Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

LTE : công nghệ di động băng rộng cho thế hệ sau 3G

LTE : công nghệ di động băng rộng cho thế hệ sau 3G



Các mạng 3G/WCDMA sẽ vẫn duy trì tính cạnh tranh cao trong một vài năm tới nhờ những sự tăng cường đến từ HSPA và HSPA+. Tuy nhiên, trong thập kỉ tới lưu lượng số liệu sẽ tăng một cách đáng kể. Các dịch vụ này sẽ đòi hỏi lượng tài nguyên mạng nhiều hơn so với các dịch vụ thoại truyền thống, vì vậy việc tăng dung lượng số liệu sẽ phải đi cùng với việc hạ thấp chi phí phân phối. Do đó, các mạng thế hệ sau sẽ có tính khả thi và các cách tiếp cận mới đối với giao diện không gian, mạng truy nhập vô tuyến, mạng lõi, giảm sự phân cấp mạng và loại bỏ tắc nghẽn nút cổ chai. Công nghệ LTE sẽ đáp ứng các yêu cầu đó.


                                                                                    Th.S. Đàm Thị Mỹ Hạnh
Các mạng 3G/WCDMA sẽ vẫn duy trì tính cạnh tranh cao trong một vài năm tới nhờ những sự tăng cường đến từ HSPA và HSPA+. Tuy nhiên, trong thập kỉ tới  lưu lượng số liệu sẽ tăng một cách đáng kể. Các dịch vụ này sẽ đòi hỏi lượng tài nguyên mạng nhiều hơn so với các dịch vụ thoại truyền thống, vì vậy việc tăng dung lượng số liệu sẽ phải đi cùng với việc hạ thấp chi phí phân phối. Do đó, các mạng thế hệ sau sẽ có tính khả  thi và các cách tiếp cận mới đối với giao diện không gian, mạng truy nhập vô tuyến, mạng lõi, giảm sự phân cấp mạng và loại bỏ tắc nghẽn nút cổ chai. Công nghệ LTE sẽ đáp ứng các yêu cầu đó.
1. LTE LÀ GÌ?
LTE là viết tắt của Long Term Evolution (Sự tiến hóa trong tương lai xa) miêu tả công việc chuẩn hóa của 3GPP để xác định phương pháp truy nhập vô tuyến tốc độ cao mới cho các hệ thống truyền thông di động.
LTE là bước tiếp theo dẫn đến hệ thống thông tin di động 4G. Xây dựng trên các nền tảng kỹ thuật của họ các hệ thống mạng tế bào 3GPP (bao gồm GSM, GPRS và EDGE, WCDMA và HSPA), LTE cung cấp một con đường tiến hóa đến các tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn. Cùng với sự hiệu quả hơn trong  sử dụng phổ tần hữu hạn của các nhà khai thác, LTE cho một môi trường dịch vụ di động hấp dẫn và phong phú hơn.
3GPP LTE  là một trong số 5 chuẩn không dây trong “3.9G”, các chuẩn “3.9” G khác là:
  • 3GPP HSPA+
  • 3GPP EDGE Evolution
  • 3GPP2 UMB
  • Mobile WiMAX™ (IEEE 802.16m)
Tất cả đều có chung mục đích về mặt cải thiện hiệu quả sử dụng phổ tần với hệ thống có độ rộng băng lớn nhất cung cấp tốc độ cao nhất thông qua việc sử dụng các sơ đồ điều chế bậc cao hơn và công nghệ đa ăn ten, từ phân tập thu và phát cơ bản đến phân tập không gian MIMO.
Từ quan điểm kỹ thuật, mục đích cơ bản của LTE là  cung cấp các tốc độ số liệu cao hơn cho cả truyền dẫn đường lên và đường xuống. Ngoài việc tăng tốc độ số liệu thực, LTE còn làm giảm trễ gói; giới hạn xác định tình trạng phản ứng lại của trò chơi điện tử, VoIP, thoại video và các dịch vụ thời gian thực.
Từ khía cạnh nhà khai thác, độ rộng băng tần kênh linh hoạt và chế độ hòa hợp FDD/TDD của LTE cho phép sử dụng sóng mang hiện tại và nguồn phổ tần trong tương lai một cách hiệu quả hơn. LTE cũng cung cấp một nền tảng mạnh mẽ hơn cho các nhà khai thác để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn trong miền di động.
Sau đây là các đặc điểm quan trọng của LTE:
-  Tăng cường giao diện không gian cho phép tăng tốc độ số liệu: LTE được xây dựng trên một mạng truy nhập vô tuyến hoàn toàn mới dựa trên công nghệ OFDM. Được chỉ rõ trong 3GPP Release 8, giao diện không gian  LTE kết hợp đa truy nhập và điều chế dựa trên OFDMA cho đường xuống, cùng với SC-FDMA cho đường lên. OFDM chia phổ tần khả dụng thành hàng nghìn sóng mang con cực hẹp, mỗi trong số chúng mang một phần của tín hiệu. Ở LTE, hiệu quả sử dụng phổ tần của OFDM được tăng cường lên nhờ các sơ đồ điều chế bậc cao hơn như là 64QAM, FEC tinh vi như là bit đuôi, mã hóa xoắn, mã hóa turbo, cùng với các kỹ thuật vô tuyến bổ sung như MIMO và định dạng chùm lên đến 4 anten mỗi trạm. Kết quả là thông lượng trung bình gấp 5 lần của HSPA, tốc độ số liệu đường xuống cực đại về mặt lý thuyết là 300 Mbit/s cho mỗi phổ tần 20 MHz, tốc độ đường lên theo lý thuyết của LTE có thể đạt  75 Mbit/s cho mỗi phổ tần 20 MHz.
- Hiệu quả sử dụng phổ tần cao: Hiệu quả sử dụng phổ tần cao hơn của LTE cho phép các nhà khai thác cung cấp ngày càng tăng số lượng khách hàng trong vùng phổ tần đang tồn tại và trong tương lai với chi phí phân phối mỗi bit được giảm xuống.
- Kế hoạch tần số linh hoạt: LTE có thể được cung cấp tối ưu trong ô có kích thước lên đến 5 km, khả dụng trong ô có bán kính lên đến 30 km, và sự thực thi bị giới hạn trong các ô có bán kính lên đến 100 km.
- Trễ được giảm: Bằng cách giảm thời gian round-trip xuống còn 10 ms hoặc thậm chí ít hơn (so với 40-50 ms cho HSPA), LTE cung cấp trải nghiệm người sử dụng đáp ứng nhanh hơn. Điều này cho phép các dịch vụ tương tác, thời gian thực như là trò chơi điện tử nhiều người, hội thảo video/audio chất lượng cao.
- Môi trường toàn IP: Một trong những tính năng đáng kể nhất của LTE là sự chuyển dịch đến mạng lõi hoàn toàn dựa trên IP với giao diện mở và kiến trúc đơn giản hóa. Sâu xa hơn, phần lớn công việc chuẩn hóa của 3GPP nhắm đến sự chuyển đổi kiến trúc mạng lõi đang tồn tại sang hệ thống toàn IP. Trong 3GPP, sự khởi đầu này được xem như  Tiến hóa kiến trúc hệ thống (SAE) và hiện nay được gọi là Lõi gói cải tiến (EPC). Chúng cho phép cung cấp các dịch vụ linh hoạt hơn và sự liên hoạt động đơn giản với các mạng di động  phi 3GPP và các mạng cố định. EPC dựa trên các giao thức TCP/IP – giống như phần lớn các mạng số liệu cố định ngày nay- vì vậy cung cấp các dịch vụ giống PC như thoại, video, tin nhắn và các dịch vụ đa phương tiện. Sự chuyển dịch lên kiến trúc toàn gói cũng cho phép cải thiện sự phối hợp với các mạng truyền thông không dây và cố định khác.
- Cùng tồn tại với các chuẩn và hệ thống trước: Người sử dụng LTE sẽ có thể thực hiện các cuộc gọi từ thiết bị đầu cuối của mình và phải truy nhập đến các dịch vụ số liệu cơ sở, thậm chí khi họ nằm trong vùng không phủ sóng LTE. Do đó, cho phép chuyển giao các dịch vụ xuyên suốt, liền, trôi chảy trong khu vực phủ sóng của HSPA, WCDMA hay GSM/GPRS/EDGE. Hơn thế nữa, LTE/SAE hỗ trợ không chỉ chuyển giao trong hệ thống, liên hệ thống mà còn chuyển giao liên miền giữa miền chuyển mạch gói và miền chuyển mạch kênh.
- Khả năng giảm chi phí: Đưa ra những tính năng như RAN đa nhà cung cấp hoặc mạng tự tối ưu SON sẽ giúp giảm OPEX và cung cấp tiềm năng giảm chi phí trên mỗi bit thấp hơn.
3. BĂNG TẦN TRIỂN KHAI LTE
Công nghệ LTE phù hợp triển khai trên độ rộng băng tần trong phạm vi từ 1.25 MHz đến 20 MHz,  hơn thế nữa, nó có thể hoạt động trong tất cả các băng tần 3GPP theo cặp phổ tần hoặc không theo cặp phổ tần.
Như vậy, mạng LTE có thể triển khai trên bất cứ băng tần nào được sử dụng bởi các hệ thống 3GPP. Bao gồm các băng tần lõi IMI-2000 (1.9-2 GHz) và các băng mở rộng (2.5 GHz) cũng như là 850-900MHz, 1800MHz, 1.7-2.1 GHz và băng UHF gần đây được xem xét ở Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới ( World Radiocommunication Conference -WRC-07) cho các dịch vụ di động ở một số trên thế giới. Ngoài các vị trí hiện tại, một số lượng ứng cử viên băng tần dưới 5 GHz cũng được ITU công nhận như là sự phù hợp tiềm năng của các dịch vụ IMT như LTE. Trong khi khai thác các băng tần cao hơn 5 GHz cho việc cung cấp tốc độ số liệu cực cao thông qua triển khai mạng LTE là khả thi, thách thức đặt ra liên quan đến việc cung cấp các vùng phủ sóng quốc gia/diện rộng ở chi phí thực tế. Sự linh hoạt của LTE thể hiện ở việc hoạt động ở độ rộng băng trên một cả một phạm vi cũng cho phép các nhà khai thác triển khai LTE trong các vùng phổ tần đang tồn tại của họ. Điều này có thể thu được thông qua sự tái quản lí, được xem xét bởi nhiều bên trong chuỗi giá trị viễn thông di động, như là một tùy chọn chi phí hiệu quả đối với yêu cầu lưu lượng đang tăng.
Tốc độ truyền đường xuống (và đường lên) rất cao với sự linh hoạt hơn, hiệu quả sử dụng phổ tần và giảm trễ gói, LTE hứa hẹn tăng cường việc phân phối các dịch vụ băng rộng di động và thêm tính năng cho các dịch vụ giá trị gia tăng mới đang tồn tại.
Chỉ mục dịch vụ
Môi trường hiện tại
Môi trường LTE
Thoại
Audio thời gian thực
VoIP, hội thảo video chất lượng cao
Nhắn tin P2P
SMS, MMS, email với quyền ưu tiên thấp
Tin nhắn hình ảnh, IM, email di động, tin nhắn video
Trình duyệt
Truy nhập đến các thông tin dịch vụ trực tuyến cho những người sử dụng nào chi trả giá mạng chuẩn. Hiên tại giới hạn việc duyệt WAP trên các mạng GPRS và 3G.
Duyệt web siêu nhanh, tải nội dung lên các trang mạng xã hội.
Thông tin trả trước
Nội dung cho người sử dụng nào trả trên cước mạng chuẩn. Phần lớn là thông tin dựa trên văn bản
Báo điện tử, luồng audio chất lượng cao.
Cá nhân hóa
Phần lớn là nhạc chuông
Âm thực (bản ghi gốc của các nghệ sĩ), các trang web di động cá nhân hóa
Trò chơi điện tử
Trò chơi điện tử trực tuyến và có thể tải về.
Trải nghiệm trò chơi điện tử như nhau ở cả mạng di động và cố định.
TV/Video theo yêu cầu
Nội dung  video có thể tải về và theo luồng.
Các dịch vụ truyền hình quảng bá, truyền hình theo yêu cầu thực, luồng video chất lượng cao.
Âm nhạc
Dịch vụ radio tương tự và tải về toàn bộ bài.
Lưu trữ và tải xuống âm nhạc chất lượng cao.
Tin nhắn nội dung và phương tiện

Nhắn tin peer – to – peer nhờ sử dụng nội dung bên thứ ba cũng như là tương tác với phương tiện khác.
Phân bố trên phạm vi rộng các đoạn video, dịch vụ karaoke, quảng cáo di động dựa trên video.
M-thương mại
Đặt các giao dịch (bao gồm cả đánh bạc) và phương tiện chi trả trên mạng di động
Điện thoại di động như là thiết bị chi trả, với chi tiết về sự chi trả được tải trên các mạng tốc độ cao để cho phép hoàn thiện các giao dịch tốc độ cao.
Mạng số liệu di động
Truy nhập các mạng Internet nội bộ và cơ sở dữ liệu cũng như là sử dụng các ứng dụng như CRM.
Truyền tập P2P, các ứng dụng kinh doanh, chia sẻ ứng dụng, truyền thông M2M, mạng Internet nội bộ/mạng nội bộ mở rộng di động
Bảng 2. Dịch vụ và ứng dụng của LTE
 
Hình 1. Các tùy chọn phát triển lên LTE
LTE cung cấp con đường tiến hóa cho các nhà khai thác triển khai tất cả các công nghệ 3GPP và phi 3GPP. Song song với giao diện vô tuyến mới cấp cao của nó, LTE yêu cầu sự tiến hóa từ các mạng chuyển mạch lai kênh/gói hiện nay trở thành một môi trường đơn giản hóa, toàn IP. Dựa trên họ chuẩn UMTS/HSPA, LTE sẽ tăng cường các khả năng của các công nghệ mạng tế bào hiện tại để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng có thói quen với các dịch vụ băng rộng cố định. Như vậy, nó hợp nhất môi trường định hướng thoại của các mạng di động hiện nay với các khả năng dịch vụ tập trung số liệu cho Internet cố định. Một mục tiêu then chốt khác của dự án là hòa hợp các hệ thống LTE cùng tồn tại với các mạng chuyển mạch kênh kế thừa. Điều này cho phép các nhà khai thác đưa ra LTE hoàn toàn IP và duy trì giá trị của các nền tảng dịch vụ dựa trên thoại đang tồn tại trong khi thu lợi từ sự đẩy mạnh thực thi LTE  cho các dịch vụ số liệu.
            Có nhiều tùy chọn để nâng cấp công nghệ mạng hiện tại lên LTE cho cả các công nghệ 3GPP và phi 3GPP. Với các công nghệ mạng tế bào 3GPP, con đường tiến hóa lên LTE dễ thấy nhất là từ GSM lên EDGE, tiếp theo lên WCDMA rồi HSPA và cuối cùng là lên LTE. Ngoài ra, còn có nhiều con đường phát triển trực tiếp từ công nghệ 3GPP hiện tại lên LTE mà bỏ qua các bước trung gian khác, chẳng hạn từ công nghệ WCDMA lên LTE mà bỏ qua bước phát triển trung gian lên HSPA. 
Sự tiến hóa lên LTE là tự nhiên đối với các nhà khai thác dựa trên họ công nghệ 3GPP. Nhưng với nhiều nhà khai thác di động dựa trên các công nghệ phi 3GPP (như CDMA2000 của 3GPP2) cũng nên có quyết định tiến lên LTE bởi vì hệ thống tương đương với LTE của 3GPP2 là UMB đã bị hủy chọn. Để tiến lên thế hệ 4G thì hoặc là sẽ triển khai LTE hoặc là triển khai một hệ thống không dây hoàn toàn khác là WiMAX. Việc quyết định theo hướng nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như kinh tế, thị trường..... Tuy nhiên, như nhiều nhà khai thác CDMA2000 trên thế giới đã quyết định chuyển sang LTE. 
Việc lựa chọn con đường di trú lên LTE phụ thuộc vào nhiều tham số bao gồm chiến lược truy nhập vô tuyến, chiến lược tài nguyên mạng, các dịch vụ cho phép, định thời và chi phí. Mục tiêu then chốt là tăng cường việc cung cấp dịch vụ trong khi đơn giản hóa sự liên hoạt động với các mạng di động phi-3GPP. Ở đây, đặc biệt xin đề cập cụ thể hơn đối với con đường di trú lên LTE của các nhà khai thác CDMA2000. Có 3 con đường di trú cơ bản lên LTE khả dụng cho các nhà khai thác CDMA2000 là:
  1. Phủ lên trên mạng đang tồn tại: Triển khai trọn vẹn một mạng LTE như là một mạng thứ hai đối với mạng HRPD (số liệu gói tốc độ cao) đang tồn tại nhưng chi phí sẽ đắt và việc roaming thuê bao từ mạng HRPD đến LTE bị rớt phiên
  2. Di chuyển sang UMTS (WCDMA): Đầu tiên di chuyển sang UMTS trước khi chuyển sang LTE, yêu cầu triển khai trên một mạng mới và chuyển đổi tất cả các thuê bao sang UMTS nhưng chi phí cũng đắt và thiếu phiên IP liên tục giữa mạng HRPD và mạng UMTS.
  3. Sử dụng số liệu gói tốc độ cao tiến hóa – eHRPD là một phương pháp cho phép các nhà khai thác di động nâng cấp mạng lõi gói HRPD đang tồn tại nhờ sử dụng các thành phần của kiến trúc SAE/EPC. Thêm vào đó, eHRPD là con đường tiến hóa lên LTE với tính di động dịch vụ liền, bao gồm chuyển giao liền giữa eHRPD và các mạng LTE với giao thức quản lí di động đơn, giảm trễ chuyển giao, kinh tế hơn.
Hình 2. Các tùy chọn phát triển lên LTE cho họ công nghệ 3GPP2

Kinh nghiệm thực tế đi thực tập

Những điều sai lầm mà các bạn sinh viên trẻ hay ngộ nhận (trong khi thực tập):

- Các bạn thường hay có tâm lý thích xin thực tập (hay xin việc khi vừa mới tốt nghiệp) tại các công ty "bự" cấp quốc tế, v.v... Đó là điều hiển nhiên, nói thật là mình cũng rất muốn và rất thích. Nhưng sự thật thì sao? Bạn nên nhớ rằng các công ty cỡ đó rất hiếm khi nhận sinh viên thực tập, hầu như là không (theo suy nghĩ nông cạn của mình). Mong các bạn đừng lầm lẫn với việc công ty đó cho các bạn "đi thực tập" khác hẳn với việc họ tuyển các sinh viên (thường đa số là các năm cuối) làm "quản trị viên tập sự", tức là họ nhận các bạn vào thực tập, nhưng thực tế là họ đang đào tạo các bạn trở thành các nhân sự chủ chốt cho công ty họ sau này.

- Một số công ty đang áp dụng hình thức này như là Unilever hay PepsiCo,v.v... Do đó, nếu bạn là sinh viên khóa 09 trở đi thì hãy chuẩn bị tâm lý, loại bỏ ngay tư tưởng "chỉ thích vào công ty lớn mới có việc để làm, để thực tập, còn các công ty bé hả? chán lắm. Tôi không thích làm trong đó đâu !!!".

- Mình xin phép được đào sâu hơn? Thực tập giữa công ty lớn và ko lớn ( tại các công ty ko lớn thì bao gồm trung bình và bé mà ^^), ở đâu lợi hơn đây? Mình xin phân tích tí: Ở công ty lớn thì bạn có cái lợi là bạn đã được bước chân vào trong một môi trường hoàn toàn chuyên nghiệp và có quy trình cực kỳ cụ thể mà mọi nhân viên phải tuân thủ theo. Bạn không thể nào tự ý “mình thích làm cái này theo ý mình nè, cái kia theo ý mình nha, v.v…”. Đối với các công ty của Nhật, điều họ bắt buộc bạn tuân thủ làm là phải cực kỳ đúng theo nguyên tắc, cực kỳ tỉ mỉ, ko được sai quy trình. Nếu các bạn có anh chị em làm trong các công ty của Nhật thì có thể hỏi để biết thêm. Còn nếu là các công ty của Mỹ thì thoáng hơn 1 tí, họ ko chú trọng đến nguyên tắc quy trình cho lắm, cái mà các công ty của Mỹ hay châu Âu quan tâm đó chính là kết quả cuối cùng mà bạn đạt được.

- Mình ví dụ nhé, lúc trước mình vô tập đoàn ***, mô hình làm việc của họ là phỏng theo quy trình của Mỹ. Do đó, lúc mới vô thực tập, mình thấy làm lạ là nơi này ko có điểm danh nhân viên lúc bắt đầu giờ làm việc, bên cạnh đó, mình thấy mọi người cũng ăn mặc khá thỏai mái nữa. Nói thật, lúc đó, mình nghĩ công ty này làm việc thật là thiếu chuyên nghiệp.

- Nhưng sau này mình mới rõ ra, theo như lời của vị giám đốc ở đây hỏi mình “Nếu cháu là một ông chủ thì cháu thích nhân viên của mình làm hết giờ hay là làm hết việc?”. Sau này, mình ngẫm nghĩ lại thì mới thấy rằng, nếu bạn vô công ty mà chỉ chú trọng vô ra đúng giờ, mà bản thân công việc lại không đạt được hiệu quả gì trong suốt giờ đó, chỉ trông mong giờ về, so với việc bạn vào một công ty và họ không quan tâm đến việc bạn làm gì hay làm bằng cách nào, như thế nào, miễn là phải có được kết quả đúng hoặc hơn như ý họ mong muốn, bạn chọn cái nào? Bản thân các công ty theo quy trình của Mỹ họ đều muốn tạo cho một bầu không khí thỏai mái để nhân viên có thể phát huy hết khả năng làm việc của mình (như Google cho phép nhân viên được mặc….quần đùi đi làm chẳng hạn ^^).

- Đa số các công ty thuộc Nhà nước đều thuộc dạng 1 (tức là chú trọng đến quy tắc) và bạn thấy rồi đấy (mình không nói xấu), nhưng những gì thực tế là mình toàn thấy được cả, cũng như một bác làm trong công ty thuộc Nhà nước nói “làm trong Nhà nước cháu sẽ không bao giờ tiến bộ nổi đâu”, “đi đúng giờ, về cực kỳ đúng lúc, nhưng còn công việc? Mình không dám nói đâu, các bạn tự tìm hiểu nhá ^^). Tin hay không tùy bạn !!!

- Nhưng còn các công ty của Nhật thì sao? Họ cũng theo quy trình cực kỳ tỉ mỉ, cũng điểm danh,v.v…Vậy làm trong công ty Nhật là thua kém Mỹ sao? Bản thân các công ty của Nhật là có lịch sử cực kỳ lâu đời, bên cạnh đó, dân tộc Nhật (ko phải mình khen quá đâu) có một thái độ làm việc cực kỳ siêng năng, có thể nói là làm việc một cách “điên cuồng” luôn. Do đó, ko có gì là lạ khi một công ty của Nhật lại luôn luôn phát triển tuy quy trình của nó cực kỳ gắt gao vì bản thân mỗi nhân viên trong công ty đều luôn coi nó là “máu thịt” của mình, làm thậm chí là 16 tiếng/ngày, vì thế nên dân Nhật đứng đầu thế giới vì số vụ tự tử là vì vậy đó ^^.

- Nói chung Mỹ cũng tốt mà Nhật cũng tốt. Nếu bạn có khả năng áp dụng được các điều đó của các công ty Nhật vào trong công ty mình thì phải áp dụng cái lõi (tức là cái tâm của nhân viên mình và hiệu quả công việc nhá), đừng chú trọng áp dụng hình thức bên ngoài (đi đúng giờ, về cực kỳ đúng lúc), ko tốt đâu.

- Ấy chết, mình đang đi đâu thế này? Quay lại thôi ^^. Trở lại việc thực tập trong các công ty lớn. Khi bạn vào làm việc trong một công ty lớn, nếu bạn thấy họ đi trễ mà về sớm thì đừng vội kết luận công ty này kém chuyên nghiệp, mà hãy xem xét quy trình công ty của họ thuộc dạng gì? Và quan trọng nhất, kết quả công việc mà họ đạt được. Bên cạnh đó, vào làm việc trong công ty lớn bạn có thể được học hỏi cực kỳ nhiều điều về phòng mình làm việc, về kinh nghiệm của các nhân viên đi trước.

- Tuy nhiên, khuyết điểm thì đầy rẫy ra: các công ty lớn thường không nhận thực tập sinh (tất nhiên, nếu bạn là người cực kỳ giỏi, thuộc dạng superman hoặc bạn đi “cửa sau” (quen biết hay money gì ấy^^) thì mình xin được phép không đề cập đến), nếu bạn được thực tập tại các công ty lớn thì bạn phải trải qua các vòng lựa chọn cực kỳ nghiêm khắc và gắt gao lắm đấy, vì các công ty không phải là nơi để bạn thích vào thì vào, ra thì ra đâu, họ nếu chọn người thực tập cho công ty mình thì phải chọn những người giỏi nhất, mình xin được nhắc lại, những người giỏi nhất, bạn nhé), bạn làm trong các công ty này thì phải không những giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải giỏi về nhiều thứ khác nữa (softskills, ngoại ngữ,v.v..).

- Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị tâm lý “sẵn sàng bị nghe la mắng khi làm sai >.<”, và quan trọng nhất, khi bạn thực tập trong công ty này thì bạn không phải muốn làm gì thì làm mà bạn sẽ được phân bổ vào một công việc cực kỳ cụ thể. Cơ hội thăng tiến của bạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều, vì một công ty lớn thường có từ vài trăm đến vài ngàn nhân viên, bạn sẽ phải “chiến đấu” với họ để giành sự thăng tiến trong công việc đó. Nhưng bù lại, nếu bạn có những vị trí cao trong các công ty này chứng tỏ bạn là người rất giỏi (vì lãnh đạo cả trăm, nghìn nhân viên mà). Cố lên bạn nhé! (nói nhỏ: chấm điểm thực tập tại các công ty này thường rất là khó)

- Còn các công ty trung bình nhỏ bé thì sao? Điểm lợi cho các bạn là các công ty dạng này thường phân thành 2 loại (theo như nhận xét của bạn mình): nhiều việc kinh khủngthiếu việc cũng thật kinh khủng. Theo như dạng 1, vì công ty mới thành lập, hoặc thành lập cũng được một thời gian, nhưng không biêt cách quản lý nên nhân viên bỏ đi hết cả. Do đó, công việc cứ xác định là bở hơi tai, làm liên tục, làm bất kể mọi việc (kể cả những việc không thuộc chuyên môn của mình). Nhưng bù lại, tin mình đi, bạn sẽ cực kỳ giỏi, giỏi hơn người khác nhiều vì bạn biết quá rõ về các công việc bạn đã làm (thậm chí là những công việc trái nghề). Hơn nữa, bạn sẽ thỏa sức áp dụng hay sáng tạo những kiến thức mà mình đã học vào trong công ty kiểu này (như về nhân sự, sơ đồ chiến lược kinh doanh,...) những điều mà ở các công ty tập đoàn lớn bạn sẽ không bao giờ được làm. Thử nghỉ xem, nếu một công ty mà nguyên cái nội quy công ty do chính tay của mình edit lại hay hệ thống lương bổng do chính tay mình chỉnh sửa lại cho phù hợp thì còn gì tuyệt bằng ^^.

- Bạn sẽ được đi “du lịch” rất nhiều nơi (sẽ giải thích sau), cơ hội thăng tiến của bạn là cực kỳ cao (vì công ty có vài mống, mà lại thiếu trưởng phòng hay đại loại như vậy. bạn làm tốt mọi công việc, nếu bạn ko lên thì ai lên đây ^^?), sau này nếu bạn nghỉ công ty đó thì bạn sẽ có cái mác “làm trưởng phòng đã được 3 năm” hay đại loại như vậy? Đó cũng chính là tâm lý đa số các sinh viên trẻ bây giờ thích chọn các công ty nhỏ để làm “bến đỗ tạm thời”, điều đó cũng đang làm "đau đầu" các nhà nhân sự hiện nay. Ngòai ra, cơ hội bạn sẽ được gặp các vị giám đốc là thường xuyên, sẽ được đi công tác với giám đốc thường xuyên (vì công ty có mấy mống à ^^), còn ở các công ty lớn, bạn mới thực tập mà đòi gặp giám đốc à ? Mơ đi bạn nhé ^^.

- Vậy lợi hại gì ở đây? Công ty dạng 1 này có khuyết điểm gì? Đó chính là…tốn tiền, tốn sức khỏe, tốn thời gian,… Mình xin kể một chuyện, bạn mình nó thực tập nhận thức tại một công ty nhỏ, nên nó phải làm tất cả mọi việc, từ giấy tờ, hồ sơ,..cho đến ….quét dọn, lau bàn >.<. Một hôm, vị giám đốc công ty này muốn anh chàng đi giới thiệu các mặt hàng kinh doanh cho các đối tác ở miền Tây và miền Trung.

- Thế là, bạn biết sao ko? Tội nghiệp, nó phải đi từ Bắc chí Nam để làm việc, và lạ 1 điều, 1 nửa chi phí, thậm chí là 100% chi phí là do anh chàng phải chịu. Có lần mình hỏi sao ngu thế, nghỉ đại đi tìm công ty khác thực tập. Nhưng nó trả lời là lỡ làm được 1 tháng rưỡi rồi, ráng chịu đựng, nghỉ "ngang xương" thì tìm công ty nào bây giờ, chưa kể công ty nó ghét đánh 1 cái điểm kém vô phiếu nhận xét sinh viên thì chết >.<. Ấy thế mà nó cũng chịu đựng được gần hết, và nói thật, từ một thằng “” (theo như mình biết lúc trước), bây giờ thì nó cực kỳ sành sỏi, thậm chí rất giỏi về giao tiếp và kinh doanh (chắc tại nó phải tiếp xúc nhiều với đủ loại khách hàng). (Bật mí nhỏ tí, công ty này là do….trường giới thiệu đó ^^)

- Trường mình đa số giới thiệu các công ty thực tập nhưng theo mình biết thì đa số là trung bình và nhỏ. Có thể lý do là trường muốn các bạn được làm đủ thứ việc như mình đã phân tích trên, nhưng nếu chẳng may bạn bị rơi vào công ty thuộc dạng “chán và rảnh lắm” thì sao ???

- Theo như lời các bạn đã từng đi thực tập nói với mình “vào làm chán lắm mày ơi!” hay “chẳng có gì để làm cả, tòan vô ngồi chơi với lướt web”. Bản thân mình nghĩ hiếm công ty nào thiếu việc, quan trọng là chính bạn có kiếm ra được việc để làm hay không thôi. Bạn nên nhớ điều này, bạn thực tập trong một công ty, “thực tập” tức là (đa số thôi nhá, ko phải 100% đâu) bạn làm “không công” (ở Việt Nam mới có vụ này thôi bạn ạ, còn ở nước ngoài thì không đâu ^^), hay nói một cách khác, công ty sẽ không trả lương cho bạn. Do đó sẽ có 2 xu hướng, một là sai bạn làm thật nhiều ( xài của “free” mà, tội gì không sai ^^, như là phần trên mình đã kể về bạn mình), xu hướng thứ 2, vì bạn là sinh viên thực tập, do đó các nhân viên trong công ty không ai rảnh rỗi mà ngồi chỉ từng li từng tí cho bạn đâu, vì nội việc ngồi chỉ cho bạn cũng có thể gây tốn thời gian ảnh hưởng đến công việc, cụ thể hơn là …quyền lợi lương bổng của họ.

- Do đó, nếu bạn có tâm lý được chỉ từng lý từng tí thì…..mơ đi (ngay cả người hướng dẫn có chỉ chi tiết cho bạn không thì….hên xui thôi bạn, mình không dám chắc). Hậu quả là bạn sẽ bị “bỏ rơi”, cho ngồi một mình chơi với dế ^^. Bạn sẽ có rất nhiều thời gian rảnh nhưng bù lại kỹ năng của bạn sẽ chẳng được nâng cao lên tí nào, chỉ đa số là các việc vặt như là bưng bê trà thôi ^^. Có thể bạn cho rằng mình nói quá hay gì đó, nhưng sự thật là vậy đó bạn ạ, thực tập khắc nghiệt lắm !!! Một số bạn than phiền như vậy thì lấy tài liệu gì để viết đây? Xui xẻo hơn, nếu bạn thực tập không đúng chuyên ngành thì sao? Phần sau mình sẽ nói…

- Bạn thấy đấy, ở đời không có gì là hoàn hảo cả, chọn lựa công ty nào cũng có ưu khuyết của nó, quan trọng là tùy thuộc vào bản thân của chính mình mà thôi.

Kinh nghiệm đút kết mình đi thực tập:
- Đừng bao giờ đòi hỏi, vì sẽ là thói quen cực kỳ xấu và bất lợi cho các bạn sau này ( sẽ giải thích sau). Ví dụ như đòi hỏi được thực tập ở công ty lớn, làm việc đúng chuyên ngành thì mới làm, còn ko thì ...thôi ^^.

- Lấy hết toàn bộ tài liệu của công ty đó (nếu được >.<), sẽ rất có ích cho các bạn sau này đấy. Ví dụ: mình học ngành nhân sự, và có liên quan đến thang bảng lương và quy trình về lương. Mình xin bảo đảm với các bạn 100% không bao giờ các công ty cho sinh viên làm về đề tài được mượn bảng lương của công ty họ đâu (tất nhiên mình ko đề cập đến quen biết hay “thư tay” ^^). Do đó, nếu lấy được thứ gì cứ lấy, “chôm” được tài liệu gì cứ “chôm”, sẽ rất tiện cho các bạn đấy. Lưu ý: “chôm” đây ko có nghĩa là “ăn cắp” nhá. Mình xin ví dụ, anh nhân viên phụ trách phần tuyển dụng cho công ty kêu mình đi photo 2 bản “bảng mô tả công việc” để tuyển dụng nhân viên. Lúc đi, mình photo 3 bản (vì mình lưu 1 bản để cần thiết làm tài liệu học sau này). “Chôm” là vậy đó bạn, có “nghệ thuật” 1 tí ^^.

- Tận dụng tiếp cận làm quen thân thiết với người phụ trách mình, mua “quà bánh” gì đó.v.v… tại người chấm điểm thực tập mình chính là người phụ trách mình đó bạn ạ. Còn trưởng phòng cũng chỉ là người đóng dấu thôi.

- Nếu bạn làm trong 1 công ty mà họ giao cho bạn công việc nhiều và mệt kinh khủng đến mém xỉu thì bạn hãy…..vui mừng vì điều đó. Bạn biết ko? Hơn 70% sinh viên Hoa Sen trong kỳ thực tập nhận thức (những người “bị bỏ rơi 1 mình” và than “thực tập chán và buồn lắm” ) ước ao được làm việc nhiều để mà ghi chép học hỏi như bạn mà lại ko có được "diễm phúc" đó.

- Tận dụng tất cả các mối quan hệ, xin số điện thoại khách hàng (cực kỳ cần thiết nếu bạn là chuyên ngành kinh doanh và muốn lập nghiệp sau khi ra trường).

- Quan trọng nhất là, bạn biết ko? 37% sinh viên ra trường ko kiếm được việc làm và trên 60% sinh viên phải được các công ty tuyển về đào tạo lại (theo số liệu mà Bà Nguyễn Thu Giao, GĐ Nhân sự Cty Interfloour VN nói), chính vì thế, khả năng thăng tiến của bạn so với đồng nghiệp sẽ bị thụt lùi tỉ lệ thuận theo số thời gian doanh nghiệp phải đào tạo lại cho bạn. Do đó, thực tập là dịp tốt nhất để bạn có thể gây ấn tượng cho công ty đó đấy, và may mắn hơn, họ sẽ “đặt hàng” bạn ngay vừa tốt nghiệp khỏi trường. Đừng bao giờ ngồi thụ động ù lì trong khi thực tập, bạn nhé. Nhưng vấn đề được đặt ra, tôi không có việc để làm, tôi không làm đúng chuyên ngành của mình, tôi phải làm sao để tránh bị nằm trong số 60% kia? Bí quyết gì để tôi có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc? bí quýêt gì để các nhà tuyển dụng chọn ngay tôi khi phỏng vấn? v.v…


Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình ở sau nhá, còn bây giờ, sau khi đánh bài xong thấy nỗi buồn nhung nhớ người yêu cũng vơi đi một tí rồi, ngủ đây, rảnh rỗi có "cảm xúc" lên thì mình chia sẻ tiếp cho ^^.

Lưu ý, đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân mình thôi, mà đã là ý kiến chủ quan thì có thể đúng hoặc không, mong chờ sự đóng góp của các bạn. Bên cạnh đó, các bạn có gì thắc mắc hay không hiểu thì hỏi mình nhá, mình sẵng sàng trả lời ^^.



Tác giả còn muốn đăng thêm cái này nữa
Còn bạn nào đem sang các diễn đàn khác xin thêm một câu vào cuối bài: Bài này đã được viết bởi một sinh viên Hoa Sen. Xin cám ơn, ^^

Trên là 1 bài viết rất bổ ích của tác giả viết trong cảm xúc bị người yêu bỏ :-D, có lẽ là học ở trường liên quan đến kinh tế nên cũng có nhiều trải nghiệm hơn bên kỹ thuật, bài viết của tác giả rất dài gồm nhiều phần, nhưng bản thân mình mới trải qua thực tập và đang làm đồ án nên mấy cái kia chưa có điều kiện kiểm nghiệm chất lượng để đăng lên blog. Nhân đây cao hứng mình cũng viết về kinh nghiệm thực tập của bản thân.

Bố mình làm ở phòng viễn thông EVN, nhiều đứa bạn mình cho rằng việc xin thực tập cho mình là rất dễ dàng nhưng thực ra làm EVN thì anh trưởng phòng nói với bố mình đại thể là : phòng cũng không có ai có chuyên môn về viễn thông (không có ai đại học chính quy viễn thông), nếu có đến thì 1 tuần đến 1 , 2 lần rồi cho theo gót mấy anh cho "tham quan" trạm bts rồi xác nhận đã thực tập T_T . Thế là mình bám theo trường, chờ các thày giới thiệu.
Thực tình thì mình không va chạm nhiều, suốt ngày ôm máy thôi, kiến thức xã hội chắc sau này phải bổ túc nhiều và lúc đó cũng chả đọc mấy bài như trên nên cũng thấp thỏm suốt. Lớp mình có 30% tự xin được, 70% thày phân, bọn lớp mình cũng trải qua nhiều "thăng trầm" như sau :
  • Một số đứa được phân vào bên nhà máy M1 (chỗ gần hà đông), cách nhà tầm 20 cây, mình hỏi thì mình từ chối luôn vì nghĩ nhiều chỗ "béo bở hơn".
  • Một số đứa được phân vào viện nghiên cứu viettel tây hồ, thày lại hỏi mình, đang hí hửng được vào chỗ ngon, gần nhà thì thày lại ưu tiên con gái và bọn học giỏi được đăng ký từ trước. Sau này thì thấy chỗ đấy cũng không ngon lắm, cả 2 lớp dtvt6A và 6B phải thi tuyển (các thày hình như cũng không biết việc này), hơn 20 đứa thi, 2 đứa đỗ, bọn còn lại được phân đi lung tung các cơ sở khác.
  • Một số đứa được phân bên mobiphone chỗ hai bài trưng (cũng gần nhà), nhưng không đến lượt. Bọn nó được phân làm 2 nhóm, 1 nhóm làm về kỹ thuật thì nghe nói được làm nhiều, một nhóm làm mấy công nghệ "cao siêu quá" như thằng bạn làm MIMO thì cho ngồi đọc tài liệu .
  • Một số đứa được phân xuống Linh Đàm (cách nhà 15 cây) chỗ này thấy bọn nó mô tả là làm về quang và được thực tế về quang, mình vẫn chê xa vì nghe nói các thày có 1 số chỗ bên Long biên (cũng gần nhà luôn). Sau này thấy bọn nó được hàn sợi quang, cũng không phải ngày nào cũng đến mà chỉ 1 số buổi thôi, nghĩ lại thì bản thân mình cũng hơi kén cá chọn canh (hơi xấu tính) và chỗ này cũng không tệ.
  • Một số đứa được phân FPT, mình gửi mail đăng ký nhưng mình reply lại thư thày (lần trước hỏi xin tài liệu) nên thày đọc title thấy không phải đăng ký mà là "Re : .." nên bỏ qua xuất của mình luôn. Sau này thấy bọn nó đi toàn bốc hàng trong kho, kiểm tra, dán tem, rao hàng, cuối cùng bỏ gần hết ở nhà lên mạng tìm tài liệu vớ vẩn về để có cái mà kiểm tra kết thúc.
  • Một số đứa thực tập trái ngành nghề như làm về điện lạnh hay mạng xã hội tầm tay ...
  • Sau hơn tuần ngóng tin thì thày giới thiệu cho lên K+ (truyền hình vệ tinh), Vĩnh Yên, tự lo đi lại ăn ở , đã lớ ngớ chẳng biết gì mà bị chơi phát thế này thì ... Hỏi lại thày là lên đó hình như đến 50 cây thì thày bảo là 55 cây em ạ T_T. Cực chẳng đã thì về EVN, gần nhà nhưng chẳng thu được kiến thức gì mấy.
  • Lại thêm 1 thời gian chờ đợi , lần này thì mẹ hỏi được cho thực tập ở Đông Dương Telecom cũng khá gần. Ngay hôm sau định lên gặp thì bọn bạn (về M1 ở mục đầu tiên) gọi bảo có đăng ký làm về truyền dẫn của đài truyền hình Việt Nam không, thế là đăng ký luôn, đi có bạn có bè giúp đỡ nhau cũng dễ, mà google thấy Đông Dương có triển khai wimax ở Tây Nguyên, bên đó mà điều đi Tây Nguyên thì "bỏ mẹ" ^^. Thế là cuối cùng mình thực tập ở "Viện CNTT và đo lường" của đài truyền hình Việt Nam nên mình cũng được tìm hiểu qua về truyền hình và nghiên cứu đề tài về mạng đơn tần, sau này mình sẽ viết 1 số bài về truyền hình đăng tải lên blog này.
Quá trình xin thực tập của mình cũng long đong đấy chứ, sau này nghĩ lại thì mình là nam nhi mà kể ra cũng kém quá, nếu đủ bản lĩnh thì đã xông pha rồi, hay có được mối quan hệ tốt có nơi chốn luôn từ đàu thì cũng dễ dàng hơn nhiều rồi. Nhưng thôi ít ra cũng nhận ra khuyết điểm sau mấy pha "thót tim" sau này phải cố gắng sửa đổi dần mới được. Các bạn học sau nên lấy đó làm bài học rút kinh nghiệm và chuẩn bị từ trước đi nhé.

Về thực tập thì như trên nói mình làm ở bên truyền hình, viện này chuyên thử nghiệm công nghệ mới, lúc mình đến thì có hệ thống thử nghiệm truyền hình số mặt đất dvb-t2. Đến đấy tầm trên dưới 7 buổi, mấy buổi đầu toàn giao lý thuyết cho về làm quen và bảo tóm tắt báo cáo, mấy buổi sau thì có được lên phòng để thiết bị xem thao tác cài đặt, cấu hình ... Buổi gần cuối thì lên tặng quà cảm ơn chú giám đốc và các anh hướng dẫn, buổi cuối lên lấy nhận xét thôi. Được cái là chú giám đốc tốt (với kinh nghiệm vốn sống ít ỏi của mình thì mình nhận xét thế), khi tặng quà thì chú mở cặp (quà tặng, còn cho các anh thì mỗi người 1 cà vạt - bật mí luôn) xem có lén đút phong bì vào không, có thì khỏi nhận xét luôn, trong lúc thực tập cũng hỏi thăm tình hình các anh hướng dẫn thế nào, buổi cuối còn mời cả bọn đi ăn sáng, sau đó là mời cà phê, cũng hiếm. Sau này mà có làm sếp ^^, thì mình cố gắng noi gương he he.

Sau thực tập là đến 14/1 bảo vệ, bài báo cáo bị 1 số nhắc nhở form dạng, thực tập thì cô giáo hỏi : thế em đến thì được làm gì, mình thật thà bảo đến được xem các anh cho cấu hình máy, "chị Vân" nói thế thì tức là không được làm gì ấy gì, mình bảo nhưng cái này là do thày Nghĩa giới thiệu mà, thì chị bảo đấy là do may rủi của em, coi như không có thực tập, đến phần lý thuyết T_T. Có vẻ mạng đơn tần không khó lắm nhưng chị giáo không hỏi gì phần sau chỉ hỏi về truyền hình số ưu nhược điểm gì và mấy cái chung chung, do có đọc vài bài viết về truyền hình, để gỡ gạc cái kia, mình vận 10 phần công lực bắn luôn 1 tràng lý thuyết. Bảo vệ xong, về nhà chán đời bỏ ăn tối lên phòng đi ngủ luôn đến gần 9h mới dậy, thế mà về sau được 10 ^^, phảy đang gần 7 nên điểm này quan trọng lắm.

Đấy là quá trình thực tập và bảo vệ của bản thân, nay chia sẻ cho các bạn.

3G

3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...).
Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là lá cờ đầu (ứng dụng hủy diệt). Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt ưu tiên cao.
Nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi là Nhật Bản. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Người ta cho rằng, vào năm 2006, việc chuyển đổi từ 2G sang 3G sẽ hoàn tất tại Nhật Bản và việc tiến lên thế hệ tiếp theo 3.5G với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3 Mbit/s là đang được thực hiện.
Sự thành công của 3G tại Nhật Bản chỉ ra rằng điện thoại video không phải là "ứng dụng hủy diệt". Trong thực tế sử dụng điện thoại video thời gian thực chỉ chiểm một phần nhỏ trong số các dịch vụ của 3G. Mặt khác việc tải về tệp âm nhạc được người dùng sử dụng nhiều nhất.
Thế hệ mạng di động mới (3G) không phải là mạng không dây IEEE 802.11 (wifi đó). Các mạng này được ám chỉ cho các thiết bị cá nhân như PDA và điện thoại di động.

Thế nào là công nghệ 3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoặc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems).
Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming; High-ends games;...
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm 2001, NTT Docomo là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Maroc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana.
Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên được sử dụng vào những năm 1930 - 1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G.
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2.
Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile).
Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95.

Công nghệ 3G
Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ.
Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000).
Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, năm 1999, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính và xây dựng thành chuẩn IMT-2000. Năm 2007, WiMAX được bổ sung vào IMT-20 


Bảng tổng quan 3G/IMT-2000
ITU IMT-2000
Tên thông dụng
Băng thông dữ liệu
Mô tả
Vùng sử dụng chính
TDMA Single‑Carrier (IMT‑SC)
EDGE (UWT-136)
Còn gọi là TDMA một sóng mang. Là tiêu chuẩn được phát triển từ các hệ thống GSM/GPRS hiện có lên GSM 2+.
Hầu hết trên thế giời, trừ Nhật Bản và Hàn Quốc
CDMA Multi‑Carrier (IMT‑MC)
Còn gọi là CDMA đa sóng mang. Đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne).
Một vài quốc gia ở Châu Mỹ và Châu Á.
CDMA Direct Spread (IMT‑DS)
Đây thực chất là 2 tiêu chuẩn "họ hàng". Chuẩn IMT-DS còn gọi là CDMA trải phổ dãy trực tiếp, hay UTRA FDD hoặc WCDMA. Chuẩn IMT-TC còn gọi là CDMA TDD, hay UTRA TDD, nghĩa là hệ thống UTRA sử dụng phương pháp song công phân chia theo thời gian (Time-division duplex). UTRA là từ viết tắt của UMTS Terrestrial Radio Access.
Toàn cầu
CDMA TDD (IMT‑TC)
Châu Âu
Trung Quốc
FDMA/TDMA (IMT‑FT)

Đây là tiêu chuẩn cho các hệ thống thiết bị điện thoại số tầm ngắn ở châu Âu.
Châu Âu, Hoa Kỳ
IP‑OFDMA
Đây là tiêu chuẩn IEEE 802.16 cho việc kết nối Internet băng thông rộng không dây ở khoảng cách lớn.
Toàn cầu


Tiêu chuẩn 3G thương mại
Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU), thống nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới đã xây dựng thành 4 chuẩn 3G thương mại chính:

W-CDMA
Tiêu chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên kỹ thuật CDMA trải phổ dãy trực tiếp, trước đây gọi là UTRA FDD, được xem như là giải pháp thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dụng GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.
FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy là dựa trên công nghệ W-CDMA, công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này).

CDMA 2000
Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV.
CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU.
Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của Nhật Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO (EV-DO) với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU dự kiến nâng cấp mạng lên tốc độ Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002.

TD-CDMA
Chuẩn TD-CDMA, viết tắt từ Time-division-CDMA, trước đây gọi là UTRA TDD, là một chuẩn dựa trên kỹ thuật song công phân chia theo thời gian (Time-division duplex). Đây là một chuẩn thương mại áp dụng hỗn hợp của TDMA và CDMA nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho truyền thông đa phương tiện trong cả truyền dữ liệu lẫn âm thanh, hình ảnh.
Chuẩn TD-CDMA và W-CMDA đều là những nền tảng của UMTS, tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP, vì vậy chúng có thể cung cấp cùng loại của các kênh khi có thể. Các giao thức của UMTS là HSDPA/HSUPA cải tiến cũng được thực hiện theo chuẩn TD-CDMA.

TD-SCDMA
Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA (Time Division Synchronous Code Division Multiple Access) đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công ty Datang và Siemens, nhằm mục đích như là một giải pháp thay thế cho W-CDMA. Nó thường xuyên bị nhầm lẫn với chuẩn TD-CDMA. Cũng giống như TD-CDMA, chuẩn này dựa trên nền tảng UMTS-TDD hoặc IMT 2000 Time-Division (IMT-TD). Tuy nhiên, nếu như TD-CDMA hình thành từ giao thức mang cũng mang tên TD-CDMA, thì TD-SCDMA phát triển dựa trên giao thức của S-CDMA.



 Các bạn nên xem thêm http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/tong-quan-ve-cac-he-mang-di-ong.html và nếu nghiên cứu học tập thì cũng chỉ nên chú ý tập trung vào công nghệ 3g áp dụng ở việt nam (đối với đa số các trường hợp) chứ không nên nhìn nhiều thế này mà nản.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes