Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Kỹ thuật dừng và đợi(Stop and wait)

Là một kỹ thuật điều khiển luồng đơn giản nhất 

a. Hoạt động
Giả sử có 2 bên phát A và thu B, bên A muốn truyền dữ liệu sang bên B.
Bên A sẽ gửi 1 Frame tín hiệu sang B, nếu bên B có thể tiếp nhận được gói tin (chưa bị quá tải) thì bên B sẽ gửi lại tín hiệu ACK (acknowledgement) để xác nhận là đã nhận được gói tin, bên A nhận được xác nhận thì gửi tiếp, cứ thế mà truyền dần dần từng gói.
Nếu bên B đang nhận quá nhiều thông tin (bên A gửi nhiều quá hoặc đơn giản nhiều bên khác gửi) thì bên B đơn giản là xử lý xong thông tin đã rồi mới gửi ACK -> không bị quá tải.

b. Hiệu suất

Gọi n là hiệu suất của kỹ thuật dừng và đợi

Tf là thời gian truyền 1 khung tin

Td là thời gian trễ trên đường truyền
Tp là thời gian xử lý 1 khung tin
Tack là thời gian phát ACK của bên thu
Tp’ là thời gian xử lý ACK

Gọi T là thời gian cần thiết để phát xong 1 khung tin

T=Tf+Td+Tp+Tack+Td+Tp’

n = Tf / T


Do Tp,Tp’,Tack là rất nhỏ so với Tf nên T = Tf+2Td

Vậy n = Tf / (Tf+2Td) = 1 / (1+2a) với a = Td / Tf


Nhìn công thức thì sẽ thấy nếu Td nhiều thì hiệu suất n sẽ thấp.
Nếu Td rất nhiều thì hiệu suất cực thấp luôn. Ví dụ kiểu truyền tin sơ khai nhé :

Giả sử Tf như thời gian viết 1 bức thư (15 phút nếu văn phong có hạn), có thể ví như quá trình truyền khung tin ở trên (ở đây là từ não ra giấy) và thời gian gửi thư từ miền bắc vào nam là 2 ngày (thư giấy), như là trễ đường truyền.
Giả sử bạn gửi 1 bức thư từ miền bắc vào miền nam , mất 2 ngày chẳng hạn, miền nam đọc được thư rồi thì gửi lại thư xác nhận cho miền bắc, thêm 2 ngày nữa, rồi miền bắc lại gửi thư cho miền nam, thêm 2 ngày nữa. Quá trình gửi và đợi rất tốn thời gian so với quá trình viết thư.

Tuy nhiên nếu thời gian truyền thư là ngắn (a nhỏ) ví dụ bức thư viết truyền tay trong lớp (mất 10 giây chẳng hạn) thì hiệu suất rất cao : 15 phút viết mới mất 10 giây truyền và bên kia viết thư trả lời 15 phút nữa rồi truyền lại, chỉ mất chi phí 20 giây cho 30 phút viết (truyền dữ liệu), hiệu suất n cao.

Lịch sử phát triển của kỹ thuật chuyển mạch

  • Năm 1876 Alecxand Graham Bell đã sáng chế ra máy điện thoại. Sáng chế này mở ra kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông nói chung của kỹ thuật chuyển mạch nói riêng.
  • Năm 1877 máy điện thoại tại nhà riêng đầu tiên được đưa vào sử dụng.
  • Năm 1878 tổng đài nhân công được đưa vào sử dụng tại New Haven (Mỹ).ví dụ như P193M; P194M;P198M…
  • Năm 1881 Cuộc gọi điện thoại đường dài đầu tiên được thực hiện.
  • Năm 1889 Hai anh em nhà Strowger sáng chế ra Tổng đài tự động kiểu nhảy nấc. (Như YATC-49; XY; A52C…). Hệ thống EMD do công ty Siemens của Đức chế tạo cũng thuộc loại này.
  • Do đại chiến thế giới lần II bùng nổ sự cố gắng tạo ra các tổng đài kiểu mới bị tạm thời đình chỉ. Sau chiến tranh hãng Ericsson của Thuỵ Điển đã chế tạo ra các tổng đài tự động kiểu ngang dọc. Các loại tổng đài thuộc loại này như: ATZ65; ATCK100/2000…
  • Năm 1960 thử nghiệm trường chuyển mạch điện tử đầu tiên.
  • Năm 1963 Sáng chế máy điện thoại ấn phím và Tổng đài chuẩn điện tử.
  • Năm 1965 Tổng đài điện tử SPC (Stored Program Control) thương mại có dung lượng lớn ESS số 1 được thương mại hoá thành công ở Mỹ do vậy đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các hệ tổng đài điện tử.
  • Năm 1970 Tổng đài điện tử số đầu tiên E10A (Pháp).
  • Năm 1976 Tổng đài điện tử số hoàn toàn đầu tiên DMS100 (Ca-na-đa).
  • Năm 1977 sáng chế Internet, cáp sợi quang và Thông tin di động.
  • Năm 1988 sáng chế ATM (Asynchronous Transfer Mode); B-ISDN (Broadband   Integrated Service Digital Network) mở đầu cho NGN (Next Generation Netwok).
  • Năm 1996 chuyển mạch IP (Internet Protocol).
  • Năm 1997  chuyển mạch mềm (Softswitch).
  • Năm 2001 các hãng bắt đầu ứng dụng VoIP.
  • Năm 2002 Bắt đầu ứng dụng các dịch vụ NGN.
  • Ngày nay IMS (IP Mutimedia Subsystem) đang được nghiên cứu ứng dụng
Nguồn : lấy từ slide môn chuyển mạch dạy trên lớp

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes