Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Các phương pháp song công

Để hiểu về khái niệm song công, các bạn có thể vào link sau để xem
http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/on-cong-ban-song-cong-song-cong.html

Nói chung thì xong công là khả năng thu và phát cùng lúc (thường với tín hiệu thoại = nghe và nói)

Các phương pháp song công

Có nhiều phương pháp song công như trong bài viết này
FDD, TDM (chắc là viết nhầm của TDD), EC (song công triệt tiếng vọng), CN...
Tuy nhiên trong quá trình học thì mình chỉ được dạy 2 loại là FDD và TDD nên ở bài viết này mình chỉ trình bày 2 loại, search google các từ khóa "song công trong 3g", "song công trong 4g" cũng thấy các công nghệ di động cũng chỉ toàn dùng 2 phương pháp này. Đoạn trình bày dưới mình gõ lại nội dung trong vở đã học.

a. FDD (Frequency Division Duplex)
- Tần số đường lên và đường xuống khác nhau
- Trong mỗi đường, tín hiệu được phát liên tục cùng lúc
- Đường xuống và đường lên có khoảng bảo vệ về tần số gọi là khoảng cách song công

b. TDD (Time Division Duplex)
- Tần số đường xuống và đường lên giống nhau
- Trong mỗi đường tín hiệu không phát liên tục mà lần lượt như bóng bàn
- Yêu cầu đồng bộ thời gian thu phát rất chặt chẽ nếu không sẽ mất liên lạc
- Do phân chia về thời gian giữa thu và phát nên phạm vi phủ sóng của tế bào thường nhỏ hơn

Trong thực tế thì người ta dùng 1 hoặc kết hợp cả 2 phương pháp trên.

Mạng thông tin di động tế bào

Hệ thống thông tin di động tế bào sử dụng một số lượng lớn các máy phát vô tuyến công suất thấp để tạo nên các cell hay còn gọi là tế bào (đơn vị địa lý cơ bản của hệ thống thông tin vô tuyến). Thay đổi công suất máy phát nhằm thay đổi kích thước cell theo phân bố mật độ thuê bao, nhu cầu thuê bao theo từng vùng cụ thể. Khi thuê bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác, cuộc đàm thoại của họ sẽ được giữ nguyên liên tục, không gián đoạn. Tần số sử dụng ở cell này có thể được sử dụng lại ở cell khác với khoảng cách xác định giữa hai cell. Bài này tập trung nêu lên những nguyên tắc cơ bản của hệ thống điện thoại vô tuyến (bao gồm hệ thống tương tự và hệ thống số).

Lời nói đầu 
      Hệ thống thông tin di động tế bào sử dụng một số lượng lớn các máy phát vô  tuyến công suất thấp để  tạo  nên các cell hay còn gọi là tế bào (đơn vị địa lý cơ bản của hệ thống thông tin vô tuyến).  Thay đổi công suất máy phát nhằm thay đổi kích thước cell theo phân bố mật độ thuê bao, nhu cầu thuê bao theo từng vùng cụ thể. Khi thuê bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác, cuộc đàm thoại của họ sẽ được  giữ nguyên liên tục, không gián đoạn. Tần số sử dụng ở cell này có thể được sử dụng lại ở cell khác với khoảng cách xác định giữa hai cell.  Bài này tập trung nêu lên những nguyên tắc cơ bản của hệ thống điện thoại vô tuyến (bao gồm hệ thống tương tự và hệ thống số). Sau khi đọc và nắm vững nội dung, bạn đọc thể dễ dàng thực hiện được :
  • Mô tả những thành phần cơ bản của hệ thống thông tin kiểu tế bào
  • Xác định và mô tả những kĩ thuật vô tuyến số

Các nội dung chính bao gồm :
  1. Các nguyên lí của thông tin di động
  2. Hệ thống thông tin di động sử dụng mô hình tế bào 
  3. Cấu trúc hệ thống thông tin tế bào

    1.   Các nguyên lí của thông tin di động
          Mỗi thuê bao di động sử dụng một kênh vô tuyến riêng biệt tạm thời để liên lạc với mỗi cell. Mỗi  cell có thể liên lạc được với nhiều thuê bao di động tại cùng một thời điểm, mỗi thuê bao được dùng một kênh vô tuyến riêng.  Mỗi kênh vô tuyến sử dụng một cặp tần số để liên lạc, một tần số cho đường xuống (phát đi từ cell), một tần số theo chiều ngược lại để cell nhận cuộc gọi từ thuê bao.  Năng lượng sóng vô tuyến  suy hao theo khoảng cách nên các thuê bao cần thiết phải đứng gần trạm phát để giữ liên lạc được liên tục. Cấu trúc cơ bản của mạng di động gồm có hệ thống điện thoại và dịch vụ vô tuyến. Ngoài ra hệ thống thông tin di động có thể kết nối liên mạng với hệ thống PSTN.

    Cấu trúc hệ thống thoại di động trước đây 
          Dịch vụ thoại di động truyền thống được cấu trúc giống như hệ thống truyền hình phát thanh quảng bá :  Một trạm phát sóng công suất mạnh đặt tại một cao điểm có thể phát tín hiệu trong vòng bán kính đến 50km.
      

    Hình 1.  Cấu trúc hệ thống di động trước đây
    Hình 2 mô tả một vùng phủ sóng được cấu hình theo cấu trúc mạng thoại di động truyền thống với một máy phát công suất lớn đặt tại một điểm cao để có thể truyền sóng đi xa.
    Hình 2 : Cấu trúc hệ thống thông tin di động trước đây 


    2.   Hệ thống thông tin di động tế bào
         Khái niệm tổ ong đã cấu trúc lại hệ thống thông tin di động theo cách khác. Thay vì sử dụng một trạm công suất lớn, người ta sử dụng nhiều trạm công suất nhỏ trong vùng phủ sóng được ấn định trước. Lấy ví dụ, bằng cách phân chia một vùng trung tâm thành 100 vùng nhỏ hơn (các tế bào), mỗi cell sử dụng một máy phát công suất thấp với khả năng cung cấp 12 kênh thoại cho mỗi máy. Khi đó năng lực của hệ thống về lý thuyết có thể tăng từ 12 kênh thoại sử dụng một máy phát công suất lớn lên đến 2000 kênh thoại bằng cách sử dụng 100 máy phát công suất thấp.
          Các vấn đề về nhiễu sinh ra khi các khối di động sử dụng cùng một tần số tại các điểm gần nhau đã chứng tỏ rằng tất cả các tần số không thể tái sử dụng ở mọi cell. Việc tái sử dụng chỉ có thể triển khai ở các cell có khoảng cách nhất định với nhau.  Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, các ảnh hưởng của nhiễu không phải do khoảng cách giữa các vùng mà phụ thuộc vào tỉ lệ của khoảng cách với bán kính phủ sóng của vùng.
          Bằng cách giảm bán kính của vùng đi 50%, nhà cung cấp dịch vụ có thể tăng số khả năng phục vụ lên 4 lần. Hệ thống được triển khai trên vùng có bán kính 1 Km có thể cung cấp số kênh lớn hơn gấp 100 lần so với hệ thống triển khai trên vùng có bán kính 10 Km. Từ thực tế rút ra kết luận rằng, bằng cách giảm bán kính vùng đi vài trăm mét thì nhà cung cấp có thể phục vụ thêm vài triệu cuộc gọi.
          Khái niệm cell (tế bào) được sử dụng với các mức công suất thấp khác nhau, nó cho phép các cell (các tế bào) có thể thay đổi vùng phủ sóng tuỳ theo mật độ, nhu cầu của thuê bao trong một vùng nhất định. Các cell có thể được thêm vào từng vùng tuỳ theo sự phát triển của thuê bao trong vùng đó. Tần số ở cell này có thể được tái sử dụng ở cell khác, các cuộc điện thoại vẫn được duy trì liên tục khi thuê bao di chuyển từ cell này sang cell khác.
                                
    Hình 3 : Hệ thống thông tin di động sử dụng cấu trúc tế bào

         Các trạm vô tuyến tế bào có thể liên lạc với các thuê bao di động trong một khoảng cách mặc định trước. Năng lượng sóng vô tuyến suy hao theo khoảng cách,  nên các máy đầu cuối di động nhất thiết phải nằm trong vùng phủ sóng của trạm gốc (BS - Base Station). Trong hệ thống thông tin di động trước đây, trạm gốc liên lạc với đầu cuối di động sử dụng một kênh. Kênh này sử dụng một cặp tần số, tần số phát từ trạm gốc và tần số thu từ đầu cuối di động lên trạm gốc.


    3.    Cấu trúc hệ thống thông tin tế bào
           Số lượng thuê bao ngày càng tăng lên trong khi hệ thống thông tin di động trước đây không đáp ứng kịp về số lượng thuê bao cũng như chất lượng dịch vụ. Đây là sức ép đối với các nhà cung cấp dịch vụ, bắt buộc họ phải tìm  giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao di động tăng nhanh.  Phổ tần số dành cho thông tin di động là có hạn, do đó sử dụng hiệu quả tần số trong hệ thống thông tin di động tế bào là rất cần  thiết.  Các tham số hệ thống như số lượng, kích thước các cell, sử dụng lại tần số, quá trình chuyển tiếp cuộc gọi giữa các cell (handover) là khác nhau tuỳ theo vùng địa lý cụ thể, nông thôn hay thành phố.

    Các tế bào (Cells)
          Cell (tế bào) là đơn vị địa lý cơ bản của hệ thống thông tin vô tuyến theo mô hình tế bào.  Các vùng phủ sóng bởi các trạm có dạng tế bào nên người ta gọi là hệ thống thông tin theo mô hình tế bào. Các cell là các trạm gốc phát sóng đến một bán kính địa lý xung quang và vùng phủ sóng có dạng gần giống hình lục giác. Kích thước phủ sóng mỗi cell thay đổi tuỳ theo vùng.

    Nhóm các tế bào (Cluster)
          Cluster là một nhóm các cell. Các kênh không được tái sử dụng tần số trong một cluster. Hình 4 mô tả một cluster gồm 7 cell.
                                      

    Hình 4 : Cluster gồm 7 cell

    Tái sử dụng tần số (Frequency Reuse)
          Phổ tần số sử dụng trong hệ thống thông tin di động là có hạn nên người ta phải tìm cách sử dụng lại tần số để có thể tăng dung lượng điện thoại phục vụ.  Giải pháp này được gọi là quy hoạch tần số hay tái sử dụng tần số. Việc sử dụng lại tần số được thực hiện bằng cách cấu trúc lại kiến thúc hệ thống thông tin di động theo mô hình tổ ong. Mô hình sử dụng lại tần số dựa trên việc gán cho mỗi cell một nhóm kênh vô tuyến trong một khu vực địa lý nhất định. Các kênh vô tuyến của cell khác biệt hoàn toàn với các kênh vô tuyến của cell lân cận với nó (cell láng giềng). 
          Vùng phủ sóng của cell được gọi là footprint (dấu chân). Các footprints này có đường giao với nhau nên các nhóm tần số giống nhau có thể được sử dụng ở các cell khác nhau miễn sao khoảng cách giữa các cell đủ lớn để tránh nhiễu do các tần số trùng nhau gây ra.
    Hình 5.   Tái sử dụng tần số

          Xem Hình 5 trên cho thấy các cell có cùng chỉ số thì sử dụng nhóm tần số giống nhau. Theo như mô hình trên, số tần số sẵn có là 7, nhân tố sử dụng lại tần số là 1/7.  Theo đó, mỗi cell chỉ sử dụng 1/7 số kênh có sẵn.

    Cells splitting (Sự phân chia các cell)
          Tuy nhiên, sẽ không thực tế  khi người ta chia nhỏ toàn bộ các hệ thống ra các vùng nhỏ hơn nữa và tương ứng với nó là các cells. Nhu cầu lưu lượng cũng như mật độ thuê bao sử dụng giữa các vùng nông thôn và thành thị có sự khác nhau nên đòi hỏi cấu trúc mạng ở các vùng đó cũng khác nhau.
          Các nhà quy hoạch sử dụng khái niệm cells splitting để phân chia một khu vực có mật độ thuê bao cao, lưu lượng lớn thành nhiều vùng nhỏ hơn để cung cấp tốt hơn các dịch vụ mạng.   Ví dụ các thành phố lớn được phân chia thành các vùng địa lý nhỏ hơn với các cell có mức độ phủ sóng hẹp nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ cũng như lưu lượng sử dụng cao, trong khi khu vực nông thôn nên sử dụng các cell có vùng phủ sóng lớn, tương ứng với nó số lượng cell sẽ sử dụng ít hơn để đáp ứng cho lưu lượng thấp và số người dùng với mật độ thấp hơn.
      

    Hình 6  Quá trình phân chia cell

    Handoff (Sự chuyển giao) - hay handover
            Trở ngại cuối cùng trong việc phát triển mạng thông tin di động tế bào là vấn đề phát sinh khi một thuê bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác. Các khu vực kề nhau trong hệ thống tế bào sử dụng các kênh vô tuyến có tần số khác nhau, khi thuê bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác thì cuộc gọi hoặc bị rớt hoặc tự động chuyển từ kênh vô tuyến này sang một kênh khác thuộc cell khác. 
           Thay vì để cuộc gọi bị rớt, quá trình Handoff giúp cho cuộc gọi được liên tục. Quá trình Handoff xảy ra khi hệ thống thông tin di động tự động chuyển cuộc gọi từ kênh vô tuyến này sang kênh vô tuyến khác khi thuê bao di động di chuyển từ cell này sang cell khác liền kề với nó. Trong qúa trình đàm thoại, hai thuê bao cùng chiếm một kênh thoại.  Khi một thuê bao di động chuyển động ra khỏi vùng phủ sóng của cell cho trước, tín hiệu đầu  thu của cell này sẽ giảm.  Khi đó, cell đang sử dụng sẽ yêu cầu một Handoff (chuyển giao) đến hệ thống.  Hệ thống sẽ chuyển mạch cuộc gọi đến một cell có tần số với cường độ tín hiệu thu mạnh hơn mà không làm gián đoạn cuộc gọi hay gửi cảnh báo đến người sử dụng. Cuộc gọi sẽ được tiếp tục mà người sử dụng không nhận thấy quá trình Handoff diễn ra.
      

    Hình 7.  Quá trình Handoff



    Đơn công, bán song công, song công

    Trong lĩnh vực truyền thông, từ song công (雙工 tiếng Anh: duplex) dùng để miêu tả một kênh truyền thông có thể chuyển tín hiệu theo cả hai hướng, ngược lại với các kênh đơn công chỉ có thể chuyển tín hiệu theo một hướng.
    Các hệ thống song công được sử dụng trong hầu như tất cả các mạng truyền thông, hoặc để cho phép liên lạc hai chiều giữa hai thiết bị được kết nối, hoặc để cung cấp một "đường dự phòng" cho việc theo dõi và điều chỉnh từ xa các thiết bị ngoài trời

    Bán song công


    Minh họa đơn giản về một hệ thống truyền thông bán song công.
    Nếu tại mỗi thời điểm tín hiệu chỉ có thể chạy theo một hướng, kênh truyền thông được gọi là bán song công (half-duplex).
    Ví dụ về hệ thống bán song công là loại điện đài với 1 nút bấm để nói. Do tín hiệu radio truyền theo hướng này hay hướng kia đều dùng cùng một tần số nên tại mỗi thời điểm chỉ có thể có một người nghe được người kia. Nên người dùng phải dùng từ ngữ đặc biệt đánh dấu cuối câu nói cuối cùng trước khi nhả nút chuyển sang phiên người kia nói, để người ở đầu kia biết rằng đã đến lượt mình nói.

    Song công toàn phần


    Minh họa đơn giản về một hệ thống truyền thông song công toàn phần.
    Nếu tín hiệu có thể đồng thời chạy theo hai hướng, kênh truyền thông được gọi là song công toàn phần (full-duplex).
    Mạng điện thoại hữu tuyến hay điện thoại di động là một hệ thống song công toàn phần, do nó cho phép cả hai người tham gia một cuộc điện thoại nghe và nói cùng lúc.
    Điện đài hai chiều có thể được thiết kế thành các hệ thống song công toàn phần, trong đó gửi và nhận tại hai tần số khác nhau.
    Song công thì sử dụng 2 tần số khác nhau giữa 2 máy nếu không tín hiệu khiphats và thu sẽ nhiễu lẫn nhau

    Nguồn http://vi.wikipedia.org

    Bổ xung thêm ví dụ về 3 loại :
    • Đơn công, các bạn có thể thấy đó là các loại truyền thông quảng bá 1 chiều như truyền hình, radio
    • Bán song công thì như trên đã nói, là các loại truyền liên lạc mà có 1 nút bấm vào thì nói, bỏ ra thì nghe, thấy dễ tìm nhất là các bộ đàm taxi
    • Song công toàn phần thì ở ngay trong túi quần của chúng ta hằng ngày, đó chính là chiếc di động đó các bạn

    Các phương pháp đa truy nhập trong di động

    Các kỹ thuật Đa Truy Cập (Multiple Access Techniques)

    Multi-Access: Kĩ thuật cho phép nhiều cặp thu–phát có thể chia sẻ một kênh chung. Cần phân biệt đa truy nhập với ghép kênh
     

    Có 3 kỹ thuật đa truy cập phổ biến là FDMA, TDMA và CDMA, ngoài ra còn có 2 kỹ thuật ít phổ biến hơn là OFDMA (còn khá mới) và SDMA.

    I/ Đa truy cập theo phân chia tần số FDMA (Frequency Division Multiple Access)



    Theo kỹ thật này, mỗi một người sử dụng trong một tế bào (cell) được phân chia một dải tần số (băng tần) nhất định, các băng tần của những người sử dụng khác nhau sẽ không trùng nhau (non-overlap). Người sử dụng gửi và nhận tín hiệu trong băng tần mình được phân chia và tất cả mọi người trong mạng đều gửi/nhận tín hiệu đồng thời. Vì rằng mỗi người sử dụng truyền và nhận tín hiệu trong băng tần của mình cho nên những người sử dụng trong một tế bào (cell) không gây nhiễu cho nhau (lý tưởng). Tuy nhiên, do yêu cầu cần có một số lượng lớn người sử dụng trong mạng, các băng tần sẽ được sử dụng lại ở các tế bào khác. Chình vì vậy có thể có những người sử dụng ở tế bào A gây nhiễu cho một người sử dụng ở tế bào B gần đó do hai người sử dụng này dùng chung một băng tần. Nhiễu này gọi là nhiễu đồng kênh (co-channel interference).


    II/ Đa truy cập theo phân chia thời gian TDMA (Time Division Multiple Access)



    Trong cách truy cập này, mỗi người sử dụng được phân chia một khoảng thời gian, gọi là khe thời gian (time-slot) nhất định để truyền và nhận thông tin. Trong khe thời gian mà người sử dụng A truyền và nhận tín hiệu thì tất cả mọi người sử dụng khác trong cùng tế bào đó không được truyền và nhận tín hiệu. Như vậy mọi người sử dụng trong cùng một tế bào cũng không gây nhiễu cho nhau (lý tưởng) bởi ở một thời điểm cụ thể chỉ có một người duy nhất truyền và nhận tín hiệu. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó cũng có thể có một người sử dụng ở tế bào bên cạnh truyền và nhận tín hiệu cho nên trong cách truy cập này cũng có nhiễu đồng kênh.


    III/ Đa truy cập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple Access)



    Đây là một cách truy cập khác hẳn hai cách trên. Theo cách này, tất cả mọi người sử dụng trong một tế bào cùng truyền/nhận thông tin một lúc và trên cùng một băng tần số. Do vậy vấn đề nhiễu lẫn nhau giữa những người sử dụng trong cùng một tế bào, giữa những người sử dụng ở các tế bào cạnh nhau (do việc sử dụng lại tần số ở các tế bào cạnh nhau) là một vấn đề lớn nhất trong cách truy cập CDMA này. Để khắc phục vấn đề này, mỗi người sử dụng trong một tế bào sẽ được gán một mã (code) đặc biệt và không có hai người sử dụng nào trong cùng một tế bào có cùng một mã (có nghĩa là mỗi người có một mã riêng biệt). Máy thu sẽ căn cứ vào mã của mỗi người sử dụng để khử bớt (không thể khử hết) nhiễu của những người sử dụng khác trong cùng một tế bào và khôi phục tín hiệu của người đó. Trong kỹ thật này có nhiễu trong tế bào (intra-cell interference) và nhiễu giữa các tế bào (inter-cell interference).


    IV/ Đa truy cập theo phân chia tần số trực giao OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple Access)



    OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) là một kỹ thuật ghép kênh ra đời từ khá lâu, tương tự như kỹ thuật ghép kênh theo tần số FDM, một băng thông lớn sẽ được chia thành nhiều băng thông nhỏ hơn. Trong FDM giữa các băng thông nhỏ này phải có một khoảng tần số bảo vệ, điều này dẫn tới lãng phí băng thông vô ích do các dải bảo vệ này hoàn toàn không chứa đựng tin tức. OFDM ra đời đã giải quyết vấn đề này, bằng cách sử dụng tập tần số trực giao các băng thông nhỏ này có thể chồng lấn lên nhau, do đó không cần dải bảo vệ, nên sử dụng hiệu quả và tiết kiệm băng thông hơn hẳn FDM. Nhờ ghép kênh theo tần số trực giao và sử dụng khoảng bảo vệ thích hợp OFDM có khả năng truyền thông tốc độ cao, sử dụng băng thông hiệu quả, chống được nhiễu liên sóng mang ICI và chống được fading chọn lọc tần số, chống lại nhiễu ISI và có khả năng cân bằng tín hiệu hiệu quả bằng các bộ Equalizer đơn giản. Trong OFDMA, các user sẽ được phân bổ dữ liệu truyền đi trên các sóng mang phụ của kỹ thuật OFDM.


    V/ Đa truy cập phân chia theo không gian SDMA (Space Division Multiple Access)



    Kỹ thuật đa truy cập này khác hẳn với 4 kỹ thuật trên. Đó là, tất cả mọi người sử dụng trong cùng một cell đều có thể truyền/nhận tín hiệu một lúc, trên cùng một băng thông và không sử dụng mã như trong CDMA. Như vậy tín hiệu do mọi người sử dụng trong cell và ngoài cell sẽ bị chồng lên nhau (cộng vào nhau). Khử nhiễu do nhiều người sử dụng trong SDMA là một vấn đề vô cùng phức tạp. Phía BS yêu cầu phải có một dãy các ăng-ten lớn (antenna array) để có thể khử nhiễu. Việc khử nhiễu ở phía BS có thể được thực hiện bằng một số kỹ thuật như (a) ước lượng hướng đến của tín hiệu (direction of arrival - DOA) của mỗi người sử dụng để tách tín hiệu của mỗi người sử dụng ra khỏi tín hiệu thu được và (b) dựa vào kỹ thuật khử nhiễu kết hợp với lọc (chẳng hạn khử nhiễu mềm kết hợp với bộ lọc MMSE). Trong kỹ thuật đa truy cập này, BS có sử dụng kỹ thuật beamforming để phát tín hiệu trực tiếp đến người sử dụng.

    (+) Kết hợp các kỹ thuật trên đây ta có thể có các hệ thống khác nhau như: TD-CDMA, FD-CDMA, SD-CDMA ...



    Khái quát lại thì trong di động để phân chia các kênh, các người dùng (một người dùng có thể dùng nhiều kênh tùy theo nhu cầu tốc độ) thì người ta tìm cách truyền các kênh có sự sai khác nào đó (cái đấy thuộc về quá trình ghép kênh) còn cũng dựa vào cái đấy nhưng máy thu lấy được kênh, tài nguyên mà hệ thống cấp cho mình (mà không nhầm sang thằng khác) thì là vấn đề đa truy cập, tức là một cái để ghép vào, một cái để trích ra ấy.
    Bài viết trên đã khái quát các kỹ thuật đa truy nhập / đa truy cập, trong môn các hệ thống thông tin vô tuyến 2 của mình còn được giới thiệu 1 phương pháp đa truy nhập nữa là đa truy nhập phân chia theo phân cực PDM
    A (Polarisation division multiple access)

    Hiệu ứng Doppler

    Hiệu ứng Doppler

    Hiện tượng: khi một chiếc xe (hay một nguồn phát tiếng động) đi về phía bạn, bạn sẽ cảm thấy tiếng của nó mạnh dần lên và khi nó vượt qua rồi chạy ra xa khỏi bạn thì bạn sẽ thấy tiếng của nó giảm dần đi.
    Câu hỏi: có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nguồn phát ra tiếng động (tiếng xe chạy) không đổi nhưng tai bạn lại nghe thấy sự thay đổi của tiếng động đó hay không?
    BÀN LUẬN
    Âm thanh và sự dịch chuyển
    Khi chúng ta đang di chuyển, hoặc khi nguồn phát ra âm thanh di chuyển, chúng ta sẽ nghe thấy sự thay đổi của âm thanh truyền đến tai. Bạn có thể cảm thấy tiếng động cơ xe hoặc tiếng còi tàu ngày càng nhỏ hơn khi nó đi ra xa khỏi bạn.  Cường độ của tiếng còi tàu không thay đổi, nhưng bạn lại nghe thấy nó thay đổi. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Doppler. Hiệu ứng  Doppler được đặt theo tên của một nhà vật lý học người Áo, Christian Johann Doppler, là người đã phát hiện ra nó.
    Christian Johann Doppler đã phát hiện ra điều gì?
    Doppler cho rằng nếu tiếng động đi đến gần bạn, có thể là do nguồn phát ra nó tiến đền gần bạn hoặc bạn đi về phía phát ra tiếng động thì cường độ của nó sẽ có vẻ như tăng lên hơn cường độ thật sự của nó. Nếu bạn đi ra xa khỏi nguồn phát ra tiếng động hoặc nếu như nó đi ra xa khỏi bạn, Doppler cho rằng âm thanh mà bạn nghe được có vẻ như  có cường độ thấp hơn cường độ thật sự của nó. Để kiểm tra lại giả thuyết của Doppler, các nhà khoa học đã thuê những người thổi kèn Trumplet chơi kèn trên một chiếc xe lửa và họ nhận ra rằng khi chiếc xe lửa chạy ra xa khỏi họ thì cường độ của tiếng kèn giảm xuống, y như những gì Doppler đã tiên đoán.
    Hiệu ứng Doppler xảy ra do khoảng cách tác động đến khoảng thời gian mà bạn cần có để nghe được âm thanh. Hãy tưởng tượng bạn đang chơi trong công viên với một người bạn, và anh ta đứng từ xa lăn trái banh về phía bạn. Nếu bạn tiến về phía trái banh thì bạn sẽ bắt được nó sớm hơn, nhưng nếu bạn đi ra xa khỏi trái banh thì bạn sẽ bắt được nó muộn hơn. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với âm thanh.  Nhắc lại 2 đại lượng của sóng âm:
    1. Bước sóng: là khoảng cách của một lần nén và một lần dãn. Là khoảng cách giữa hai đỉnh hoặc hai đáy sóng nằm liền kề nhau
    2. Tần số: là số bước sóng trong 1 đơn vị thời gian (1 giây).
    Do đó, nếu như bạn nghe 1 sóng âm có cùng 1 tần số nhưng với thời gian ngắn hơn, như vậy sẽ có vẻ như là bạn đang nghe sóng âm đó với tần số cao hơn. Chẳng hạn như, nếu bạn nghe được một âm có 50 bước sóng khi nó di chuyển được đến bạn, nó phải mất 5 giây để di chuyển đến tai bạn. Như vậy tần số của sóng âm là 50:5 = 10 Hertz. Hãy thử tưởng tượng bạn cũng nghe âm thanh đó, nhưng lần này bạn di chuyển về nơi phát ra tiếng động, như vậy thì sóng âm chỉ phải mất 2 giây để cho 50 bước sóng đi đến tai bạn. Lần này, tần số của sóng âm mà bạn nghe được sẽ là 50:2 = 25 Hertz. Tần số có vẻ như cao hơn do bạn di chuyển. Nếu bạn không di chuyển, sau 2 giây, chỉ có 20 bước sóng đi đến tai bạn, và do đó, tần số sóng âm vẫn chỉ la 10 Hertz.
    Hiện tượng ngược lại sẽ xảy ra khi khoảng cách giữa bạn và nguồn phát sóng tăng lên. Khi đó, sóng âm sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để cùng một số bước sóng đi đến được tai bạn. Do đó, tần số sẽ có vẻ như thấp hơn. Như vậy, hiệu ứng Doppler làm cho cường độ của sóng thay đổi khi bạn, hoặc nguồn phát sóng, đang di động.
    Như vậy, hiệu ứng Doppler được phát biểu như sau:
    • Nếu sóng được phát ra từ nguồn phát cố định đến một đầu thu cố định thì tần số thu bằng tần số phát.
    • Nếu khoảng cách giữa đầu thu và đầu phát thay đổi trong khoảng thời gian thu sóng (thời gian sóng truyền đến đầu thu) thì bước sóng sẽ dài ra hoặc ngắn lại: ngắn lại trong trường hợp đầu thu và phát lại gần nhau và dài ra trong trường hợp ra xa nhau.


    Nếu các bạn chưa thực sự hiểu thì cứ nôm na là tần số cũng có tính chất tương đối như là vận tốc vậy. Các tính toán chứng minh các bạn có thể tham khảo trên các giáo trình, ebook trên mạng.
    Hiện tượng Doppler hay hiệu ứng Doppler này là một yếu tố ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu vì khi người dùng di chuyển (gần hoặc xa) trạm bts thì tần số sóng tới máy thu sẽ thay đổi => tần số kênh truyền đến thiết bị bị thay đổi => ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin.

    Hiện tượng trải trễ

    Trễ (delay) là thời gian tính từ khi bắt đầu truyền cho tới khi nhận xong một tin hay một tín hiệu.
    Delay spread là lượng tăng của trễ truyền do tín hiệu truyền đi theo nhiều đường khác nhau, thí dụ như trong thông tin di động, tín hiệu lan truyền tới điểm thu theo nhiều đường khác nhau do phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ tại các chướng ngại. Giả sử đầu phát phát đi một xung cực hẹp, tại đầu thu khi đó không chỉ nhận được một xung mà là một cụm (nhóm) xung. Lượng trải trễ là deltaD như trong hình vẽ dưới đây:



    Lưu ý rằng, trải trễ không chỉ có trong thông tin di động mà có trong mọi hệ thống vô tuyến điện, chỉ có điều trong nhiều trường hợp nó quá nhỏ. Trải trễ gây bởi các tia phản xạ từ các chướng ngại khác nhau trong truyền hình tương tự là nguyên nhân gây nên hiện tượng hình có "bóng", có đường viền làm nhoè hình, thiếu sắc nét. Trong thông tin quang, do tia sáng trong sợi đa mode được truyền đi theo nhiều tia khác nhau (nếu giải thích theo phương pháp quang hình) sẽ làm xung lối ra giãn ra, về bản chất cũng là hiện tượng trải trễ song người ta lại hay gọi đó là hiện tượng tán sắc.

    (trả lời bởi nqbinhdi)


    Để rõ hơn về các cơ chế truyền sóng nhiều đường, hãy xem bài viết này
    http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/hien-tuong-fading-uong-multipath-fading.html

    Tần số vô tuyến

    Tần số vô tuyến (RF) là dải tần số nằm trong khoảng 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng với tần số của các sóng vô tuyến và các dòng điện xoay chiều mang tín hiệu vô tuyến. RF thường được xem là dao động điện chứ không phải là dao động cơ khí, dù các hệ thống RF cơ khí vẫn tồn tại (xem bộ lọc cơ khí và RF MEMS).

    Tính chất đặc biệt của dòng điện tần số vô tuyến

    Các dòng điện dao động ở các tần số vô tuyến có các tính chất đặc biệt khác với dòng một chiều hay dòng xoay chiều dao động ở tần số thấp. Năng lượng trong một dòng điện RF có thể lan truyền trong không gian như các sóng điện từ (sóng vô tuyến); đây là cơ sở của công nghệ vô tuyến. Dòng điện RF không chạy trong lòng dây dẫn mà phần lớn lại chạy trên bề mặt của dây dẫn; điều này được gọi là hiệu ứng bề mặt. Vì lý do này, khi cơ thể con người tiếp xúc với các dòng điện RF công suất lớn có thể gây bỏng bề mặt da và còn được gọi là bỏng RF. Dòng điện RF có thể dễ dàng ion hóa không khí, tạo ra vùng dẫn điện qua nó. Đặc tính này được áp dụng cho các khối "cao tần" trong hàn hồ quang điện, cách hàn này sử dào điện ở tần số cao hơn so với phân bố công suất sử dụng. Đặc tính khác là khả năng xuất hiện dòng điện qua nơi chứa vật liệu cách điện, như chất li điện môi của một tụ điện. Khi dẫn điện bằng một dây cáp điện thông thường, dòng điện RF có xu hướng phản xạ không liên tục trong cáp chẳng hạn như trong các bộ đấu nối và phản xạ ngược trở lại nguồn, gây ra sóng đứng, do đó dòng điện RF phải được truyền trên một loại cáp đặc biệt gọi là đường dây truyền tải.

    Thông tin vô tuyến

    Để nhận được tín hiệu vô tuyến, người ta sử dụng anten. Tuy nhiên, anten sẽ nhận hàng ngàn tín hiệu vô tuyến cùng lúc, cần phải có một bộ dò sóng vô tuyến bắt được tần số muốn tìm (hay dải tần). Việc này thường được thực hiện thông qua một bộ cộng hưởng – trong dạng đơn giản nhất của nó, một mạch với với một tụ điện và một cuộn cảm tạo thành một mạch cộng hưởng. Mạch cộng hưởng khuếch đại dao động trong một dải tần cụ thể, trong khi giảm dao động ở các tần số khác ngoài băng tần.

    Phân loại tần số

    Tần số Bước sóng Tên gọi Viết tắt Công dụng
    30 - 300 Hz 10^4km-10^3km Tần số cực kỳ thấp ELF chứa tần số điện mạng xoay chiều, các tín hiệu đo lường từ xa tần thấp.
    300 - 3000 Hz 10^3km-100km Tần số thoại VF chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn.
    3 - 30 kHz 100km-10km Tần số rất thấp VLF chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng cho hệ thống an ninh, quân sự,
    chuyên dụng, thông tin dưới nước (tàu ngầm).
    30 - 300 kHz 10km-1km Tần số thấp LF dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
    300 kHz - 3 MHz 1km-100m Tần số trung bình MF dùng cho phát thanh thương mại sóng trung (535 - 1605 kHz).
    Cũng được dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
    3 - 30 MHz 100m-10m Tần số cao HF dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở
    cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá...
    30 - 300 MHz 10m-1m Tần số rất cao VHF dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không,
    phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz), truyền hình thương mại
    (kênh 2 đến 12 tần số từ 54 - 216 MHz).
    300 MHz - 3 GHz 1m-10cm Tần số cực cao UHF dùng cho các kênh truyền hình thương mại từ kênh 14 đến kênh 83,
    các dịch vụ thông tin di động mặt đất, di động tế bào,
    một số hệ thống radar và dẫn đường, hệ thống vi ba và vệ tinh.
    3 - 30 GHz 10cm-1cm Tần số siêu cao SHF chủ yếu dùng cho vi ba và thông tin vệ tinh.
    30 - 300 GHz 1cm-1mm Tần số cực kì cao EHF ít sử dụng trong thông tin vô tuyến.

    Trong y học

    Năng lượng tần số vô tuyến (RF) cũng được sử dụng các hoạt động điều trị y tế hơn 75 năm qua, nói chung thường được sử dụng trong các phẫu thuật ít xâm lấn, sử dụng để cắt bỏ và làm đông, bao gồm cả việc chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ. Ảnh cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh cơ thể người.

    RF đồng nghĩa với không dây

    Dù tần số vô tuyến là dải tần, nhưng thuật ngữ "tần số vô tuyến" hay từ viết tắt "RF" cũng được sử dụng như một từ đồng nghĩa với vô tuyến – tức là mô tả việc sử dụng các hình thức thông tin liên lạc không dây, ngược với kiểu thông tin liên lạc qua các bộ đấu nối điện. Ví dụ như:
    • Nhận dạng tần số vô tuyến
    • ISO/IEC 14443-2 Giao diện tín hiệu và công suất tần số vô tuyến

    Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

     
    Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes