Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

ARQ phát lại chọn lọc (ARQ Selective Repeat)

Giống ARQ ngược lại n có điều là nó không phát lại từ frame thứ i trở đi mà chỉ phát lại những frame bị lỗi.
Nếu bên thu nhận được ACK nào thì nó sẽ hiểu là truyền đúng được frame đấy, nếu không nhận được hoặc nhận được NAK thì nó sẽ hiểu là cần truyền lại.
Phương pháp này cho hiệu suất cao nhưng lại phức tạp vì bên phát và thu đều cần truyền không theo thứ tự khi gặp lỗi.
Các bạn có thể xem bài ARQ ngược lại n để xem hình so sánh 2 phương pháp

ARQ ngược lại n (ARQ go back n)

Là một phương pháp điều khiển lỗi dựa trên cơ chế điều khiển luồng cửa sổ trượt.
Khi không có lỗi thì thao tác xử lý của nó giống hệt cửa sổ trượt. Tuy nhiên khi bên thu phát hiện lỗi:
  • A phát frame i, B báo NAK frame i (các frame i-1 về trước truyền ok), thì dù trong lúc chờ phản hồi, bên A có phát đến frame i+n (n mấy chục, mấy trăm cũng mặc) thì nó vẫn phải truyền lại từ frame i trở đi.
  • Frame i bị mất trong khi truyền, bên A truyền frame i-1 rồi nhảy cóc sang i+1 luôn thì bên B sẽ phát hiện, phát NAK bắt truyền lại.
  • Frame i bị mất trong khi truyền, và bên A không truyền tiếp (có thể do bên B đã đầy bộ nhớ đệm hoặc truyền hết tin rồi), bên A sau 1 thời gian time out không thấy gì cũng sẽ phát lại frame i trở đi.
  • ACK thứ i bị mất khi truyền lại, do nếu bên thu mà phát NAK thì sau đó nó sẽ không phát ACK tiếp mà đợi phản hồi, nên giả sử có mất ACK thứ i, vẫn thấy ACK thứ i+1 thì bên phát hiểu là vẫn truyền ok thôi.
  • Nếu phát NAK bị lỗi, chờ không thấy gì (sau NAK bên thu sẽ đợi bên phát phát lại chứ không ACK xác nhận tiếp), bên phát không thấy gì, sau 1 thời gian time out sẽ phát lại khung i trở đi.
Loại này thì các frame và ACK cần lưu số thứ tự hay 1 cách nhận dạng nào đó để có thể phân biệt frame nào trước frame nào sau.

Đây là hình so sánh ARQ ngược lại n và ARQ phát lại chọn lọc (hiệu suất cao hơn nhưng phức tạp hơn).

ARQ dừng và đợi

Là một phương pháp điều khiển lỗi dựa trên cơ chế điều khiển luồng dừng và đợi.
Giống như cơ chế dừng và đợi nhưng phản hồi về sẽ có 3 trường hợp :
  • ACK : bản tin đã đến đích và gửi đúng, tiếp tục gửi dữ liệu
  • NAK : báo lỗi, gửi lại thông tin
  • Không thấy gì : xảy ra khi frame phát đi bị mất hoặc đến được nơi nhưng thông tin phản hồi bị mất khi truyền, bên gửi sẽ gửi lại sau 1 thời gian chờ (time out)
Đặc điểm : đơn giản và không hiệu quả.

IETF - The Internet Engineering Task Force

Lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet (IETF-The Internet Engineering Task Force) là một cộng đồng quốc tế mở rộng lớn của các nhà thiết kế mạng, các nhà khai thác, các nhà cung cấp thiết bị và các nhà nghiên cứu quan tâm tới sự phát triểưn của kiến trúc Internet và hoạt động ổn định của Internet. Đây là tổ chức mở cho bất kỳ ai quan tâm. Nhiệm vụ của IETF nằm trong tài liệu RFC 3935.
Tổ chức IETF phát triển và xúc tiến các tiêu chuẩn Internet, có quan hệ hợp tác gần gũi với các tổ chức tiêu chuẩn W3C và ISO/IEC; và cụ thể xử lý các tiêu chuẩm TCP/IP và bộ giao thức Internet. Đây là một tổ chức mở, tổ chức tiêu chuẩn tình nguyện, không đòi hỏi yêu cầu đối với các thành viên chính thức và không chính thức.
IETF được tổ chức thành một số lượng lớn các nhóm nghiên cứu và BoFs, mỗi nhóm liên quan tới một chủ đề riêng như định tuyến, truyền tải, an ninh,..... Mỗi nhóm sau khi hoàn thành chủ đề đó thì giải tán. Mỗi nhóm nghiên cứu có một trưởng nhóm được bổ nhiệm (thỉnh thoảng là một số đồng trưởng nhóm) cùng với một tuyên bố về mục tiêu dự định làm gì, khi nào hoàn thành. Nhiều công việc được thực hiện qua . IETF tổ chức họp 3 lần một năm.
Các nhóm nghiên cứu của IETF được nhóm theo các lĩnh vực, và được quản lý bởi các giám đốc vùng (các AD). AD bổ nhiệm các trưởng nhóm nghiên cứu. Các AD cùng với trưởng IETF tạo thành Nhóm điều khiển kỹ thuật Internet (IESG), nhóm này chịu toàn bộ trách nhiệm hoạt động của IETF.
IETF là một hoạt động chính thức dưới sự bảo trợ của Xã hội Internet. Thực hiện giám sát kiến trúc là Ban kiến trúc Internet (IAB). IAB cũng xét xử các khiếu nại khi có ai đó kêu ca rằng IESG đã sai. IAB và IESG có đủ tư cách phù hợp với xã hội Internet. Tổng giám đốc vùng cũng là trưởng của IESG và của IETF và một thành viên đương nhiên của IAB.

CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN TỪ VỰNG TOEIC

Một trong những cách tốt nhất để nâng cao vốn từ vựng của bạn là đọc, và đọc thường xuyên. Khi bạn đọc, bạn cần chú ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Bạn càng đọc thì bạn càng thấy nhiểu từ. Bạn càng thấy nhiều từ thì bạn càng học được nhiều. Việc đọc là một trải nghiệm rất thú vị, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đọc những điều thú vị cho bạn. Sau đó, bạn sẽ có niềm vui, nâng cao vốn từ vựng của bạn, và xây dựng kỹ năng bạn cần cho kỳ thi TOEIC. Khi bạn đọc, có một số chiến lược bạn có thể sử dụng để nâng cao vốn từ vựng của bạn.

1. Phân Tích Thành Phần Của Từ
Từ được hình thành bởi các từ gốc (roots), các tiền tố (prefixes) đứng trước từ gốc, và các hậu tố (suffixes) đứng sau từ gốc.
Ví dụ
re (tiền tố) + circula (từ gốc) + tion (hậu tố) = recirculation

Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ gốc, các tiền tố, và hậu tố xuất xứ từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Tìm hiểu về ý nghĩa của các từ gốc, các tiền tố, và hậu tố sẽ giúp bạn tăng vốn từ vựng của bạn.


Ví dụ
re (lại) có nghĩa là again (một lần nữa)
reunite (đoàn tụ) nghĩa là bring together (mang lại với nhau một lần nữa)
reconsider (xem xét lại) nghĩa là think about again (suy nghĩ một lần nữa)
retrain (đào tạo lại) train again (đào tạo một lần nữa)




2. Nhận diện được những hình thức ngữ pháp (Grammatical Forms)
Một số hậu tố (suffixes) cho bạn biết một từ là một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ. Bạn có thể học cách nhận diện những hậu tố khác nhau. Những hậu tố sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ mới.

Ví dụ
Noun: -tion, ance, -ment, -ism, -ship, -ity, -er, -or, ee
Adj : -y, -ous, -able,-al, -ic, -al, -ful, -less
adv : -ly
Verb : -ize, -ate, -en

3. Nhận diện được Word Families
Cũng giống như anh chị em trong cùng một gia đình, những từ đều có liên quan với nhau. Một từ có thể trở thành một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ bằng cách thay đổi hậu tố (suffixes) của nó.

Ví dụ
depend (verb)
dependence (noun) dependable (adjective) dependably (adverb)
Bốn từ trên cùng với nhau tạo thành một gia đình từ. Ý nghĩa của mỗi từ là tương tự với những từ khác, nhưng mỗi từ có một hình thức khác nhau về ngữ pháp. Việc biết gia đình từ (word families) sẽ giúp bạn điều gì ?
• Bạn sẽ học được nhiều từ hơn. Khi bạn tìm thấy một từ mới, hãy tìm trong từ điển để tìm các thành viên khác trong cùng gia đình từ.
• Bạn sẽ hiểu được những từ mới. Xem xét cẩn thận một từ mới. Nó có thể là liên quan đến một từ mà bạn đã biết.

4. Hãy làm một danh sách từ vựng của riêng bạn
Khi bạn đọc, bạn sẽ gặp nhiều từ mới, và bạn sẽ cần phải có cách tổ chức hiệu quả để ghi lại chúng.
• Sử dụng một cuốn tập để ghi lại những từ mới của bạn.
• Đối với mỗi từ mới, viết từ, từ đồng nghĩa, định nghĩa, các câu gốc mà bạn tìm thấy các từ, và sau đó tạo thành câu của riêng bạn bằng cách sử dụng các từ này.
• Mỗi ngày, hãy xem lại các từ của những ngày trước đó.
• Photo bảng biểu dưới đây để làm danh sách từ vựng cho riêng bạn.
Ví dụ
New Word
Synonym
Definition
Original Sentence
My Sentence
consider
think about
To think carefully about something
After considering all the difficulties, they decided to go ahead with the project.
I considered different schools before I chose this one.

5. Hãy Đọc Tin Tức Hàng Ngày
Điều quan trọng là đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh mỗi ngày, ngoài bài tập trên lớp. Điều quan trọng là đọc những điều thú vị cho bản thân bạn. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ trải nghiệm theo cách này. Một yếu tố quan trọng khác là bạn đọc nhiều thể loại khác nhau điều này sẽ giúp bạn không buồn chán và quan trọng hơn là giúp bạn học có một vốn từ vựng đa dạng hơn.

• Đọc 20-30 phút mỗi ngày.
• Đọc những gì mang lại điều thú vị cho bạn.
• Đọc nhiều chủ đề khác nhau.
• Đọc sách, tạp chí, báo chí, và các trang web.


Các bước sau đây sẽ giúp bạn đọc để cải thiện vốn từ vựng của bạn:

1. Đọc mà không dừng lại. Đừng dừng lại để tra nghĩa của những từ chưa biết. Bạn có thể hiểu được ý chính của một đoạn văn mà không cần hiểu biết từng từ một
2. Gạch chân hay đánh dấu các từ chưa biết, hoặc viết chúng vào một tờ giấy riêng.
3. Đoán ý nghĩa của các từ chưa biết. Sử dụng bối cảnh và kiến thức về các tiền tố và hậu tố và gia đình từ để đoán.
4. Chọn năm từ khoá và viết chúng vào trong sổ tay từ vựng của bạn. Những từ không biết này rất quan trọng trong việc hiểu ý nghĩa của đoạn văn.
5. Tra năm từ khóa trong từ điển của bạn.
6. Viết một đoạn tóm tắt cho bài văn. Hãy thử sử dụng năm từ khóa trong bản tóm tắt của bạn.
Đây là một món quà để các bạn học từ vựng nhanh và hiệu quả hơn nữa, Flashcard với thiết kế đẹp mắt và cung cấp nhiều từ vựng cho bạn trong cuốn "600 Essential Words For The TOEIC":

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes