi cho mỗi gói một báo nhận (ACK) hoặc hồi âm báo nhận các gói dữ liệu không nguyên vẹn (NACK) tới UE. Hơn nữa, Node B có thể thực hiện phối hợp mềm (soft combine), chẳng hạn phối hợp các quá trình tái truyền dẫn với quá trình truyền dẫn gốc trong bộ thu dữ liệu. Trong đó Node B thực hiện gửi lặp các gói giống nhau, ngoài ra Node B còn thực hiện mã hóa bằng cách gửi đi các bit chẵn lẻ (parity bits).

Giao thức HARQ trong HSUPA thuộc dạng giao thức Dừng lại và đợi (Stop and Wait) giữa Node B và UE. Điều này làm giảm thời gian trễ tái truyền dẫn xuống mức thấp nhất so với RLC tại RNC trong các hệ thống Rel’99. Kết quả của việc khởi tạo tỷ lệ lỗi truyền dẫn trong lớp vật lý có thể thiết lập ở mức tương đối: từ 10 tới 20 %. Giảm trễ truyền dẫn sẽ cải thiện được thông lượng. Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt trong giao thức HARQ của HSUPA và HSDPA. HARQ trong HSUPA dựa trên quá trình tái truyền dẫn đồng bộ tại đường lên. Không tồn tại giới hạn mã hóa tài nguyên đường lên giống như ở đường xuống. Biểu đồ sau đây cho chúng ta thấy quá trình xử lý HARQ
                   
Hình 2. Quá trình xử lý HARQ

2.4 CHUYỂN GIAO MỀM

Bộ điều khiển mạng vô tuyến phục vụ SRNC thực hiện chuyển giao mềm giữa hai Node B. Thiết bị người dùng UE nhận tín hiệu ACK/NACK từ cả hai Node B. Khi UE thu được bất kỳ một tín hiệu báo nhận ACK nào từ Node B, UE sẽ nhận biết được ý nghĩa của tín hiệu đó và lập tức dừng quá trình xử lý tái truyền dẫn. Trong trường hợp truyền dẫn dữ liệu mới, UE sẽ đăng ký một chuỗi số tuần tự tái truyền dẫn RSN và gửi đi thông báo về việc đã nhận được dữ liệu mới này. Sau khi nhận được dữ liệu mới, Node B sẽ xóa hết dữ liệu cũ lưu trong bộ đệm. Bộ điều khiển mạng vô tuyến phục vụ SRNC quyết định cell nào sẽ phục vụ giữa một loạt các cell đang ở trạng thái tích cực và chỉ định cell này cho Node B và UE. Node B cùng với cell phục vụ đã được xác định thực hiện gửi tín hiệu AG hoặc RG tới UE, trong khi đó Node B khác sẽ gửi tín hiệu RG tới UE như là một chỉ thị báo quá tải nhằm tránh gây nhiễu cho UE.

     
     Hình 3. Quá trình xử lý chuyển giao mềm giữa hai Node B

2.5 THỜI GIAN TRUYỀN DẪN TTI

Nhằm gia tăng quá trình sắp xếp gói và giảm trễ, HSUPA cho phép chia thời gian truyền dẫn TTI từ 2 ms tương ứng thành 3 khe thời gian. Một khung vô tuyến WCDMA dài 5 ms, do đó sẽ chứa 5 khung con.

Tuy nhiên khác với HSDPA, hỗ trợ thời gian truyền dẫn TTI 2 ms tại UE không có tính bắt buộc, nhằm thay thế cho khả năng của UE. Điều này được cấu hình tại thời điểm thiết lập cuộc gọi nhằm lựa chọn thời gian truyền dẫn TTI 2 ms hay TTI 10 ms để thực hiện truyền dẫn HSUPA.

2.6 TÁC ĐỘNG CỦA HSDPA LÊN KIẾN TRÚC MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

Như đã phân tích ở trên, quá trình sắp xếp đường lên và giao thức HARQ được đặt tại Node B, nhằm dịch chuyển quá trình xử lý tiến gần hơn tới giao diện vô tuyến và có thể tái phản ứng một cách nhanh nhạy hơn với các tình huống trong truyền dẫn vô tuyến.

Giải pháp HSUPA cung cấp tính đa dạng cho quá trình truyền dẫn dữ liệu, chẳng hạn các gói dữ liệu đường lên có thể được nhận bởi nhiều hơn 1 cell. Luôn luôn tồn tại một cell phục vụ (Serving Cell) điều khiển tuyến liên kết vô tuyến phục vụ dành cho UE. Cell phục vụ điều khiển toàn bộ quá trình xử lý sắp xếp và gửi tín hiệu cấp phát tuyệt đối AG tới UE. Thiết lập tuyến liên kết vô tuyến phục vụ là quá trình hình thành tổ hợp cell trong đó tồn tại ít nhất một cell phục vụ và có thể có thêm các liên kết vô tuyến thêm vào trong cùng một Node B. Thiết bị người dùng UE có thể thu và kết hợp tín hiệu cấp phát tương đối RG từ quá trình thiết lập tuyến liên kết vô tuyến phục vụ này.

Ngoài ra còn có thể thêm vào các tuyến liên kết vô tuyến phi phục vụ (non-serving radio links) tại Node B còn lại. UE có thể không sở hữu, hoặc sở hữu một hay nhiều tuyến liên kết vô tuyến phi phục vụ và nhận một tín hiệu cấp phát tương đối RG từ mỗi tuyến liên kết ấy.

Các Node B khác nhau sẽ phân phát chính xác các gói dữ liệu nhận được tới bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC. Do đó sẽ cần thêm một số chức năng kết hợp tùy chọn được trang bị trong RNC.

Các chức năng liên quan đến HSUPA trong Node B và RNC được phản ánh trong kiến trúc giao thức (Hình 4) (Đi cùng với RNC điều khiển và phục vụ).


Hình 4. Cấu trúc giao thức HSUPA

Node B bao gồm thực thể điều khiển truy nhập trung bình MAC mới có tên là MAC-e, và khối điều khiển mạng vô tuyến RNC chứa thực thể điều khiển truy nhập trung bình MAC-es. Cả MAC-E và MAC-es đều kết cuối tại lớp điều khiển truy nhập trung bình của UE.

Như vậy, có thể nhận thấy có sự thay đổi trong kiến trúc giao thức để hỗ trợ HSUPA như sau:

Tại UE:
- MAC-es / MAC-e nên được thêm vào dưới MAC-d. Các chức năng như tái truyền dẫn HARQ, sắp xếp và ghép kênh MAC-d PDU… được nhận biết trong MAC-es / MAC-e

Tại Node B:
- Thêm vào MAC-e. Tái truyền dẫn HARQ, sắp xếp và ghép kênh MAC-e PDU được thực hiện tại đây.
    
Tại RNC:
- Thêm vào MAC-e. Thực hiện chức năng tái yêu cầu (Re-Ordering) và kết hợp dữ liệu từ một Node B khác.

3. CÁC KÊNH CHUYỂN TẢI VÀ VẬT LÝ MỚI TRONG HSUPA

Trong HSUPA, kênh dành riêng tăng cường E-DCH được giới thiệu như một kênh vận tải mới có chức năng truyền tải dữ liệu người dùng trên đường lên. Tại lớp vật lý, nó được biên dịch thành hai kênh đường lên mới sau đây:

- Kênh dữ liệu vật lý dành riêng E-DCH (E-DPDCH), và
- Kênh điều khiển vật lý dành riêng E-DCH (E-DPCCH).

Kênh E-DPCCH mang thông tin điều khiển liên kết với E-DPDCH. Trên đường xuống, 3 kênh mới giới thiệu sau đây có chức năng điều khiển:

- E-AGCH : Kênh cấp phát tuyệt đối E-DCH mang các tín hiệu cấp phát tuyệt đối.
- E-RGCH :  Kênh cấp phát tương đối E-DCH mang các tín hiệu cấp phát tương đối.
- E-HICH: Kênh chỉ thị HARQ mang các tín hiệu ACK/NACK.

Kênh E-AGCH chỉ được truyền đi từ cell phục vụ. E-RGCH và E-HICH được truyền đi từ các tuyến liên kết vô tuyến chính là một phần của quá trình thiết lập tuyến liên kết vô tuyến phục vụ và từ các tuyến liên kết vô tuyến phi phục vụ.

Hình 5 cho thấy tổng quan  các kênh HSUPA.

Hình 5- Tổng quan các kênh HSUPA

Cần ghi nhớ rằng các kênh HSUPA được sắp xếp tại trên cùng của các kênh dành riêng đường lên/đường xuống, do đó mỗi UE có thêm một kênh vật lý dành riêng đường lên và đường xuống (DPCH). Tại đường lên, một phân kênh dành riêng (Factional Dedicated Channel F-DPCH) có thể tùy chọn sử dụng. Kênh F-DPCH được giới thiệu trong ấn bản R.6 của 3GPP nhằm tối ưu quá trình ứng dụng mã hóa kênh đường xuống. Theo đó, một số UE có thể chia sẻ cùng một mã kênh đường xuồng với thông số dãn SF 256. Để đạt được điều này, kênh F-DPCH sử dụng một cấu trúc khe mới chỉ chứa các bit điều khiển công suất truyền dẫn TPC mà không chứa các trường tiêu đề hay trường dữ liệu như cấu trúc khe DPCH đường xuống thông thường. Bằng cách gán cho mỗi UE một khoảng bù thời gian (Timing offset), có thể cho phép ghép tối đa 10 UE trên một mã kênh dành cho F-DPCH.

5. PHÂN LOẠI UE HSUPA

Cũng giống như HSDPA, có nhiều loại UE được thiết kế dành cho HSUPA. Phân loại các UE dựa trên số lượng cực đại mã E-DCH được sử dụng, thông số dãn cực tiểu, TTI, và kích thước block vận tải cực đại. Dưới đây là bảng phân loại các UE được thiết kế cho HSUPA:

Phân loại HSUPA
Số lượng cực đại mã HSUPA truyền đi
Thông số dãn cực tiểu
Hỗ trợ HSUPA TTI 10 ms và 2 ms
Số lượng bit cực đại được truyền đi cùng với HSUPA TTI 10 ms
Số lượng bit cực đại được truyền đi cùng với HSUPA TTI 2 ms
Tố độ bit
cực đại
Loại 1
1
SF4
TTI 10 ms
7296
-
0.73 Mbit/s
Loại 2
2
SF4
TTI 10 ms và TTI 2 ms
14592
2919
1.46 Mbit/s
Loại 3
2
SF4
TTI 10 ms
14592
-
1.46 Mbit/s
Loại 5
2
SF2
TTI 10 ms
20000
-
2.00 Mbit/s
Loại 6
4
SF2
TTI 10 ms và TTI 2 ms
20000
11520
5.76 Mbit/s
   
     Chú ý: Khi truyền đồng thời 4 mã song song, hai mã sẽ được truyền với SF 2, hai mã truyền với SF 4

Như vậy, sau khi được đề xuất, giải pháp HSUPA được chọn là giải pháp tối ưu không những cho hệ thống UMTS/WCDMA mà có thể cả mạng truyền thông di động thế hệ 3,75G hoặc xa hơn, là 4G. Kế hoạch phát triển ứng dụng HSUPA cho mạng thế hệ 3,75G và 4G sẽ được công ty T-Mobile của Áo giới thiệu vào khoảng cuối 2007 hoặc đầu 2008. Ngoài ra, UbiNetics, một công ty của Mỹ chuyên sản xuất đầu cuối WCDMA và HSDPA cũng đã ứng dụng HSUPA vào thế hệ sản phẩm TM500 Mobile của mình. 

Công nghệ truy nhập gói đường xuống tốc độ cao HSDPA

Các bạn nên xem trước bài này http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/hspa.html


Tốc độ dữ liệu tối đa hiện tại ở mạng WCDMA đạt được trong điều kiện lý tưởng bị giới hạn ở mức 2Mbit/s. Nhu cầu to lớn về dữ liệu tốc độ cao của người sử dụng đã thúc đẩy tìm ra một con đường mới để đạt được tốc độ vượt qua ngưỡng 2 Mbit/s. Công nghệ truy nhập gói đường xuống HSDPA (High Speed Downlink Packet Access) là bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển mạng WCDMA (UMTS), kế tiếp sẽ là nâng cao tốc độ dữ liệu trên đường lên (uplink).

Nguyễn Thanh Tùng
Tốc độ dữ liệu tối đa hiện tại ở mạng WCDMA đạt được trong điều kiện lý tưởng bị giới hạn ở mức 2Mbit/s. Nhu cầu to lớn về dữ liệu tốc độ cao của người sử dụng đã thúc đẩy tìm ra một con đường mới để đạt được tốc độ vượt qua ngưỡng 2 Mbit/s. Công nghệ truy nhập gói đường xuống HSDPA (High Speed Downlink Packet Access) là bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển mạng WCDMA (UMTS), kế tiếp sẽ là nâng cao tốc độ dữ liệu trên đường lên (uplink). Công nghệ HSDPA sẽ có khả năng cung cấp tốc độ lên đến 10Mbit/s trong khi vẫn tương thích với các thiết bị người sử dụng đang tồn tại.. Bài báo này trình bày một số khía cạnh kỹ thuật trong HSDPA.
GIỚI THIỆU
HSDPA là một chuẩn công nghệ trong Phiên bản 5 của Đề án các đối tác thế hệ 3 WCDMA băng rộng WCDMA 3GP. HSDPA sẽ tăng tốc độ dữ liệu truyền tối đa và nâng cao chất lượng dịch vụ QoS, và nói chung là cải tiến hiệu quả phổ tần đường xuống không đối xứng và đáp ứng nhu cầu bùng nổ các dịch vụ dữ liệu gói. Khi HSDPA được thực hiện, nó có thể cùng tồn tại trên cùng hệ thống truyền dẫn như Phiên bản 99 WCDMA hiện tại. Điều này cho phép đưa HSDPA vào mạng WCDMA hiện tại một cách dễ dàng và hiệu quả về chi phí. HSDPA được thiết kế cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản : tải tệp, phân phối email; dịch vụ tương tác : trình duyệt web, truy nhập server, truy tìm và phục hồi cơ sở dữ liệu; dịch vụ Streaming : dịch vụ audio/video…
Hình 1: Hiệu quả phổ HSDPA
Hình 2: Độ trễ tín hiệu trên đường truyền đối với các công nghệ khác nhau
Các khía cạnh kỹ thuật nằm sau khái niệm HSDPA bao gồm :
- Truyền dẫn kênh chia sẻ
- Mã hoá và điều chế thích nghi AMC (Adaptive Modulation and Coding).
- Yêu cầu lặp lại tự động hỗn hợp nhanh H-ARQ (Fast Hybrid Automatic Repeat Request)
- Trình tự nhanh và hợp lý tại Node B.
- Lựa chọn vị trí ô tế bào nhanh FCSS (Fast Cell Site Selection).
- Khoảng thời gian truyền dẫn ngắn TTI (Short Transmission Time Interval).
CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT HSDPA
Truyền dẫn kênh chia sẻ
Tài nguyên chung của người sử dụng trong ô tế bào bao gồm các bộ mã kênh và công suất phát. Khái niệm HSDPA được giới thiệu bao gồm một số kênh vật lý thêm vào: Kênh vật lý chia sẻ đường xuống tốc độ cao HS-PDSCH (High Speed Physical Downlink Shared Channel) và Kênh điều khiển vật lý HS-DPCCH (HS-Physical Control Channel).
HS-PDSCH
Trong kênh này thời gian và mã hoá được chia sẽ giữa những người sử dụng gắn liền với Node-B. Đây là cơ cấu truyền tải cho các kênh logic được thêm vào: Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao HS-DSCH (HS-Downlink Shared Channel) và Kênh điều khiển chia sẻ tốc độ cao HS-SCCH (HS-Shared Control Channel.
Những tài nguyên mã hoá HS-DSCH gồm có một hoặc nhiều bộ mã định hướng với hệ số phân bố cố định SF 16. Phần lớn 15 bộ mã này có thể phân bổ cho những yêu cầu về truyền dẫn dữ liệu và điều khiển. Các tài nguyên mã hoá sẵn sàng được chia sẻ chủ yếu trong miền thời gian nhưng nó có thể chia sẻ tài nguyên mã hoá bằng cách dùng mã hoá đa thành phần. Khi cả thời gian và bộ mã được chia sẽ, từ hai đến bốn người sử dụng có thể chia sẽ tài nguyên mã hoá trong cùng một TTI.
Hình 3: Thời gian và bộ mã được chia sẻ trong HS-DSCH
HS-DPCCH:
Đây là kênh đường lên, được sử dụng mang tín hiệu báo nhận (ACK) đến Node-B trên mỗi khối (block). Nó cũng được dùng để chỉ thị Chất lượng kênh CQI (Channel Quality), là yếu tố được sử dụng trong AMC.
Hình 4 : Cơ cấu truyền dẫn HS-DSCH
Mã hoá và điều chế thích nghi AMC
Hiện tại việc điều khiển công suất nhanh trong mạng WCDMA được sử dụng để thích ứng với các kết nối vô tuyến. Điều khiển công suất được thực hiện trong mỗi khe (slot) ở mạng WCDMA. Về cơ bản sự thích ứng với kết nối vô tuyến được yêu cầu bởi vì, trong hệ thống truyền thông tế bào, tỉ số tín hiệu trên tạp âm SNR của tín hiệu thu tại thiết bị người sử dụng UE (User Equipment) thay đổi theo thời gian từ 30-40 dB vì do và các vùng địa lý. Để có thể loại bỏ ảnh hưởng của fading và cải thiện khả năng hệ thống và tốc độ dữ liệu tối đa, tín hiệu truyền dẫn đến UE riêng biệt được thay đổi phù hợp với sự biến đổi tín hiệu xuyên suốt qua quá trình xử lý, gọi là thích ứng kết nối.
Trong HSDPA công suất phát được giữ không đổi trên TTI và sử dụng cơ chế mã hoá và điều chế thích ứng AMC như một phương pháp điều khiển để cải thiện hiệu quả phổ. HSDPA sử dụng cơ cấu điều chế bậc cao như điều chế biên độ trực giao 16QAM bên cạnh QPSK. Sự điều chế này được thích ứng theo các điều kiện kênh vô tuyến. QPSK có thể hỗ trợ 2 bit/symbol trong khi đó 16QAM có thể hỗ trợ 4 bit/symbol, do đó tốc độ tối đa sẽ gấp đôi khi so sánh với QPSK, sử dụng băng thông sẽ hiệu quả hơn. Tỷ lệ mã khác nhau được dùng là 1/4,1/2, 5/8, 3/4. Node-B (Trạm gốc) nhận báo cáo chỉ thị chất lượng CQI (Channel Quality Indicator ) và kết quả các phép đo công suất trên kênh kết hợp. Dựa trên những thông tin này nó quyết định tốc độ truyền dữ liệu sẽ là bao nhiêu (Bảng 1). Trong HSDPA, những người sử dụng ở gần Node-B thông thường được gán mức điều chế cao hơn với tỷ lệ mã cao hơn (như là 16QAM và tỷ lệ mã #) , và cả hai đều giảm khi khoảng cách giữa UE và Node-B tăng lên.
Bảng 1 Thông lượng ứng với các phương thức điều chế khác nhau





Điều chế Tỉ lệ mã Thông lượng với 5 mã Thông lượng với 10 mã Thông lượng với 15 mã
QPSK 1/4 600 kbit/s 1,2 Mbit/s 1,8 Mbit/s
2/4 1,2 Mbit/s 2,4 Mbit/s 3,6 Mbit/s
3/4 1,8 Mbit/s 3,6 Mbit/s 5,4 Mbit/s
16 QAM 2/4 2,4 Mbit/s 4.8 Mbit/s 7,2 Mbit/s
3/4 3,6 Mbit/s 7,2 Mbit/s 10,7 Mbit/s
Yêu cầu lặp lại tự động hỗn hợp nhanh H-ARQ
Giao thức H-ARQ dùng cho HSDPA là dừng và chờ SAW (Stop And Wait). Trong SAW bên phát gửi đi một khối TTI (3 slot) và đợi cho đến khi UE nhận được xác nhận ACK hoặc không nhận được N-ACK. Để có thể tận dụng thời gian khi phải chờ thông báo xác nhận ACK, quá trình xử lý song song N SAW-ARQ có thể được thiết lập cho UE, như thế các quá trình khác nhau phát đi trong các TTI độc lập. Giá trị N được báo hiệu rõ ràng dùng 3 bit, vì thế tối đa N là 8.
UE yêu cầu bên phát phát lại dữ liệu nhận được bị lỗi sớm nhất. Khi UE nhận được dữ liệu lần thứ hai, nó kết hợp với thông tin phát đi đầu tiên với thông tin phát lần thứ hai trước khi cố gắng giải mã các thông báo.
Trình tự nhanh và hợp lý tại Node B
Trong mạng WCDMA tiêu chuẩn trình tự các gói được thực hiện tại Kết nối mạng vo tuyến RNC (Radio Network Connection), nhưng trong HSDPA trình tự gói (medium access layer-hs) được di chuyển đến Node-B. Điều đó làm cho các quyết định về trình tự gói hầu như xảy ra ngay lập tức. Vì độ dài TTI ngắn hơn 2 ms, do đó trình tự này được thực hiện rất nhanh với mỗi TTI.
Để có một trình tự hợp lý có thể sử dụng phương pháp lược đồ quay vòng (Round-Robin), nơi mỗi người sử dụng được phục vụ theo kiểu liên tục, để tất cả người sử dụng nhận được thời gian sử dụng như nhau. Tuy nhiên, với yêu cầu tốc độ sắp xếp trình tự gói cùng với khả năng của AMC, nơi kênh truyền dẫn được bố trí theo các điều kiện kênh ngay lập tức, một trình tự gói phổ biến khác là trình tự gói hợp lý cân đối. ở đây, thứ tự của dịch vụ được xác định bởi mức độ đáp ứng ngay lập tức cao nhất chất lượng kênh liên quan. Từ đó sự lựa chọn được dựa trên các điều kiện liên quan, mỗi người sử dụng nhận được xấp xỉ số lượng thời gian phân phối giống nhau phụ thuộc vào điều kiện kênh truyền dẫn.
Hình 5: Trình tự nhanh và hợp lý
Lựa chọn vị trí tế bào nhanh FCSS
Trung bình 20-30% của trạm di động MS thực hiện chuyển giao mềm hoặc khá mềm. Chuyển giao mềm là chuyển giao giữa hai Node-B, chuyển giao mềm dẻo hơn là giữa các sector của Node-B. FCSS cho phép một UE chọn Node-B với đặc tính truyền dẫn hiện tại tốt nhất. Lợi thế của hệ thống này là tốc độ dữ liệu cao hơn có thể đạt được trong phần lớn thời gian.
Khoảng thời gian truyền dẫn ngắn TTI
Trong HSDPA, HS-DSCH được thêm vào sử dụng TTI ít hơn 2ms so với TTI kênh truyền dẫn Phiên bản ’99. Dođó làm giảm thời gian đi vòng, tăng tốc độ xử lý và khả năng hiệu chỉnh bám theo thời gian tốt hơn với những kênh vô tuyến thay đổi. Trên thực tế độ dài của khung thay đổi và được chọn dựa trên lưu lượng được hổ trợ và số người sử dụng được hổ trợ. Giá trị tiêu biểu là 2 ms.
Yêu cầu lặp lại tự động hỗn hợp nhanh H-ARQ
AMC sử dụng kỹ thuật điều chế thích hợp và cơ cấu mã hoá theo các điều kiện của kênh truyền dẫn. Thậm chí sau AMC, có thể bắt được các lỗi trong các gói thu vì trong thực tế các kênh có thể thay đổi trong suốt quá trình các gói di chuyển trong không gian. Tỷ lệ lỗi khối BLER (Block Error Rate) sau lần truyền dẫn đầu tiên là 10%-20%. Một cơ cấu yêu cầu lặp lại tự động có thể được sử dụng để khôi phục lại các lỗi trong đường truyền thích ứng. Khi gói phát đi bị thu lỗi thì bên nhận yêu cầu bên phát phát lại các gói bị lỗi. Kỹ thuật cơ bản là sử dụng tín hiệu phát đi trước đó cùng với tín hiệu được phát lại sau này để giải mã các block. Có hai cơ cấu chính trong H-ARQ, đó là Kết hợp theo đuổi CC (Chase Combining) và Gia tăng độ dư IR (Incremental Redundancy).
- Kết hợp theo đuổi
Cơ cấu này bao gồm việc phát lại các gói dữ liệu mà bên thu đã nhận được bị lỗi. Một khi các gói phát lại nhân được, bên thu kết hợp các giá trị mềm của tín hiệu gốc và tín hiệu phát lại có SNR ưu tiên để giải mã gói dữ liệu.
Ưu điểm: Việc truyền và truyền lại được giải mã riêng lẻ (tự giải mã), tăng tính đa dạng thời gian, có thể tăng tính đa dạng đường truyền.
Nhược điểm: Việc phát lại toàn bộ các gói sẽ lãng phí về băng thông.
- Tăng độ dư
Tăng độ dư được sử dụng để nhận được tính năng tối đa trong băng thông sẵn sàng. Lúc này block được phát lại chỉ bao gồm dữ liệu sửa chữa của tín hiệu gốc được truyền đi chứ không phải thông tin thực sự. Lượng thông tin dư thêm vào được gửi đi ngày càng tăng lên khi quá trình phát lại lặp đi lặp lại mà bên thu vẫn nhận bị lỗi.
Hình 6: Quá trình truyền lại block dữ liệu IR
Ưu điểm: Giảm bớt băng thông/ lưu lượng hữu dụng của một người sử dụng và dùng nó cho những người khác.
Nhược điểm: Các bit hệ thống chỉ được gửi đi khi truyền lần đầu và không thể truyền lại, điều đó làm cho quá trình truyền lại không thể tự giải mã. Vì thế, nếu quá trình truyền lần đầu bị mất thì fading rất lớn sẽ tác động và không có cơ hội khôi phục lại dữ liệu trong hoàn cảnh này.
- Tăng độ dư từng phần
Tăng độ dư từng phần là sự kết hợp của CC và IR. Sự không thuận lợi của IR bị loại bỏ bằng cách thêm vào các bit hệ thống cùng với các bit dư gia tăng trong quá trình truyền lại. Điều đó làm cho cả tín hiệu ban đầu và tín hiệu phát lại đều tự giải mã được .

HSPA

HSPA (High Speed Packet Access) truy nhập gói tốc độ cao là công nghệ được triển khai trên nền WCDMA. HSPA bao gồm :
  • HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access), tiếng Việt gọi là Công nghệ truy nhập gói đường xuống tốc độ cao, là một bước tiến nhằm nâng cao tốc độ và khả năng của mạng di động tế bào thế hệ thứ 3 UMTS. HSDPA đôi khi còn được biết đến như là một công nghệ thuộc hệ thế 3.5G. Hiện tại, tốc độ dự liệu đường xuống của HSDPA là 1.8, 3.6, 7.2 và 14.4 Mbit/s. HSDPA được thiết kế cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản như tải tệp, phân phối email; dịch vụ tương tác như trình duyệt web, truy nhập server, truy tìm và phục hồi cơ sở dữ liệu; và dịch vụ Streaming. Xem thêm hoặc bài tổng quan HSDPA
  • HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access), tiếng Việt gọi là Công nghệ truy nhập gói đường lên tốc độ cao, là một bước tiến nhằm nâng cao tốc độ và khả năng cũng như giảm độ trễ trên đường truyền gói lên của mạng UMTS. HSUPA sử dụng các kỹ thuật thích ứng đường truyền như khoảng thời gian truyền dẫn ngắn, cơ chế yêu cầu lặp tự động lai... nhằm cải tiến đường truyền lên và nâng tốc độ lên đến 5.76 Mbps. Xem thêm
Ở Việt Nam, sau khi 3G được phép triển khai thì công nghệ HSPA cũng được nhanh chóng phát triển. Một sản phẩm điển hình sử dụng HSPA là các USB MODEM giao tiếp với máy tính qua cổng usb, có khả năng kết nối internet qua sóng điện thoại, hỗ trợ download và upload dữ liệu với tốc độ cao. Hiện nay điện thoại di động, máy tính bảng cũng đã hỗ trợ 3.5G, thậm chí các máy dòng cao cấp còn đã hỗ trợ HSPA+ (3.75G)

Fading trong thông tin vô tuyến

1. Fading là gì?
Fading là hiện tượng sai lạc tín hiệu thu môt cách bất thường xảy ra đối với các hệ thống vô tuyến do tác đông của môi trường truyền dẫn.
Các yếu tố gây ra Fading đối với các hệ thống vô tuyến măt đất như:
  • Sự thăng giáng của tầng điện ly đối với hệ thống sóng ngắn
  • Sự hấp thụ gây bởi các phân tử khí, hơi nước, mưa, tuyết, sương mù...sự hấp thụ này phụ thuôc vào dải tần số công tác đăc biệt là dải tần cao (>10Ghz).
  • Sự khúc xạ gây bởi sự không đổng đều của mật đô không khí.
  • Sự phản xạ sóng từ bề măt trái đất, đăc biệt trong trường hợp có bề măt nước và sự phản xạ sóng từ các bất đổng nhất trong khí quyển. Đây cũng là môt yếu tố dẫn đến sự truyền lan đa đường.
  • Sự phản xạ, tán xạ và nhiễu xạ từ các chướng ngại trên đường truyền lan sóng điện từ, gây nên hiện tượng trải trễ và giao thoa sóng tại điểm thu do tín hiệu nhận được là tổng của rất nhiều tín hiệu truyền theo nhiều đường. Hiện tượng này đăc biệt quan trọng trong thông tin di động.
  
Trích dẫn 1 bài viết của thày bình dị thì : 
1. Pha-đinh chỉ có hại chứ sao lại có lợi? Pha-đinh là sự thăng giáng một cách ngẫu nhiên tín hiệu tại điểm thu. Chỉ cần nói thế này là bạn thấy ngay thôi: Giữa một kênh không có pha-đinh (như kênh hữu tuyến chẳng hạn) và một kênh có pha-đinh (như kênh vô tuyến trong bầu khí quyển gần mặt đất, trong đó pha-đinh là một yếu tố có tính chất cố hữu) thì kênh không có pha-đinh phải tốt hơn kênh có pha-đinh chứ? Kênh không có pha-đinh thì tác động tới chất lượng tín hiệu chỉ còn có tạp âm nhiệt AWGN (nên gọi là kênh Gaussian) và là kênh được xem là tốt nhất trong các loại kênh (trường hợp kênh Gaussian rất hãn hữu mới gặp trong thực tế với các kênh vô tuyến, khi chỉ có một tia LOS giữa máy thu và máy phát, không có các tia phụ do phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ - hệ số Rice K của kênh rất lớn).
2. Như đã nói, pha-đinh là một yếu tố có tính chất cố hữu đối với các kênh vô tuyến trong bầu khí quyển gần mặt đất, khi đó kênh có pha-đinh dễ xử lý nhất là kênh pha-đinh phẳng (flat fading) vì pha-đinh phẳng có thể khắc phục dễ dàng nhờ AGC (Automatic Gain Control) và pha-đinh khi đó không gây ra cái hiện tượng khốn nạn nhất trong truyền dẫn tín hiệu số là ISI do méo tuyến tính tín hiệu gặp phải với các kênh có pha-đinh chọn lọc theo tần số (selective fading) rất thường gặp với các kênh có băng thông tín hiệu rộng (có độ rộng băng tín hiệu lớn hơn độ rộng băng kết hợp - hay nhất quán theo cách dịch của các thày bên bưu điện - coherent bandwidth of the channel). Mạch san bằng (Equalizer), hay cân bằng theo cách gọi bên bưu điện, lúc đó chỉ có trách nhiệm bù sửa ISI gây bởi trải trễ mà thôi. Tức là pha-đinh phẳng chỉ là loại pha-đinh ít khó chịu nhất trong các loại pha-đinh chứ không có nghĩa là pha-đinh phẳng thì không gây hại gì, lại càng không phải là tốt cho truyền dẫn tín hiệu.


Fading là một nguyên nhân gây méo tín hiệu (méo tuyến tính): http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/meo-tuyen-tinh-va-meo-phi-tuyen_29.html

2. Phân loại fading
- Fading phẳng
- Fading chọn lọc tần số
- Fading nhanh
- Fading chậm

Các khái niệm băng tần và băng thông có thể xem ở đây
Chúng được phân loại theo chu kỳ của tín hiệu và băng thông của tín hiệu dãi nền như sau:



Fading phẳng
Là Fading mà suy hao phụ thuộc vào tần số là không đáng kể và hầu như là hằng số với toàn bộ băng tần hiệu dụng của tín hiệu.
Fading phẳng thường xảy ra đối với các hệ thống vô tuyến có dung lượng nhỏ và vừa, do độ rộng băng tín hiệu khá nhỏ nên fading do truyền dẫn đa đường và do mưa gần như là xem không có chọn lọc theo tần số.

Fading phẳng do truyền dẫn đa đường: hình thành do phản xạ tại các chướng ngại cũng như sự thay đổi của độ khúc xạ của khí quyển cường đô trường thu được ở đầu thu bị suy giảm và di chuyển trong quá trình truyền dẫn.
Trong các hệ thống chuyển tiếp số LOS (Line-Of-Sight), sự biến thiên của đọ khúc xạ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng truyền dẫn đa đường mà kết quả của nó là tổn hao Fading thay đổi theo tần số. Tuy nhiên, hệ thống có băng tín hiệu nhỏ nên tín hiệu suy hao fading đa đường là nhỏ nên có thể bỏ qua và fading đa đường được xem là fading phẳng.
Đối với fading đa đường, việc thực hiện được đánh giá bằng đo công suất tín hiệu thu được tại một tần số trong băng tín hiệu. Đặc trưng thống kê của fading phẳng đa đường là phân bố thời gian fading vượt quá một mức nào đó

Fading phẳng do hấp thụ: Là hiện tượng sóng điện từ bị hấp thụ và bị tán xạ do mưa, tuyết, sưong mù.hay các phần tử khác tổn tại trong môi trường truyền dẫn nên các tín hiệu vào đầu thu bị suy giảm. Nói chung hiện tượng fading này thay đổi phụ thuộc vào thời gian. 
 

Ảnh hưởng của flat fading tác động lên toàn bộ dải tần tín hiệu truyền trên kênh là như nhau, do đó việc tính toán độ dự trữ fading (fading margin) dễ dàng hơn (các tần số trong băng tần đều bị tác động như nhau thì chỉ việc tăng thêm phát cho tất cả băng tần. Thực tế thì có bộ gọi là tự động điều chỉnh độ lợi-AGC (Auto Gain Control) sẽ điều chỉnh mức bù nhiễu này) 


Fading lựa chọn tần số (selective fading)
Xảy ra khi băng tần của tín hiệu lớn hơn băng thông của kênh truyền. Do đó hệ thống tốc độ vừa và lớn có độ rộng băng tín hiệu lớn (lớn hơn độ rộng kênh) sẽ chịu nhiều tác động của selective fading.
Nói chung là đối toàn bộ băng thông kênh truyền thì nó ảnh hưởng không đều, chỗ nhiều chỗ ít, chỗ làm tăng chỗ làm giảm cường độ tín hiệu. Loại này chủ yếu do fading đa đường gây ra.
Tác hại lớn nhất của loại fading này là gây nhiễu lên kí tự -ISI. Selective fading tác động lên các tần số khác nhau (trong cùng băng tần của tín hiệu) là khác nhau, do đó việc dự trữ như flat fading là không thể. Do đó để khắc phục nó, người ta sử dụng một số biện pháp:
1/Phân tập (diversity): không gian (dùng nhiều anten phát và thu) và thời gian (truyền tại nhiều thời điểm khác nhau).
2/ Sử dụng mạch san bằng thích nghi, thường là các ATDE (Adaptive Time Domain Equalizer) với các thuật toán thích nghi thông dụng là Cưỡng ép không ZF (Zero Forcing) và Sai số trung bình bình phương cực tiểu LMS (Least Mean Square error);
3/Sử dụng mã sửa lỗi để giảm BER (vốn có thể lớn do selective fading gây nên);
4/Trải phổ tín hiệu (pha-đinh chọn lọc thường do hiện tượng truyền dẫn đa đường (multipath propagation) gây nên, trải phổ chuỗi trực tiếp, nhất là với máy thu RAKE, có khả năng tách các tia sóng và tổng hợp chúng lại, loại bỏ ảnh hưởng của multipath propagation);
5/Sử dụng điều chế đa sóng mang mà tiêu biểu là OFDM (cái của nợ này ngày nay được ứng dụng khắp nơi, trong di động 3G, trong WIFI, WIMAX hay trong truyền hình số mặt đất DVB-T...)

Nói chung là fading phẳng do mưa mù và đa đường (nếu do hiện tượng đa đường thì chỉ với các kênh băng thông hẹp), fading chọn lọc thì chủ yếu do fading đa đường và kênh truyền rộng (những nguyên nhân khác thì không rõ nhưng khi học thì mình chỉ biết là do đa đường thôi).
Hiện tượng fading nhiều đường có 1 bài viết riêng ở đây

Fading nhanh và fading chậm.
a/ Nguyên nhân:
- Fading nhanh (fast fading) hay còn gọi là hiệu ứng Doppler, nguyên nhân là có sự chuyển động tương đối giữa máy thu và máy phát dẫn đến tần số thu được sẽ bị dịch tần đi 1 lượng delta_f so với tần sô phát tương ứng
          f_thu = f_phát. (c + v_thu) / (c+v_phát)
         => delta_f=abs[f_thu-f_phát]=abs[v/(c+v_phát)].f_phát
Mức độ dịch tần sẽ thay đổi theo vận tốc tương đối (v) giữa máy phát và thu (tại cùng 1 t/s phát). Do đó hiện tượng này gọi là fading nhanh.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ nội dung của fading nhanh mà các hiệu ứng đa đường (multipath) cũng có thể kéo theo sự biến đổi nhanh của mức nhiễu tại đầu thu gây ra fast fading.

- Fading chậm (slow fading): Do ảnh hưởng của các vật cản trở trên đường truyền. VD: tòa nhà cao tầng, ngọn núi, đồi…làm cho biên độ tín hiệu suy giảm, do đó còn gọi là hiệu ứng bóng râm (Shadowing) Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra trên một khoảng cách lớn, nên tốc độ biến đổi chậm. Hay sự không ổn định cường độ tín hiệu ảnh hưởng đến hiệu ứng cho chắn gọi là suy hao chậm. Vì vậy hiệu ứng này gọi là Fading chậm (slow fading)
Như vậy, slow fading và fast fading phân biệt nhau ở mức độ biến đổi nhiễu tại anten thu.

b/ Khắc phục: bằng cách tính toán đọ dự trữ fading
- Dự trữ fading che khuất chuẩn-log (dự trữ fading chậm - Slow/Shadowing Fading Margin)
Khoản này tính được dựa trên xác suất rớt cuộc gọi cho phép do fading chậm gây nên, thường nó là 1% theo nhiều tài liệu. Lượng dự trữ fading chậm này tính được nếu ta có được đường cong mật độ xác suất fading che khuất (dạng chuẩn-log). Cái đường cong mật độ này có được nhờ phương pháp thống kê (nhờ đo bằng driving-test để có được độ lệch quân phương (zigma) hay còn gọi là độ lệch chuẩn - standard deviation - của biến ngẫu nhiên mức fading che khuất, và một phân bố chuẩn có kỳ vọng bằng không hoàn toàn xác định được pdf của nó nếu biết zigma).

- Dự trữ fading nhanh (Multipath Fading Margin)
Cái này có rắc rối hơn đôi chút. Với các hệ thống băng hẹp như GSM (tốc độ dữ liệu trên kênh thấp do chủ yếu chỉ phục vụ dịch vụ thoại và dữ liệu tốc độ thấp) thì multipath fading xem được là flat-fading. Khi đó dự trữ fading nhanh có thể xác định được theo phân bố của mức fading nhanh. Với các môi trường khác nhau, sẽ có các phân bố khác nhau, trải từ phân bố chuẩn (kênh Gauss) hay Ricean (kênh Rice) cho tới Rayleigh (kênh Rayleigh), trong đó kênh Rayleigh là kênh tồi nhất, rất hay gặp trong môi trường macro khu vực đô thị. Do vậy, khi tính toán thiết kế vô tuyến (tính toán phủ sóng) người ta thường tính với trường hợp xấu nhất là với kênh Rayleigh. Pdf (Probability Density Function - hàm mật độ xác suất) Rayleigh của biến ngẫu nhiên là mức fading nhanh cũng hoàn toàn xác định được nếu có được độ lệch quân phương zigma của nó. Cái này (zigma) cũng phải xác định bằng đo lường (driving-test). Từ đó ta có thể xác định được độ dự trữ fading nhanh để bảo đảm xác suất rớt cuộc gọi do fading nhanh gây ra thấp dưới một mức nào đó, cũng thường là 1%.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes