Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Điều khiển lưu lượng (điều khiển luồng)

Trong mạng máy tính, điều khiển lưu lượng (tiếng Anh: flow control) là qui trình quản lý tốc độ truyền dữ liệu giữa hai đầu kết nối của mạng lưới. Chúng ta cần phân biệt khái niệm này với khống chế tắc nghẽn (congestion control) - điều khiển luồng dữ liệu khi tắc nghẽn đã xảy ra . Các cơ chế điều khiển lưu lượng có thể được phân loại tùy theo việc máy nhận có gửi thông tin phản hồi (feedback) lại cho máy gửi hay không.
Điều khiển lưu lượng có vai trò quan trọng, vì tình trạng một máy tính gửi thông tin tới một máy tính khác, với một tốc độ cao hơn tốc độ mà máy tính đích có thể nhận và xử lý có thể xảy ra. Tình huống này có thể xảy ra nếu các máy tính nhận phải chịu tải giao thông về dữ liệu cao hơn máy tính nhận, hoặc nếu máy tính nhận có năng lực xử lý kém hơn máy tính gửi.
Điều khiển lưu lượng truyền
Điều khiển lưu lượng truyền được áp dụng khi dữ liệu được truyền từ thiết bị đầu cuối (terminal equipment - DTE) sang một trung tâm chuyển mạch (switching center) nào đấy, hoặc được truyền thông giữa hai thiết bị DTE với nhau. Tần số truyền tin phải được khống chế vì các yêu cầu của mạng lưới hoặc của các thiết bị truyền tin (DTE).
Điều khiển lưu lượng truyền có thể được áp dụng biệt lập trên mỗi chiều mà tín hiệu được truyền thông, cho phép tần số truyền tin trên mỗi chiều khác nhau. Phương pháp điều khiển lưu lượng truyền có hai cách, hoặc là dùng chế độ "ngưng-và-truyền" (stop-and-go) (hay ở lớp mình được dạy là dừng và đợi - stop and wait) hoặc dùng hình thức cửa sổ di động hay cửa sổ trượt (sliding window).
Điều khiển lưu lượng truyền có thể được thực hiện thông qua các đường điều khiển trong một giao diện truyền thông dữ liệu (xem cổng serial (serial port) và RS 232), hoặc bằng cách dành riêng một số ký hiệu cho việc điều khiển (in-band control characters) nhằm báo hiệu cho lưu lượng truyền bắt đầu hoặc ngừng lại (chẳng hạn các mã ASCII cho giao thức XON/XOFF). Các đường điều khiển thông dụng của RS 232 bao gồm
  1. RTS (Request To Send - Máy địa phương sẵn sàng nhận dữ liệu, yêu cầu gửi dữ liệu sang).
  2. CTS (Clear To Send - Máy ở xa sẵn sàng nhận dữ liệu).
  3. DSR (Data Set Ready - Bộ điều chế dữ liệu (như modem) sẵn sàng để liên lạc (gọi hoặc nhận cuộc gọi) với máy ở xa.
  4. DTR (Data Terminal Ready - Thiết bị nhận dữ liệu tại địa phương (như PC) sẵn sàng nhận dữ liệu, cho phép bộ điều chế dữ liệu (modem) liên lạc (gọi hoặc nhận cuộc gọi) với máy ở xa.
Phương pháp điều khiển trên thường được gọi là "điều khiển lưu lượng bằng phần cứng" (hardware flow control). Còn XON/XOFF thường được coi là "điều khiển lưu lượng bằng phần mềm" (software flow control).
Điều khiển lưu lượng mạch vòng mở
Cơ chế điều khiển lưu lượng mạch vòng mở (Open-loop flow control) có đặc điểm là nó không có thông tin phản hồi giữa máy nhận và máy truyền tin. Phương pháp điều khiển truyền thông đơn giản này được sử dụng rộng rãi. Việc bố trí tài nguyên phải theo kiểu "đặt chỗ trước" (prior reservation) hoặc "từ nút tới nút" (hop-to-hop). Điều khiển lưu lượng mạch vòng mở có một số vấn đề cố hữu về việc cố gắng sử dụng tối đa tài nguyên trong mạng ATM. Việc cấp phát tài nguyên - như dung lượng bộ nhớ dùng làm bộ đệm chứa dữ liệu chẳng hạn - được thực hiện khi thiết lập kết nối bằng CAC (Connection Admission Control - điều khiển đầu vào dành cho mạng ATM). Việc cấp phát này được tiến hành dựa trên những thông tin mà khi kết nối hoạt động thì các thông tin này đã trở nên cũ. Thường thì dung lượng tài nguyên được cấp phát vượt quá mức độ cần thiết. Điều khiển lưu lượng mạch vòng mở được sử dụng trong các dịch vụ CBR (Constant Bit Rate - Tần số bit bất biến), VBR (Variable Bit Rate - Tần số bit thay đổi) và UBR (Unspecified Bit Rate - Tần số bit không xác định) (Xem thêm hợp đồng giao thông (traffic contract) và khống chế tắc nghẽn (congestion control)).
Điều khiển lưu lượng mạch vòng kín
Cơ chế điều khiển lưu lượng mạch vòng kín (Closed-loop flow control) có đặc điểm là mạng có khả năng thông báo lại sự tắc nghẽn còn tồn đọng trong mạng cho máy truyền tin. Máy truyền tin dùng thông tin này dưới nhiều hình thức để điều chỉnh hoạt động của nó cho thích ứng với các điều kiện hiện tại của mạng. Điều khiển lưu lượng mạch vòng kín được dùng trong các dịch vụ ABR (Available Bit Rate - Tần số bit khả dụng) (Xem thêm hợp đồng giao thông (traffic contract) và khống chế tắc nghẽn (congestion control)).

IEEE 802 (họ các chuẩn mạng LAN và MAN)

IEEE 802 là họ các chuẩn IEEE dành cho các mạng LAN và mạng MAN (metropolitan area network). Cụ thể hơn, các chuẩn IEEE 802 được giới hạn cho các mạng mang các gói tin có kích thước đa dạng. (Khác với các mạng này, dữ liệu trong các mạng cell-based được truyền theo các đơn vị nhỏ có cùng kích thước được gọi là cell. Các mạng Isochronous, nơi dữ liệu được truyền theo một dòng liên tục các octet, hoặc nhóm các octet, tại các khoảng thời gian đều đặn, cũng nằm ngoài phạm vi của chuẩn này.) Con số 802 chỉ đơn giản là con số còn trống tiếp theo mà IEEE có thể dùng, đôi khi "802" còn được liên hệ với ngày mà cuộc họp đầu tiên được tổ chức - tháng 2 năm 1980.

Các dịch vụ và giao thức được đặc tả trong IEEE 802 ánh xạ tới hai tầng thấp (tầng liên kết dữ liệu và tầng vật lý của mô hình 7 tầng OSI. Thực tế, IEEE 802 chia tầng liên kết dữ liệu OSI thành hai tầng con LLC (điều khiển liên kết lôgic) và MAC (điều khiển truy nhập môi trường truyền), do đó các tầng này có thể được liệt kê như sau:

Tầng liên kết dữ liệu
Tầng con LLC
Tầng con MAC
Tầng vật lý
Họ chuẩn IEEE 802 được bảo trì bởi Ban Tiêu chuẩn LAN/MAN IEEE 802 (IEEE 802 LAN/MAN Standards Committee (LMSC)). Các chuẩn được dùng rộng rãi nhất là dành cho họ Ethernet, Token Ring, mạng LAN không dây, các mạng LAN dùng bridge và bridge ảo (Bridging and Virtual Bridged LANs). Mỗi lĩnh vực có một Working Group tập trung nghiên cứu.

Các Working Group:

IEEE 802.1 Các giao thức LAN tầng cao
IEEE 802.2 điều khiển liên kết lôgic
IEEE 802.3 Ethernet
IEEE 802.4 Token bus (đã giải tán)
IEEE 802.5 Token Ring
IEEE 802.6 Metropolitan Area Network (đã giải tán)
IEEE 802.7 Broadband LAN using Coaxial Cable (đã giải tán)
IEEE 802.8 Fiber Optic TAG (đã giải tán)
IEEE 802.9 Integrated Services LAN (đã giải tán)
IEEE 802.10 Interoperable LAN Security (đã giải tán)
IEEE 802.11 Wireless LAN (Wi-Fi certification)
IEEE 802.12 công nghệ 100 Mbit/s plus
IEEE 802.13 (không sử dụng)
IEEE 802.14 modem cáp (đã giải tán)
IEEE 802.15 Wireless PAN
IEEE 802.15.1 (Bluetooth certification)
IEEE 802.15.4 (ZigBee certification)
IEEE 802.16 Broadband Wireless Access (WiMAX certification)
IEEE 802.16e (Mobile) Broadband Wireless Access
IEEE 802.17 Resilient packet ring
IEEE 802.18 Radio Regulatory TAG
IEEE 802.19 Coexistence TAG
IEEE 802.20 Mobile Broadband Wireless Access
IEEE 802.21 Media Independent Handoff
IEEE 802.22 Wireless Regional Area Network

Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/IEEE_802

Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào uỷ ban IEEE 802. Tiêu chuẩn IEEE 802.3 liên quan tới mạng CSMA/CD bao gồm cả 2 version băng tần cơ bản và băng tần mở rộng. Tiêu chuẩn IEEE 802.4 liên quan tới sự sắp xếp tuyến token và IEEE 802.5 gồm các vòng truyền token.

Theo chuẩn 802 thì móc nối dữ liệu được chia thành 2 mức con: mức con điều khiển logic LLC (Logical Link Control Sublayer) và mức con điều khiển xâm nhập mạng MAC (Media Access Control Sublayer). Mức con LLC giữ vai trò tổ chức dữ liệu, tổ chức thông tin để truyền và nhận. Mức con MAC chỉ làm nhiệm vụ điều khiển việc xâm nhập mạng. Thủ tục mức con LLC không bị ảnh hưởng khi sử dụng các đường truyền dẫn khác nhau, nhờ vậy mà linh hoạt hơn trong khai thác.

Chuẩn 802.2 ở mức con LLC tương đương với chuẩn HDLC của ISO hoặc X.25 của CCITT.

Chuẩn 802.3 xác định phương pháp thâm nhập mạng tức thời có khả năng phát hiện lỗi chồng chéo thông tin CSMA/CD. Phương pháp CSMA/CD được đưa ra từ năm 1993 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả mạng. Theo chuẩn này các mức được ghép nối với nhau thông qua các bộ ghép nối.

Chuẩn 802.4 thực chất là phương pháp thâm nhập mạng theo kiểu phát tín hiệu thǎm dò token qua các trạm và đường truyền bus.

Chuẩn 802.5 dùng cho mạng dạng xoay vòng và trên cơ sở dùng tín hiệu thǎm dò token. Mỗi trạm khi nhận được tín hiệu thǎm dò token thì tiếp nhận token và bắt đầu quá trình truyền thông tin dưới dạng các frame. Các frame có cấu trúc tương tự như của chuẩn 802.4. Phương pháp xâm nhập mạng này quy định nhiều mức ưu tiên khác nhau cho toàn mạng và cho mỗi trạm, việc quy định này vừa cho người thiết kế vừa do người sử dụng tự quy định.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes