Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Kỹ thuật chuyển mạch

Định nghĩa chuyển mạch

Là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người sử dụng qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác CM trong mạng viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông tin.
Như vậy theo khía cạnh thông thường nó gắn liền với lớp mạng (lớp 3) và lớp liên kết dữ liệu (lớp 2) trong mô hình OSI (Open System Interconnection).

Quá trình chuyển mạch được thực hiện ở các nút mạng, trong mạng chuyển mạch kênh các nút mạng thường gọi là các HTCM (Tổng đài), trong mạng chuyển mạch gói thường gọi là Thiết bị định tuyến (Bộ định tuyến).
Trong một số mạng đặc biệt phần tử thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch có thể vừa đóng vai trò TBĐC (thiết bị đầu cuối) vừa đóng vai trò CM và chuyển tiếp thông tin.
Tại sao phải chuyển mạch ?
Nếu chỉ có 2 thiết bị kết nối với nhau thì chúng ta không cần chuyển mạch, điều này có thể thấy trong "điện thoại đồ chơi" (chỉ có 2 thiết bị nối với nhau bằng 1 dây dẫn) hay theo kiểu nguyên thủy thì dùng "điện thoại ống bơ" (thiết bị đầu cuối là các ống bơ hoặc tương đương, nối nhau bằng dây chỉ ^^). Đấy là với các trường hợp nối nhau chỉ có một đường kết nối và 2 thuê bao mà không có chung đụng gì.

Trong môi trường làm việc thực tế, nếu không muốn dùng chuyển mạch thì có được không ?
Cũng được luôn, ta có thể thấy được cách thức làm qua các ví dụ sau :

a, Đấu trực tiếp các thuê bao

Nếu ta gọi số điểm cần liên lạc trong mạng là: N.
Thì số thuê bao tại 01 điểm là: (N-1).
Số thuê bao trong toàn mạng là: Nx (N-1).
Số đôi dây thuê bao trong mạng là: Nx(N-1)/2.

Mới chỉ có 4 điểm mà số lượng thuê bao và dây nối đã thế kia rồi, nếu là 100 điểm liên lạc thì con số đã là rất lớn, với thuê bao hàng triệu người thì chẳng ai chịu được để trong nhà hàng triệu điện thoại cùng đống dây tương đương, chưa kể chi phí mua nữa.
Nếu là mạng vô tuyến, máy nào cũng dò, bắt tần số hàng triệu kênh thì chắc phải dùng pin năng lượng nguyên tử cho điện thoại, he he.

b, Đấu qua các chuyển mạch đơn lẻ
Ở đây đã có sự xuất hiện của chuyển mạch
Vẫn là một đống dây nối, nhưng là nối đến chuyển mạch, khi có tín hiệu đi đến thì chuông sẽ rung, trong hình nhìn không hiểu là người ta làm thế nào để chuông luôn thường trực báo các thuê bao gọi đến, chắc ngầm hiểu là cái bảng mạch treo chuông có thể tự xử lý, nhận biết dây nào có tín hiệu để người dùng kết nối.

Nếu ta gọi số điểm cần liên lạc trong mạng là: N.
Thì số thuê bao tại 01 điểm là: 01.
Số thuê bao trong toàn mạng là: N.
Số đôi dây thuê bao trong mạng là: Nx(N-1)/2

Kết quả là số thiết bị giảm đi rất nhiều, chỉ cần 1 thiết bị ở 1 điểm liên lạc.

 c, Tổng đài chuyển mạch
Và tổng đài chuyển mạch ra đời để giảm cả số lượng đôi dây tín hiệu lẫn thiết bị đầu cuối, người ta cần đến tổng đài.

Nếu ta gọi số điểm cần liên lạc trong mạng là: N.
Thì số thuê bao tại 01 điểm là: 01.
Số thuê bao trong toàn mạng là: N.
Số đôi dây thuê bao trong mạng là: N.


d, Đấu theo các cấu hình mạng cơ bản
Một tổng đài cũng chỉ phục vụ được một số lượng thuê bao nhất định thôi, để phục vụ nhiều hơn, ở nhiều nơi hơn thì người ta phải dùng nhiều tổng đài và các tổng đài liên kết thành một mạng, ở trong slide thày chuyển mạch thì giới thiệu 2 loại cấu hình là mesh (mắt lưới) và hình sao, xem thêm
http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/03/topo-mang-cau-truc-hinh-hoc-khong-gian.html


e, Phân cấp mạng
Khi một mạng có quy mô nhỏ thì nó có thể không phân cấp được cấu hình theo mạng hình sao. Nhưng khi mạng này lớn lên thì việc sử dụng mạng mắt lưới (không phân cấp) là rất phức tạp và không hiệu quả về mặt kinh tế. Do đó, việc phân cấp mạng được áp dụng cho các mạng có kích thước lớn để đảm bảo thuận tiện cho khai thác và quản lý mạng.
Mạng quốc gia có từ 3 đến 5 cấp tổng đài trước khi đến cấp quốc tế


Phân loại
Có 2 loại mạng chuyển mạch cơ bản: Mạng CM kênh và Mạng CM gói.
Tuy nhiên dưới góc độ truyền và xử lý thông tin, CM còn có thể phân thành 4 kiểu: CM kênh; CM bản tin; CM gói và CM tế bào (xem trong chuyển mạch gói) trong đó chuyển mạch bản tin, gói và tế bào đều thuộc loại chuyển mạch gói nếu phân làm 2 loại cơ bản
Nguồn : trích slide môn chuyển mạch trên lớp

Topo mạng - cấu trúc hình học không gian của mạng

Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường mạng có 3 dạng cấu trúc là: Mạng dạng hình sao (Star Topology), mạng dạng vòng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology). Ngoài 3 dạng cấu hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ 3 dạng này như mạng phân cấp, mạng full mesh, mạng partial mesh…
Mạng dạng hình sao (Star topology)
Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức nǎng cơ bản là:
-Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau.
-Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin.
-Thông báo các trạng thái của mạng...
Các ưu điểm của topo mạng hình sao:
-Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
-Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
-Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.
Nhược điểm:
-Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm . Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
-Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).
Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (HUB hay Switch) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với HUB/Switch không cần thông qua trục BUS, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng. Gần đây, cùng với sự phát triển switching hub, mô hình này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các mạng mới lắp.
Mạng hình tuyến (Bus Topology)
Theo cách bố trí hành lang các đường như hình vẽ thì máy chủ (host) cũng như tất cả các máy tính khác (workstation) hoặc các nút (node) đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu.
Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.
Ưu điểm của topomạng bus:
- Dùng dây cáp ít, dễ lắp đạt
- Không giới hạn độ dài cáp
Nhược điểm:
- Sẽ gây ra nghẽn mạng khi chuyển lưu lượng dữ liệu lớn
- Khi một trạm trên đường truyền bị hỏng thì các trạm khác cũng phải ngừng hoạt động
Mạng dạng vòng (Ring Topology)
Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.
Ưu điểm của topo mạng Ring:
-Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.
Nhược điểm:
 -Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
Mạng dạng kết hợp
Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology)
Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology.
Ưu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà n
Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology)
Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết.
Mạng full mesh
Topo này cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với các thiết bị khác mà không cần phải qua bộ tập trung như Hub hay Switch.
Ưu điểm:
- Các thiết bị hoạt động độc lập, khi thiết bị này hỏng vẫn không ảnh hưởng đến thiết bị khác
Nhược điểm:
- Tiêu tốn tài nguyên về memory, về xử lý của các máy trạm
- Quản lý phức tạp
Mạng phân cấp (Hierarchical)
Mô hình này cho phép quản lý thiết bị tập chung, các máy trạm được đặt theo từng lớp tùy thuộc vào chức năng của từng lớp, ưu điểm rõ ràng nhất của topo dạng này là khả năng quản lý, bảo mật hệ thống,nhưng nhược điểm của nó là việc phải dùng nhiều bộ tập trung dẫn đến chi phí nhiều.

Báo cáo thực tập - Mạng đơn tần

Tài liệu này khi nộp cũng bị nhắc nhở 1 chút về form dạng nên các bạn nên tìm và làm theo quy định của nhà trường chứ không nên chỉ tham khảo cái này
http://www.mediafire.com/download.php?u1x26j7ik7dm7mv

Khi làm thì thày giáo và chú giám đốc nhắc nhở lý thuyết viết in ít thôi

Mục lục

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP    1
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm tin học và đo lường    1
1.2. Tổ chức bộ máy trung tâm tin học và đo lường    2
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHUNG    3
2.1. Giới thiệu chung về truyền hình số mặt đất    3
2.2. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn DVB-T    3
2.3. Những tiêu chí cơ bản của tiêu chuẩn DVB-T2    4
CHƯƠNG III. MẠNG ĐƠN TẦN (SINGLE FREQUENCY NETWORK)    6
3.1. Giới thiệu chung    6
3.2. Ba điều kiện cho các máy phát thuộc mạng đơn tần    7
3.3. Vấn đề đồng bộ các máy phát thuộc mạng đơn tần    7
3.4. Bù thời gian trễ tĩnh để đồng bộ các máy phát của mạng đơn tần.    8
3.5. Bù thời gian trễ động để đồng bộ các máy phát của mạng đơn tần.    9
3.5.1. Cài thêm các gói chứa thông tin vào dòng TS để phục vụ đồng bộ.    10
3.5.2. Nhiệm vụ của khối thích ứng mạng đơn tần.    10
3.5.3. Nhiệm vụ của khối đồng bộ hệ thống (Sync system):    11
CHƯƠNG IV. HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHUẨN DVB-T2    14
4.1. Mô hình cấu trúc DVB-T2    14
4.2. Hệ thống thiết bị thử nghiệm    15
4.3. Thiết lập thực tế    16
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN    20

Giới thiệu chung về truyền hình số mặt đất

Sự chuyển đổi truyền hình tương tự sang truyền hình số là một quá trình tất yếu cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đem lại những tiện ích nhiều hơn, trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hiện nay có nhiều công nghệ truyền hình số như truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, cáp, IPTV …Trong khuôn khổ thực tập, báo cáo này đề cập đến công nghệ truyền hình số mặt đất và mạng đơn tần.

Truyền hình số mặt đất có những ưu điểm vượt trội so với truyền hình analog như: khả năng chống nhiễu cao, có khả năng phát hiện và sửa lỗi, chất lượng chương trình trung thực, ít bị ảnh hưởng nhiễu đường truyền, tránh được hiện tượng bóng hình thường gặp ở truyền hình analog; truyền được nhiều chương trình đồng thời trên một kênh sóng, điều này giúp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần và tiết kiệm kinh phí đầu tư, chi phí vận hành...

Có ba tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất phổ biến là DVB-T của châu Âu, ATSC của Mỹ và ISDB-T của Nhật Bản. Tại Việt Nam việc thử nghiệm truyền hình số ở nhiều quy mô khác nhau được tiến hành khẩn trương trong nhiều năm qua và đã thu được những kết quả rất quan trọng. Những kết quả thử nghiệm đã giúp Chính phủ quyết định ứng dụng rộng rãi công nghệ truyền hình số mặt đất DVB-T theo tiêu chuẩn Châu Âu tại Việt nam từ tháng 3 năm 2005.

Nguồn : chép từ báo cáo thực tập của mình ra

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes