Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Kinh nghiệm học thi TOEIC

Kinh nghiệm học thi TOEIC
Cũng phải nói thêm răng chứng chỉ TOEIC rất được các nhà tuyển dụng đánh giá cao (điểm tất nhiên càng cao càng tốt), trong các công ty.
Một điều không thể phủ định là ngoài tấm bằng đại học “tàm tạm” khi apply vào bất kì công ty nào bạn cũng cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định, có thể là tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc … nhưng ngoại ngữ phổ biến hàng đầu vẫn là tiếng Anh. Có rất nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh để bạn lựa chọn phù hợp với mục đích và trình độ yêu cầu. TOEIC là một chứng chỉ được hầu hết các công ty nước ngoài, các ngân hàng, các tập đoàn và công ty chứng khoán, tài chính … yêu cầu. Mức điểm cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng công việc, ví dụ như, tiếp viên hàng không thì mức điểm từ 400 điểm trở nên, nhân viên ngân hàng phòng tín dụng tối thiểu là 500 với nữ và 400 với nam (thiệt thòi quá ^_^), nhân viên phong thanh toán quốc tế, phòng xuất nhập khẩu công ở các công ty thì phải 700->800 gì đó….

Cũng phải nói thêm răng chứng chỉ TOEIC rất được các nhà tuyển dụng đánh giá cao (điểm tất nhiên càng cao càng tốt), trong các công ty, ngân hàng … mỗi năm nhân viên còn phải đi thi một lần để xem trình độ ngoại ngữ có bị mai một đi không, điểm thi đó còn được dùng để tính toán cho việc tăng lương và trợ cấp. Vậy là sao? Chúng ta thấy điểm TOEIC quan trong ra phết, nhất là đối với những bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học.
Làm thế nào để luyện thi TOEIC hiệu quả và thi đạt điểm cao? Theo tôi bạn nên thực hiện từng bước một.

1. Kiến thức cơ bản
- Bạn phải trang bị cho mình một nền tảng cơ bản ngữ pháp, về việc này bạn có thể học ở bất kì đâu hoặc tự học, theo tôi có một nơi học ngữ pháp tiếng Anh vừa rẻ vừa hay đó là các lớp luyện thi đại học khối D ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên … Ở các lớp luyện thi đại học này bạn sẽ được học toàn bộ ngữ pháp cơ bản, lượng kiến thức tương đối lớn và được giảng dạy rất khoa học, các giáo viên hầu như là Giảng viên của các trường đại học, hơn thế bạn phải làm một lượng lớn bài tập luyện ở nhà (Bạn nào đã từng ôn thi khối D chắc biết rõ hơn cả). HỌC NGỮ PHÁP LÀ NỀN TẢNG ĐỂ HỌC TOÀN BỘ NHỮNG KĨ NĂNG KHÁC CỦA TIẾNG ANH.


- Song song với việc luyện tập ngữ pháp cơ bản bạn phải học càng nhiều từ mới càng tốt, lúc nào cũng phải tuân thủ phương châm “năng nhặt chặt bị” về vấn đề này không ai làm thay bạn được cũng chẳng có gì ngoài sự cần cù.
- Và tất nhiên bạn phải tìm hiểu ngay đề thi TOEIC xem nó bao gồm những nội dung gì để tập trung học

2. Nghe
Trong đề thi TOEIC sẽ có một nửa (100 câu) nghe, vậy là nghe cực kì quan trọng để bạn đạt điểm cao bạn phải luyện nghe theo các bước sau:

- Trong thời gian học ngữ pháp cơ bản và từ vựng bạn phải học dọc chính xác từng từ một bằng cách dùng máy vi tính và các phần mềm đọc tiếng Anh như (Talk it) hoặc dùng từ điển Oxford advance learner để nghe máy đọc từng chữ mà bạn chưa biết hoặc chưa chắc là mình phát âm đúng hay sai. Tôi nhấn mạnh việc đọc đúng từng từ tiếng Anh vì nếu bạn đọc sai bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy từ đó trong bài nghe. Các bạn cũng không nên dùng từ điển Lạc Việt để học phát âm vì không phải nó sai mà thực sự nó phát âm rất khó nghe.

- Song song với việc học nghe cần cù như trên bạn cũng phải luyện nghe các đoạn hội thoại ngắn để còn quen với việc nối âm, trọng âm, các từ phát âm “tương tự nhau” … trong tiếng Anh. Việc này cũng rất quan trọng vì bạn làm thử đề thi TOEIC sẽ thấy rõ rang là bạn nghe thấy từ đó hoặc nghe được câu đó nói về cài gì nhưng khi trả lời câu hỏi bạn vẫn trả lời sai bét ra bực lắm, bực lắm…

- Sau khi bạn học các đoạn hội thoại ngắn thì bạn học nghe các đoạn văn dài hơn, các đoạn văn dài này khi nghe bạn phải có chiến thuật riêng đấy vì nó là đoạn văn dài mà chỉ có khoảng 2, 3, cùng lắm là 4 câu hỏi cho đoạn đó thôi. để hiểu một các tổng quan về đoạn văn đó trước tiên bạn phải cực kì nhanh để đọc lướt tất cả những câu hỏi liên quan đến đoạn đó trong đề thi và tập trung nghe để tìm ra thông tin cho những câu hỏi đó. Khi nghe đoạn văn bạn cũng phải chú ý nghe bằng được câu đầu tiên của nó vì nghe được thì bạn dễ dàng đoán được nội dung của đoạn văn hơn.

Các lưu ý khi học nghe và làm phần nghe TOEIC
- 100 câu nghe trong đề thi chia làm 4 phần;

+ Phần 1 gồm 20 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó: phần này được coi là dễ nhất trong bài nghe vì câu miêu tả ngắn và dẽ nghe, tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó nhé vì bọn ITS này chuối lắm, nó đọc những câu miêu tả mà nghe cứ như thể là miêu tả bức tranh đó nhưng thực ra là nó cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó, ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như “they are having a meeting” hoặc “they are discussing a problem” chẳng hạn nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một lẻo và chẳng có vẻ họp hành gì cả… cuối cùng nó cho một câu “three of them are waering glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. thế có chuối không??? Không cẩn thận bạn bị nó lừa như chơi, mà câu nào cũng thế đấy không có cái kiểu câu gỡ điểm đâu. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh trí hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh đó, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.


+ Phần 2 gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó. Phần này khó hơn phần bức tranh một tí, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh, tuy nhiên nó lại lừa đảo bạn cũng không ít. Ví dụ như:

Q: When did your flight take off?
A: - I fired it yesterday
- It was flying in the air three days ago
- It took off at 3.00 last Sunday


Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với “flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì “take” bị chia một thì thành ‘took” mất lại còn 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải đâu thế là tích đại vào câu 1 hoặc 2 thế là sai bét.


+ Phần 3 gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lờ câu hỏi như kiểu đề thi TOELF ấy, phần này lại khoai hơn phần trước một tí. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì bạn không thể tưởng tượng được đâu chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic nữa tôi lấy ví dụ như trong đoạn hội thoại nói như sau:
“…….
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
…..”
Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:
“When will Mr John have a meeting?”
A.On Friday
B.On Monday
C.On Sunday
D.Next week


Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả, bạn nghe thấy có hết cả các ngày trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được đúng chưa./.

+ Phần 4 gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tậ trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.

3. 3. Phần đọc:

Phần đọc trong đề thi TOEIC gồm 3 phần với hình thức khác nhau

+ Phần 1 gồm 20 câu “Incomplete sentense” (hoàn thiện câu), trong các câu hỏi này thường tập trung vào phần sau:
Từ loại (Vocabulary), 4 đáp án có thể cùng một từ nhưng mỗi từ lại ởl một dạng danh từ, tính từ, phân từ hai … bạn phải nắm vững cả kiến thức ngữ pháp cơ bản cả về cấu tạo từ thì mới hoàn thiện được câu đúng. Theo tôi để luyện tốt được các câu hỏi này khi học bạn nên có một cuốn sổ tay bất kể một từ nào bạn gặp phải bạn cũng nên đặt ra câu hỏi “dạng thức tính từ của từ này là gì?” hay “từ này nếu chia ở dạng phân từ 2 thì cấu tạo thế nào?” … sau đó bạn cố gắng học thuộc nó, ghi chép tất cả các dạng thức của từ gốc đó. Nếu làm tốt điều này chắc chắn vốn từ của bạn sẽ tăng đáng kể. Bạn cũng có thể suy diễn theo kinh nghiệm trong trường hợp bí quá ví dụ như những tính từ kết thúc bằng đuôi “able” thì danh từ của nó thường là “ability”, rồi những động từ kết thúc bằng “ate” thì danh từ hay có đuôi là “tion” …

Vậy các loại câu này bạn nên xác định vai trò của từ còn thiếu trong câu sau đó chọn dạng thức đúng của nó sau đó tick vào đáp án ok!!
Nghĩa của từ (Meaning), 4 đáp án có thể cùng từ loại với nhau nhưng sẽl có nghĩa gần giống nhau và bạn phải chọn ra một từ có nghĩa đúng nhấp cho câu đó, về loại câu này bạn không có cách nào khác là phải học và phân biệt nghĩa của từ cho chuẩn xác, thuộc các thành ngữ, cụm động từ, cụm danh từ … ví dụ như trong câu sau:

“I have to arrange document to ___________ customs clearance every day”
A.do
B.make
C.get
D.prepare
Đáp án đúng của câu này là “Make” , vậy nếu bạn không hiểu và phân biệt rõ sự khác nhau giữa “Do” và “Make” chắc chắn sẽ bị nhầmGiới từ (Pre) đáp án sẽ là 4 giới từ và một trong đó sẽ đúng với nghĩal của câu, về phần này ngoài các giới từ thông thường như giới từ chỉ vị trí “in”, “on” bạn còn phải thuộc nhiều cụm thành ngữ nữa ví dụ như câu sau:
“The soldier died ____________ a wound in the First World War”
A.Of
B.From
C.Because
D.By
Trời ơi gặp câu này thì tức chết đi mất tôi giám cá là 99% những người học khá tiếng Anh sẽ chọn “of” vì bạn thường gặp thành ngữ “die of something” thế là tự tin quá còn gì (mừng rơi nước mắt) hoặc “By” vì bạn nghĩ rằng nghĩa của nó là “bởi” ok! tick luôn, còn lại những người học kém hơn một chút thì chọn “because” vì nghĩ rằng nó có nghĩa là bời vì, trường hợp này thì không oan uổng gì cả. Nhưng bạn sẽ hết sức bất ngờ có khi còn choáng vì đáp án đúng của nó là “from” ặc ặc bạn chỉ có thể điền đúng khi bạn thuộc thành ngữ “to die from a wound” (chết vì bị thương) … chuối chưa. Mà cái thủ đoạn lừa đảo này thì thường xuyên luôn, bạn phải học sâu và học chắc mới đối phó được.

Trên đây tôi chỉ có thể dẫn chiếu vài ví dụ cơ bản để minh chứng cho thủ đoạn lừa đảo trong bài thi TOEIC thôi, các bạn nên mua thêm sách hướng dẫn luyện thi TOEIC. Bạn nên xem tất cả các dạng bài mà đề thi hay ra để có hướng học, cũng phải lưu ý các bạn là phần này không loại trừ một dạng ngữ pháp nào cả nên bạn phải chắc và sâu ngữ pháp mới làm chuẩn được.

+ Phần 2 gồm 40 câu Error Recognition (phát hiện lỗi) xem thêm tại 870 câu ngữ pháp trong bài thi TOEIC
Hình thức của nó là cho một câu gạch chân 4 chỗ và xem chỗ gạch chân nào bị sai, 40 câu này mỗi câu sẽ đụng đến một dạng ngữ pháp và cũng tương đối khó. Cách làm nhanh và chính xác các câu hỏi này là bạn đọc kĩ câu hỏi xem các chữ bị gạch chân có vai trò gì trong câu và tìm ra mối quan hệ của nó với các thành phần khác trong câu, bạn phải xem xét kĩ cả bốn từ hoặc cụm từ được gạch chân, không nên vội vã tick vào A hoặc B mà chưa xem đến B, C. Nhiều khi nó lừa mình làm như là A hoặc B sai nhưng thực sự xét kĩ ra thì không phải.

Theo kinh nghiệm của tôi thì những câu ngữ pháp trong phần này và phần trên rất giống với phần Stucture trong đề thi TOEFL (form cũ) và độ khó thì tương đương, vậy nếu ngữ pháp cơ bản của bạn không chắc thì ngoài những sách luyện thi TOEIC bạn nên mua thêm những sách hướng dẫn luyện thi TOEFL về làm thêm. Các sách này bán rất nhiều và giá rẻ vì hiện nay TOEFL đã chuyển sang IBT, các sách này cũng rất cơ bản và khoa học giúp bạn học hiệu quả hơn.

+ Phần3 (Reading comprehension) gồm 40 câu hỏi cho từ 10 đến 14 đoạn văn. Phần này tương đối là mang tính chuyên môn vì những đoạn văn thiên về thương mại, kinh tế, kiểu như một đoạn quảng cáo, một đoạn trích về thông tin hoặc báo cáo của một công ty … cũng có những đoạn rất thông thường như lịch trình của một hãng hàng không, menu trong các nhà hàng … Phần này chiếm nhiều điểm trong bài thi của bạn vì vậy bạn nên cố găng luyện phần này càng nhiều càng tốt.
Về độ khó thì tuỳ theo mức độ, có đoạn rất dễ nhưng có đoạn cũng rất khó (nhưng tôi giám khẳng định 110% rằng so với TOEFL thì … muỗi). Phần này đòi hỏi bạn phải tư duy một chút để tìm ra câu trả lời đúng nhất, bạn đừng ngại nó chỉ lừa chút thôi chứ không đánh đố đâu.

Khi làm phần này để nhanh chóng và chính sác bạn nên:
Bước 1: đọc luớt toàn bộ các câu hỏi liên quan đến đoạn văn đó
Bước 2: đọc lướt đoạn văn chú ý vào những chỗ câu hỏi đề cập đến, bạn đừng có dịch nó ra nhé, từ nào mới mà bạn không biết thì đoán nghĩa, bạn nên hiểu tổng thể đoạn đó nói về cái gì thôi.
Bước 3: Đọc từng câu hỏi một và xem lại đoạn văn tìm thông tin cho câu hỏi đó và tick OK.


Đó là khi thi còn khi học thì sao? Theo kinh nghiệm của tôi thì khi học bạn nên tích luỹ càng nhiều từ vựng càng tốt (điều này xưa như trái đất nhưng làm được thì chẳng “rễ” tí nào đừng thở dài nhé). Bạn luyện cho mình cách hiểu tổng quan về một đoạn văn và cách đọc lướt nhanh, trách trường hợp vừa đọc vừa dịch vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Bạn cũng nên học cách suy diễn các thông tin trong đoạn văn nhé vấn đề này tôi phải dẫn chứng một ví dụ as follow:


Đoạn văn:
“Welcome, Ms. Martelli… , to the Star Plaza Holtel. We hope you have a pleasant stay. Please present this card when enjoying our restaurant, coffee shop, and sporting facilities and when signing charges to your room account.
Check out date: 10th December
Room no. 635 P. Angelo (Desk Clerk)”

Câu hỏi đặt ra là
1.When did the guest receive this card?
A.When making a room reservation
B.When checking into the hotel
C.When ordering a meal at a restaurant
D.When paying the bill

2.Who issued this card to the guest?
A.P. Angelo
B.Ms. Martelli
C.The hotel manager
D.The restaurant cashier

Bạn thử trả lời câu hỏi này đi, nó cũng “rễ” thôi bạn chỉ cần dựa vào thực tế một chút vì sao nhỉ? Bạn không thể nhận được cái Card đó khi bạn đặt phòng đúng không (bản thân “make a room reservation” chỉ là đặt chỗ trước và chưa hề đến ởi thực tế) nếu bạn hiểu sai từ này là toi, vậy câu A loại. Câu C và D thì là lúc bạn “present” cái card thôi, loại tiếp nhé, còn lại câu B thì đúng quá còn gì khi bạn “check into a hotel” chính là lúc bạn chính thức đến ở đó và nhận được Card khi “stay” thôi.

Vậy đấy, bạn phải hiểu rõ từ vựng nhé! và tưởng xem nếu minh đi hotel thì thế nào! Còn câu 2 thì sao? cũng thế thôi, người Issue cái card này không thể là bà “Guest” đó được, cũng không thể là cô nàng “Cashier” kia vì bạn đã “charge” đâu, còn lại bạn lâm vào boăn khoăn giữa “lão maneger” và cô P. Angelo. Chắc chắn sẽ có nhiều người nhầm thành ông manager vì nghĩ rằng ông ta có quyền phát hành cái Card cho khách sạn của ông ta, nhưng thực tế lại là Ms P. Angelo vì chữ kĩ của cô ta rành rành trên đó, bản chất của “Issue” là tạo ra hoặc hoàn thiện một cái form thôi đừng nghĩ to tát nhé.
nguồn : google.com.vn

Chuyển mạch tương tự và Vòng khóa pha (Analog Switch and Phase Locked Loop)

PLL ( Phase-locked loop ) là một hệ thống hồi tiếp gồm có một dò pha (Phase detector ), bộ lọc thông thấp ( LPF: Low-pass filter), bộ khuếch đại và mạch dao động điều khiển bằng điện áp ( VCO: Voltage-controlled oscillator ) trong một số mạch PLL thì bộ VCO có thể được thay thế bằng bộ CCO (Current-controlled oscillator- bộ tạo dao động được điều khiển bằng dòng). Mạch dò pha (Phase detector):
Bộ này có nhiệm vụ cho ra một tín hiệu phụ thuộc vào hiệu pha ( hiệu tần số) của hai tín hiệu vào, thường là tín hiệu hình Sin hoặc dãy xung chữ nhật hay nói cách khác là so sánh fin và fout của VCO để cho ra điện thế DC tỉ lệ thuận với độ sai pha giữa hai tần số. Có hai loại dò pha:
+ Dò pha tuyến tính: thường được thực hiện bởi mạch nhân tương tự. Tín hiệu ra tỷ lệ với biên độ tín hiệu vào. + Dò pha phi tuyến (dò pha số ): được thực hiện bởi các mạch số (AND,OR,XOR,EXOR… ). Tín hiệu vào của nó là dãy xung chữ nhật. Tín hiệu ra không phụ thuộc vào biên độ tín hiệu vào.
- Mạch lọc thông thấp: dùng để lấy tín hiệu tần số thấp, lấy ra điện thế DC. Trong hệ thống PLL, người ta thường dùng các bộ lọc thấp qua bậc một để bảo đảm tính ổn định cho hệ thống. - Mạch khuếch đại: Để khuếch đại tín hiệu trên đường truyền. - Mạch VCO: Để phát ra tần số tỷ lệ với điện thế ngỏ vào. Đây là một khối quan trọng nhất trong PLL vì nó quyết định độ ổn định tần số, các đặc trưng giải điều chế tín hiệu, điều tần (FM).
Các khái niệm cơ bản trong PLL
  • Dải bắt (capture range) : Là dải tần số mà tín hiệu vào ban đầu phải lọt vào để PLL có thể thiết lập chế độ đồng bộ (khoá). Nói cách khác đó là dải tần số mà PLL có thể đạt được sự khoá pha khi việc khoá pha chưa thực hiện.
  • Dải khoá (the lock range) : Là khoảng tần số lân cận fN của VCO mà PLL đồng nhất được tần số fO với tần số fi. Dải này còn được gọi là dải đồng chỉnh (Tracking range).
Nguyên lý hoạt động của PLL
Thực chất PLL hoạt động theo nguyên tắc vòng điều khiển mà đại lượng vào và ra là tần số và chúng được so sánh với nhau về pha. Vòng điều khiển pha có nhiệm vụ phát hiện và điều chỉnh những sai sót về tần số giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra, nghĩa là PLL là cho tần số ra fO của tín hiệu so sánh bám theo tần số vào fi của tín hiệu vào.
Khi không có tín hiệu lối vào Vi, điện áp lối ra bộ khuếch đại Vout = 0, bộ dao động VCO hoạt động ở tần số tự nhiên fN (được cài đặt bởi điện trở và tụ điện bên ngoài ).
Dò pha số bằng cổng EXOR
Việc sử dụng cổng EXOR so pha có hai điểm lợi là độ lợi toàn giai cao so với các cổng khác và xung ngõ ra có tần số gấp đôi bất chấp tần số ngõ vào.

Đồng bộ

Đồng bộ ( Vai trò của đồng bộ, phân loại đồng bộ và nguyên lý hoạt động, đòng bộ trong mạng viễn thông Việt nam )
(SGK)
8.1 Sự cần thiết phải đồng bộ mạng viễn thông 
Mạng đồng bộ là một mạng chức năng không thể thiếu được trong mạng viễn thông quốc gia số hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống chuyển mạch số, truyền dẫn số, công nghệ SDH, ATM... vai trò quan trọng của việc đồng bộ mạng viễn thông ngày càng gia tăng.Yêu cầu về đồng bộ mạng là điều kiện quan trọng cần thiết để triển khai và khai thác hiệu quả các công nghệ mới chất lượng cao trên mạng lưới.
Đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định và chất lượng dịch vụ của mạng thông tin. Việc mất đồng bộ hay kém đồng bộ gây nên rung pha, trôi pha,trượt

8.2 Các phương pháp đồng bộ mạng 
Để các thiết bị trong cùng mạng lưới hoạt động đồng bộ với nhau và cùng theo một thời gian chuẩn, đòi hỏi tín hiệu đồng bộ phải có độ tin cậy cao và phương pháp thực hiện đồng bộ tối ưu. Hiện nay, có nhiều phương pháp đồng bộ mạng khác nhau, sau đây ta đi tìm hiểu các phương pháp này.

1.Phương pháp cận đồng bộ 
Mạng sử dụng phương pháp cận đồng bộ là mạng trong đó các đồng hồ tại các nút chuyển mạch độc lập với nhau; tuy nhiên độ chính xác của chúng được duy trì trong một giới hạn hẹp xác định.
Trong chế độ cận đồng bộ sử dụng các đồng hồ có độ chính xác cao hoạt động tự do và các bộ nhớ đệm thích hợp để giảm sai lệch tần số. Các đồng hồ này trong thực tế hoạt động không đồng bộ với nhau nhưng sai lệch tần số bị giới hạn để chất lượng đồng bộ chấp nhận được. Các đồng hồ tại mỗi nút phải duy trì độ chính xác cao của chúng trong suốt thời gian làm việc của thiết bị.
Mạng quốc tế là mạng cận đồng bộ vì mỗi mạng quốc gia có có đồng hồ chủ riêng biệt, độc lập. Để đảm bảo chất lượng của kết nối quốc tế, ITU đẫ đề ra các khuyến nghị cho mạng cận đồng bộ. Đối với đồng hồ chủ quốc gia độ chính xác tối thiểu phải là 10-11.

2. Phương pháp đồng bộ chủ tớ 
Phương pháp đồng bộ chủ tớ dựa trên nguyên tắc một đồng hồ có cấp chính xác cao nhất hoạt động như một đồng hồ chủ, các đồng hồ khác được hoạt động bám (tham chiếu ) theo đồng hồ chủ.
Trong phương pháp chủ tớ, sử dụng vòng khoá pha để duy trì sai pha giữa đồng hồ chủ và các đồng hồ tớ không đổi hoặc tiến tới 0. Các đồng hồ tớ phải bám theo đồng hồ chủ và kích cỡ bộ nhớ đệm và mạch điều khiển phải được thiết kế thích hợp sẽ hạn chế được trượt. Mục tiêu của đồng bộ là hạn chế tốc độ trượt bằng cách sử dụng một số phương pháp điều khiển tần số và pha.
Trong đồng bộ chủ tớ phân cấp, tất cả các đồng hồ được sắp xếp theo các cấp. Thông tin về trạng thái phân cấp của đồng hồ và chất lượng tuyến nối được phân bố liên tục tới mỗi nút và được đánh giá, phân tích bởi hệ thống điều khiển.
Nguyên tắc chủ tớ phân cấp có dự phòng có khả năng hoạt động tốt, độ tin cậy cao hơn và thích hợp với các kiểu cấu trúc mạng. Hoạt động của mạng như sau: một tín hiệu định thời được truyền tới một số nút cấp cao đã lựa chọn. Sau khi các nút này đồng bộ các đồng hồ của chúng tới nguồn chuẩn, loại trừ các jitter, tín hiệu định thời lại truyền tới các nút cấp thấp hơn bằng các tuyến nối số đang tồn tại. Mức thấp hơn lại đồng bộ cho các nút phía dưới và quá trình cứ tiếp tục như vậy. Vì vậy tất cả các nút được đồng bộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới cùng một đồng hồ chủ và có cùng tốc độ đồng hồ.
Trong trường hợp có lỗi ở đồng hồ chủ, một đồng hồ ở phân cấp tiếp theo tự động được lựa chọn. Đồng hồ chủ (hoặc các đồng hồ chủ) thông thường là các chuẩn sơ cấp (Ceasi hoặc Rubidi) trong khi đó, đồng hồ tớ chỉ là đồng hồ có độ ổn định vừa phải như đồng hồ tinh thể. Đồng bộ được thiết lập thành mạng có cơ chế quản lý nghiêm ngặt. Số lượng đường dẫn đồng hồ chủ đến đồng hồ tớ phụ thuộc vào điều kiện của mạng nhưng ít nhất là hai.
Về mặt kinh tế - kỹ thuật đây là mạng đồng bộ được dùng rộng rãi trên thế giới

3. Phương pháp đồng bộ tương hỗ 
Đây là nguyên lý thực hiện đồng bộ trong một mạng số nhiều liên kết mà không có đồng hồ chủ. Trong đồng bộ tương hỗ mỗi nút lấy trung bình các nguồn tham chiếu vào và sử dụng nó cho đồng hồ truyền dẫn và cục bộ của nút. Phương pháp này chỉ sử dụng cho mạng đa phần có cấu trúc lưới.
Ưu điểm của đồng bộ tương hỗ là khả năng duy trì hoạt động của nó khi một đồng hồ nút bị hỏng.
Nhược điểm:
- Tần số cuối cùng rất phức tạp, vì nó là một hàm của tần số các bộ dao động, topo mạng, trễ truyền dẫn và các tham số khác.
- Sự biến đổi trễ đường truyền hoặc trễ nút có thể làm nhiễu loạn nghiêm trọng tần số nút và thay đổi lâu dài trong tần số hệ thống.
- Việc thiếu nguồn chuẩn cố định làm cho đồng bộ tương hỗ không thích hợp đối với kết nối liên mạng.
Đồng bộ tương hỗ có hai loại:
- Điều khiển kết cuối đơn (Single - ended control)
- Điều khiển kết cuối kép (Double - ended control)

3.a. Điều khiển kết cuối đơn. 
Điều khiển kết cuối đơn thích hợp với sử dụng trong một mạng tuỳ ý.
Trong phương pháp này luồng vào mạch điều khiển đồng hồ tổng đài bao gồm bù pha trung bình giữa đồng hồ nội hạt và tất cả các đồng hồ vào. Nhược điểm của điều khiển kết cuối đơn là chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi trễ đường truyền do thay đổi nhiệt độ.

3.b. Điều khiển kết cuối kép. 
Điều khiển kết cuối kép cải tiến được hệ thống đồng bộ, hơn nữa nó độc lập với biến đổi trễ. Mặc dù sơ đồ này phức tạp hơn song nó rất có lợi trong một mạng bao gồm các tuyến nối dài. Đầu vào mạch điều khiển là thông tin lệch pha đo được, và thông tin "kết cuối đơn tại tất cả các nút đang hoạt động. Khi sử dụng phương pháp này tần số mạng không biến đổi khi trễ biến đổi.

4. Phương pháp đồng bộ kết hợp 
4a. Kết hợp phương pháp đồng bộ chủ tớ và tựa đồng bộ 
Để tăng độ tin cậy của mạng, cần phải thiết lập các đồng hồ dự phòng và tuyến nối dự phòng. Cấu hình này đòi hỏi một mạch vòng bảo vệ để phát hiện lỗi và chuyển mạch qua tuyến hoặc đường nối dự phòng.
Quá trình chuyển đổi sang dự phòng là hoàn toàn tự động. Các thông tin
giám sát chất lượng đồng bộ để chuyển sang dự phòng khi cần thiết là:
- Thông tin về nút chủ của các đồng hồ cục bộ.
- Số lượng và chất lượng các đường nối trên tuyến xác định từ đồng hồ tham chiếu tới các đồng hồ cục bộ.
- Cấp của đồng hồ cục bộ.
Các nút trong mạng được phân thành một số mức. Mức 1 được xem là mức chủ. Các nút có đường nối trực tiếp tới mức 1 là mức 2. Các nút có đường nối trực tiếp tới mức 2 là mức 3... Mỗi nút kiểm tra tần số của tín hiệu định thời vào từ một số vị trí cao hơn và trung bình của các tần số đó được sử dụng để điều khiển đồng hồ cục bộ. Trong trường hợp cơ cấu phải ngăn chặn được lỗi do những ảnh hưởng bất lợi của đường truyền.
Trong một mạng viễn thông rộng, độ dài cây phân cấp có thể rất lớn. Trường hợp này phải triển khai nhiều đồng hồ chủ. Tại một thời điểm, một vùng thuộc khu vực điều khiển của một đồng hồ chủ hoạt động cận đồng bộ với các vùng khác. Mỗi nút có thể gồm các thiết bị sau:
- Đồng hồ tinh thể cục bộ
- Bộ lựa chọn tuyến đồng bộ chủ
- Bộ lấy trung bình tần số
- Giao diện điều khiển, quản lý
Phương pháp này thích hợp cho các khu vực có địa hình dài, điều kiện thiết lập các tuyến truyền dẫn an toàn khó khăn. Nó kết hợp được cả ưu điểm của cận đồng bộ và chủ tớ, hoạt động tin cậy và khả năng hoạt động cao khi các đồng hồ chủ theo chuẩn sơ cấp.

4b. Kết hợp phương pháp đồng bộ chủ tớ và đồng bộ tương hỗ 
- Đồng bộ tương hỗ với một tham chiếu chủ và các mức phân cấp: Phương pháp này kết hợp được ưu điểm của đồng bộ tương hỗ và chủ tớ. Nếu nguồn tham chiếu hỏng, các nút vẫn hoạt động tương hỗ.
Để tăng mức độ tin cậy và khả năng hoạt động liên mạng có thể sử dụng sơ đồ tương hỗ dự phòng nóng hoặc đa chủ, sơ đồ đồng bộ cũng tương tự như đồng bộ tương hỗ có phân cấp nhưng với 2 chủ trở lên. Mô hình đồng bộ kết hợp có dự phòng :

5.Phương pháp đồng bộ ngoài 
Một số tài liệu về đồng bộ trình bày về phương pháp đồng bộ ngoài, thực chất phương pháp đồng bộ ngoài là sử dụng một số nguồn thời gian và tần số có sẵn như GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) hoặc tham chiếu theo đồng hồ chủ của một quốc gia khác (gọi là "đồng hồ chủ giả")... Giải pháp đồng bộ này có ưu điểm là tiết kiệm đầu tư tuy nhiên có độ chính xác không cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố phi kỹ thuật khác.

8.3.Giới thiệu về mạng đồng bộ của Việt nam 
Trong phần này chúng ta tìm hiểu mạng đồng bộ của Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam mạng viễn thông lớn nhất, đầy đủ nhất do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT quản lý và khai thác, vì vậy, trong phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu mạng đồng bộ của VNPT.
Mạng đồng bộ là mạng chức năng trong mạng viễn thông chung của VNPT, mạng đồng bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mạng luới. Cùng với sự phát triển của mạng viễn thông, mạng đồng bộ đã được đầu tư xây dựng.
Mạng đồng bộ của VNPT hoạt động theo phương thức chủ tớ có dự phòng. Các đồng hồ cấp dưới là đồng hồ tớ bám theo các đồng hồ cấp trên kề nó là đồng hồ chủ.
Mạng đồng bộ của VNPT đang phát triển hình thành 4 cấp bao gồm: cấp 0, cấp 1, cấp 2, cấp 3 như mô hình phân cấp mạng đồng bộ của ITU
- Cấp 0: là cấp của các đồng hồ chủ quốc gia (PRC)
- Cấp 1: là cấp mạng được đồng bộ trực tiếp từ đồng hồ chủ (PRC) tới các tổng đài nút chuyển tiếp quốc tế, chuyển tiếp quốc gia và các đồng hồ thứ cấp.
- Cấp 2: là cấp mạng được đồng bộ từ đồng hồ của các nút chuyển tiếp quốc tế hoặc chuyển tiếp quốc gia hoặc đồng hồ thứ cấp tới các tổng đài HOST và các tổng đài có trung kế với các nút chuyển tiếp quốc tế và chuyển tiếp quốc gia.
- Cấp 3: là cấp mạng được đồng bộ từ đồng hồ của các tổng đài HOST và từ các tổng đài có trung kế với các nút chuyển tiếp quốc tế và chuyển tiếp quốc gia tới các thiết bị thuộc phần mạng cấp thấp hơn.
Các pha (giai đoạn) trong quá trình xây dựng mạng đồng bộ cho mạng viễn thông quốc gia và triển khai các đồng hồ đồng bộ thứ cấp cho các mạng viễn thông khu vực:
Pha 1 của quá trình xây dựng mạng đồng bộ đã triển khai lắp đặt hai đồng hồ chủ PRC sử dụng nguòn mẫu Cesium tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hai đồng hồ này được đưa vào khai thác sử dụng chính thức từ tháng 8/1995.

Pha 2 đã thực hiện nâng cấp mạng đồng bộ, lắp đặt mới đồng hồ chủ PRC tại Đà nẵng, cải tạo nâng cấp các đồng hồ chủ PRC tại Hà nội và tp Hồ Chí Minh và trang bị thêm một số đồng hồ thứ cấp SSU tại Hà nội, Đà nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Hà tĩnh, Quy nhơn.

Pha 3 của quá trình xây dựng phát triển mạng đồng bộ đang được chuẩn bịtiến hành với dự án đầu tư đã được phê duyệt. Trong pha 3 sẽ trang bị thêm một số các đồng hồ thứ cấp SSU/BITS và một số modul đồng bộ để có khả năng tiếp nhận các tín hiệu đồng bộ 2MHz.

Sử dụng back off tối ưu (BOopt)

Phương pháp này giải quyêt vấn đề méo phi tuyến do bộ khuếch đại công suất lớn


Hình trên chụp từ vở ra, SNRD là lượng suy giảm tỉ số tín trên tạp (Signal to noise Ratio Degradation).

Nói chung thì có thể giải thích phương pháp này rất ngắn gọn như sau :
  • Nếu tăng công suất phát (khuếch đại nhiều lên) thì tỉ số tín trên tạp S/N phải tăng (S) tăng điểm làm việc của HPA vào đoạn phi tuyến -> gây ra méo phi tuyến -> S/N lại giảm (hai tác động trái chiều nhau
  • Giảm thỉ ngược lại
  • Từ 2 tác động đó ta sẽ có 1 điểm làm việc dung hòa 2 cái tốt nhất, cho hiệu quả nhất
Và ta tổng hợp được đồ thị như trên, đoạn thẳng là tác động tăng công suất phát thì tăng tỉ số S/N, cái cong đi xuống là tác động của méo gây giảm tỉ số S/N.
Cộng 2 tác động lại ta được đồ thị ở phía trên cùng và cái trũng nhất chính là điểm Backoff ta cần lấy (vì đồ thị này hiển thị sự suy giảm nên càng lên cao thì lượng suy giảm càng tăng).

Backoff chỉ là kiểu tận dụng điểm tốt nhất của hệ thống có sẵn chứ chưa tác động gì chống lại méo phi tuyến.

IEEE

IEEE (từ tiếng Anh Institute of Electrical and Electronics Engineers nghĩa là " Viện kỹ nghệ Điện và Điện Tử") (phát âm trong tiếng Anh như i triple e). Một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên nghiệp nhằm nâng cao sự thịnh vượng qua sự phát huy các đổi mới công nghệ tạo cơ hội nghề nghiệp cho các thành viên và cổ vũ cộng đồng thế giới mở rộng. IEEE đề xướng quá trình kỹ nghệ của sáng tạo, phát triển, tích hợp, chia sẻ và ứng dụng hiểu biết về công nghệ điện tử và tin học, cũng như là các khoa học nhằm đem lại lợi ích cho con người và nghề nghiệp. Tổ chức này chính thức hoạt động đầu năm 1963. Thành viên hiện hơn 350 ngàn người khắp nơi trên thế giới bao gồm kỹ sư, khoa học gia và sinh viên. Một ảnh hưởng lớn của IEEE là việc phát triển tiêu chuẩn 802 cho LAN và được phổ dụng mọi nơi.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes