Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Điện thoại ống bơ - trở lại tuổi ấu thơ hay vẽ ra 1 thiên tình sử

Gần như 100% số người được hỏi cho rằng cha đẻ của điện thoại chính là Alexander Graham Bell. Nhưng rõ ràng sẽ là không công bằng nếu như trong danh sách này chúng ta bỏ quên chiếc điện thoại ống bơ (mà cư dân mạng hay gọi vui là chiếc “Nokia N99”)
Chắc hẳn bạn cũng đã từng làm ra một thiết bị như thế này trong giờ vật lý khi còn học ở trường cấp 2, vì thế hãy cám ơn Robert Hooke, chính ông đã sáng tạo ra chiếc điện thoại thô sơ này. Ở thời điểm nó ra đời (thế kỷ 17), xem thêm


Vật liệu

- 2 ống bơ sữa bò
- Một sợi dây chỉ, hoặc dây nilon, dây đồng cũng được
- 1, 2 que tăm, nhà không có thì có thể xin ở hàng cơm


Yêu cầu kỹ thuật

- Kích thước ống bơ cầm vừa tay, ống bơ phải có độ rung để tạo ra âm thanh vì vậy không thể dùng hộp giấy được.
- Dây đủ dài, có khả năng đàn hồi và chịu lực tốt, độ dài thì không thể nói chắc chắn độ dài tối đa nhưng chắc là 50 m đổ lại, tuy có thể dùng dây đồng nhưng mình khuyên không nên vì thứ nhất là nó cũng đắt, thứ 2 là mảnh thế thì khá sắc có thể gây thương tích cho người đi qua, lộ thiên thì dễ bị sét đánh (1 anh méo mồm, 1 chị thủng màng nhĩ), thường là dùng dây chỉ.
- Tăm đóng vai trò như tiếp điểm, mà trong viễn thông thì tiếp điểm là những nơi suy hao rất nhiều, đây cũng là viễn thông "loại thô thiển" thôi, tốt nhất là tăm còn khô, nên đầu tư mua tăm xịn, cứng ^_^ để có chất lượng đàm thoại tốt nhất.


Cách làm

- Mỗi ống bơ đục 1 lỗ nhỏ ở đáy
- Nối 2 ống bơ với nhau bằng 1 sợi chỉ luồn qua lỗ giữa đáy 2 ống và chốt sợi dây chỉ ở mỗi lỗ bởi một que tăm buộc dây ở giữa, đặt ngang đảm bảo khi căng dây thì tăm sẽ giữ 2 đầu dây nối với ống bơ
- Khi nói thì căng dây, nói và nghe đều qua ống bơ, một bên nói một bên nghe.


Nguyên lý

Giống như điện thoại, thông tin được truyền qua đây là dạng sóng, nhưng không phải sóng vô tuyến hay tín hiệu điện hữu tuyến mà là sóng cơ học. Khi ta nói vào ống bơ thì năng lượng âm thanh tác động và làm rung ống bơ theo tần số tiếng nói, sóng rung này mang đặc điểm của giọng nói truyền qua dây và làm rung ống bơ bên kia theo đúng tần số âm thanh đã truyền và do đó khôi phục lại âm nói ở bên kia.


Đặc điểm

- Chi phí đầu tư thấp, có thể tự túc nguyên liệu trong nước 100%
- Tín hiệu là tín hiệu analog (tương tự)
- Kênh truyền hữu tuyến
- Độ bảo mật kém (vẫn có thể câu trộm mặc dù câu thế thì chắc suy hao tín hiệu nhiều vì năng lượng bị san ra)
- Suy hao nhiều, khoảng cách không xa vẫn có thể làm các bộ repeater bằng cách người A nói cho người B, người B nói cho người C .. để đến được người cần truyền.
- Chất lượng âm thanh kém.
- Độ đảm bảo đường dây là không có, có thể bị đứt khi liên lạc, cục tần số không bảo hộ cho các hành vi gây can nhiễu tín hiệu trong trường hợp này.
- Truyền dẫn bán song công


Đối tượng và ứng dụng

Ứng dụng thì như tiêu đề, đối tượng thì nhiều lắm : trẻ em từ 3 đến 7 tuổi, học sinh thực hành, các anh chị mới lớn, người lớn thì hồi xuân, người già ôn lại kỉ niệm cũ ...

Hành trình từ "ống bơ" đến màn hình cảm ứng

Có một sự thật hiển nhiên, đó là lúc Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại vào năm 1876, chắc chắn ông không hề biết rằng phát minh của mình sẽ tạo tiền đề cho cuộc cách mạng ngành bưu chính viễn thông sau này.
         
Ngày nay, chúng ta có những chiếc smartphone, có dịch vụ SMS, và cả 3G (sắp tới sẽ là 4G). Nhưng trước đây, những thế hệ trước coi chiếc máy nhắn tin là thứ gì đó xa xỉ. Tất cả đều có điểm bắt đầu của nó. Vì thế, trong bài viết hai phần này, hãy cùng GenK.vn điểm lại những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử ngành viễn thông qua gương mặt của 30 chiếc điện thoại nổi bật nhất từng thời kỳ.
         
1. Điện thoại “ống bơ” (1664)
           
Gần như 100% số người được hỏi cho rằng cha đẻ của điện thoại chính là Alexander Graham Bell. Nhưng rõ ràng sẽ là không công bằng nếu như trong danh sách này chúng ta bỏ quên chiếc điện thoại ống bơ (mà cư dân mạng hay gọi vui là chiếc “Nokia N99”)
        
Chắc hẳn bạn cũng đã từng làm ra một thiết bị như thế này trong giờ vật lý khi còn học ở trường cấp 2, vì thế hãy cám ơn Robert Hooke, chính ông đã sáng tạo ra chiếc điện thoại thô sơ này. Ở thời điểm nó ra đời (thế kỷ 17), điện thoại ống bơ được coi là phát minh khoa học vĩ đại nhất của nhân loại.
        
              
2. Chiếc máy của Graham Bell (1876)
          
Vào nửa cuối thế kỷ 19, Alexander Graham Bell đã là người đầu tiên sáng chế, đồng thời nhận được bằng phát minh cho thứ sau này được gọi là “điện thoại”.
            
Bức ảnh ở trên là hình vẽ thiết bị sơ khai của Graham Bell. Đầu ống nghe và micro nói được “tích hợp” vào một cổng. Khi đối thoại, người gọi sẽ nói vào đó, đồng thời cũng chờ âm thanh từ đầu dây bên kia cũng từ đấy vọng ra.
    

     
3. Ống nghe Butterstamp (1877)
              
Vào năm 1877, một năm sau sự ra đời của chiếc điện thoại thật sự đầu tiên, Graham Bell, cùng với bố vợ là Gardiner Greene Hubbary và Thomas Sander đã thành lập nên công ty điện thoại nổi tiếng mà sau này được biết đến với cái tên Bell Telephone Company. Cũng trong thời gian này, công ty cho ra đời ống nghe mang tên Butterstamp. Sở dĩ nó được đặt tên như vậy là vì thiết bị này có hình dáng giống như một chiếc gậy quấy bơ ở các nông trại bò sữa. Đây là hình mẫu sơ khai cho những chiếc ống nghe điện thoại sau này.
     
Đầu tiên, bộ phận nghe và nói vẫn được để chung với nhau, buộc người dùng sau khi áp thiết bị vào tai để nghe, phải đưa ngay lên miệng để đối thoại. Thật may là sau này, do phát sinh khá nhiều phiền toái, hai bộ phận ấy cũng được tách rời nhau ra.
        

         
4. Wilhelm Candlestick (1896)
      
Người thợ điện mang tên Walter Wilhelm đã phát triển tất cả những thiết bị đã có thời bấy giờ thành một thiết kế điện thoại tân tiến và dễ sử dụng hơn với 2 bộ receiver phân biệt, một để nghe và một để nói. Hơn thế nữa, phần loa nghe đã được tách rời ra khỏi hệ thống chính, được nối bằng dây dẫn, giúp cho cuộc nói chuyện trở nên tiện lợi hơn rất nhiều.
            
        
5. Điện thoại quay số (1904)
              
Những thế hệ trước có lẽ ai cũng sẽ phải thốt lên: “Thành tựu viễn thông lớn nhất thế kỷ XX là đây!”. Thật tế, công nghệ quay số xuất hiện vào năm 1904, nhưng sự ra đời của chiếc điện thoại quay số đầu tiên vào năm 1919 đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành viễn thông của nhân loại.
           
6. Bốt điện thoại công cộng (1902)
            
William Gray phát minh ra chiếc điện thoại trả tiền sử dụng tiền xu đầu tiên vào năm 1889, và đến năm 1902, 81.000 bốt điện thọai công cộng đã được triển khai trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Nhưng phải đến năm 1905 thì chúng mới trở thành những chiếc “bốt” theo đúng nghĩa đen, với khả năng loại bỏ tiếng ồn bên ngoài.
          
         
7. Western Electric Model 500 (1948)
          
Kể từ khi được Bell System giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1949, Model 500 đã trở thành chiếc điện thoại gia đình phổ biến nhất tại Mỹ. Thiết kế đặc trưng của nó vẫn còn nổi tiếng cho đến tận ngày hôm nay. Hàng triệu chiếc máy Model 500 đã được sản xuất trong thời kỳ 1949 đến 1984, nhiều hơn bất kỳ chiếc điện thoại nào khác. Đó chính là lý do nó còn hiện hữu cho đến tận ngày hôm nay. Sao? Bạn vẫn chưa nhìn thấy nó bao giờ à? Vậy có lẽ bạn chưa về thăm ông bà lần nào rồi.
          
      
8. Điện thoại không dây (1956)
         
Nghe đến từ “không dây”, có lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng đây là một tiến bộ trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Nhưng không, Chiếc điện thoại không dây đầu tiên được tạo ra từ… nửa thế kỷ trước cơ! Một kỹ sư gốc Phi mang tên Raymond P. Phillips Sr. đã có ý tưởng về chiếc điện thoại này. Nhưng vì lý do phân biệt chủng tộc, mà phát minh này của ông mãi hơn 30 năm sau, vào năm 1987, mới được công nhận.
            
Vào nửa cuối những năm 80 của thế kỷ trước, điện thoại cố định không dây đã tràn ngập trên thị trường. Nhưng vấn đề nảy sinh gần như ngay lập tức: Với dải tần hoạt động 27 MHz, những cuộc gọi cho chất lượng rất thấp, và thậm chí bạn còn có thể vô tình “nhảy” vào cuộc đối thoại của người khác trong tầm hoạt động của máy.
           
Còn ngày nay, những chiếc điện thoại không dây thường hoạt động trên băng tần 2.4 Ghz, còn những model mới là 5.8GHz.
         

       
9. Pink Princess Phone (1959)
           
Nếu như bạn sống cùng nhiều chị em gái thì liệu bạn có chịu bỏ hết số tiền tiêu vặt của mình để mua tem viết thư, hay đợi đến khi nào chiếc điện thoại duy nhất trong nhà đã được một ai đó “nấu cháo” xong?
          
AT&T đã có một bước tiến khá thông minh trong thời kỳ thị trường máy điện thoại gia đình đã bão hòa, đó là việc giới thiệu chiếc máy điện thoại mang tên Pink Princess. Hướng đến  thị trường các quý cô trẻ tuổi lúc bấy giờ, bên cạnh diện mạo bắt mắt, chiếc máy của AT&T còn được tích hợp thêm đèn bàn phím, giúp việc gọi điện trở nên dễ dàng hơn khi trời tối. Thực sự, model điện thoại này của họ đã đánh trúng tâm lý khách hàng, và không ít gia đình đã có điện thoại cũng không ngần ngại “tậu” thêm về cho những cô công chúa trong nhà mình một chiếc nữa.
       
       
10. Western Electric Model 1500 (1963)
               
Đây chính là dung mạo của kẻ đã “tiễn” những chiếc điện thọai quay số cổ điển ra khỏi gia đình chúng ta. Được sản xuất như một model điện thoại thay thếModel 500 huyền thoại, Model 1500 được trang bị hệ thống 12 phím số, thay cho chiếc bàn quay truyền thống.
          
          
11. Motorola DynaTAC (1973)
           
Một thập kỷ trước khi những chiếc điện thoại di động đầu tiên được thương mại hóa, các hãng điện thoại đã bỏ ra khá nhiều công sức để nghiên cứu một chiếc điện thoại có thể đem đi đây đi đó, mà không vướng víu dây rợ lằng nhằng. Vào năm 1973, Motorola đã cho ra đời hình mẫu đầu tiên của điện thoại di động, chiếc DynaTAC (DYNamic Adaptive Total Area Coverage).
           
Thế nhưng, từ hình mẫu đầu tiên đến phiên bản thương mại hóa, Motorola cũng đã mất đúng 10 năm.
         
         
12. Mickey Mouse Phone (1980)
             
Việc Disney làm giỏi nhất bên cạnh việc tạo ra những bộ phim hoạt hình kinh điển, đó là kiếm tiền. Không biết rõ chiếc điện thọai được nói đến ở đây đã đem lại bao nhiều lời nhuận cho Disney nhưng chắc chắn đó là một con số lớn.
              
Chiếc điện thoại mang hình chú chuột Mickey này được giới thiệu vào năm 1980, và nó đã là ước mơ của biết bao cô bé cậu bé vào thời bấy giờ. Người dùng hoàn toàn có thể điểu khiển và thay đổi cử chỉ hình nộm chú chuột Mickey theo ý mình. Sau này cũng có nhiều model khác được Disney tung ra, mô phỏng các nhâm vật nổi tiếng khác của họ.
          
      
13. Airfone (Airplane Phone) (1980)
           
Theo thống kê, trong ngày 9/11/2001, rất nhiều cuộc gọi của những nạn nhân xấu số trên 2 chuyến bay định mệnh đã được gọi từ chiếc điện thoại có tên Airfone của Verizon. Từ năm 1987, thiết bị này đã bắt đầu được gắn vào đằng sau ghế hành khách máy bay. Thế nhưng cuộc gọi đất đối không đầu tiên đã được tạo ra từ khá lâu trước đó, vào năm 1980.
          
14. Mobira Senator (1983)
Nokia đã sản xuất ra nhiều mẫu điện thoại di động hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Và “thủy tổ” của chúng là chiếc điện thoại gắn trong xe hơi mang tên Mobira Senator. Mặc dù kích cỡ của Senator không cho phép nó mang cái tên “bỏ túi”, nhưng dù sao đây cũng là mẫu điện thoại di động đầu tiên của người khổng lồ Bắc Âu. Nặng khoảng 21 pound (khoảng 9,5 kg), Senator luôn khiến người ta nghĩ rằng nó là một chiếc radio hơn là một thiết bị điện thoại di động.          

15. Motorola DynaTAC 8000X (1983)
          
Như đã nói ở phần trước, việc phát triển một chiếc điện thoại di động đúng nghĩa đã lấy đi của Motorola 10 năm ròng rã. Và đến năm 1983, chiếc điện thoại di động hoàn chỉnh đầu tiên đã ra đời với cái tên DynaTAC 8000X. Khỏi phải nói, vào thời bấy giờ, chỉ có các “đại gia” tài chính mới đủ khả năng sở hữu thiết bị năng như cục gạch này với cái giá 4000 USD. Còn bây giờ, nó đã trở thành một hiện vật đáng giá trong những viện bảo tàng công nghệ.
          
     
16. Motorola MicroTAC (1989)
        
Nếu như việc phát triển điện thoại di động tốn khá nhiều thời gian, thì việc thu nhỏ kích cỡ của nó lại không tiêu tốn nhiều đến như thế. Chỉ 6 năm sau khi mẫu điện thoại DynaTAC ra đời, chiếc điện thoại MicroTAC cũng đã được chính thức thương mại hóa. Nặng khoảng 350g, đây được mệnh danh là chiếc điện thoại nhẹ nhất thời bấy giờ.
            
Những đi kèm với những tiến bộ kỹ thuật, cái giá của MicroTAC cũng không nhẹ nhàng chút nào: Khoảng từ 2500 đến 3500 USD.
         
         
17. Motorola Bag Phone (1992)
           
Được tạo ra với mục đích di động, người dùng có thể đeo nó trên vai và thực hiện cuộc gọi mọi lúc mọi nơi. Nhưng vì quá nặng nên mọi người thường “bỏ quên” (hay cố tình, có lẽ) chiếc Bag Phone này trong xe ô tô.
              
Vào thời điểm nó xuất hiện, chiếc điện thoại đã trở thành sự bất ngờ với thời lượng sử dụng pin: 2 tiếng thoại liên tiếp và 48 tiếng ở chế độ chờ.
            

         
18. Motorola StarTAC (1996)
         
Vị “hậu bối” của chiếc MicroTAC này quả thực đã kế thừa xuất sắc những gì mà kẻ đi trước để lại. Đây là mẫu điện thoại nắp gập dạng vỏ sò đầu tiên trên thế giới. Ở thời điểm ra mắt, StarTAC là chiếc điện thoại nhỏ nhất.
          

      
19. Blackberry (1998)
       
Bất kỳ người sử dụng điện thoại nào cũng biết đến cái tên BlackBerry, đứa con của nhà sản xuất Canada RIM (Research in Motion). Với thành công trong việc kết hợp chức năng của một chiếc PDA và điện thoại vào cùng một thiết bị, Blackberry đã mang đến thế giới một thuật ngữ mới toanh: Smartphone.
            
Nhưng điều không phải ai cũng biết là Blackberry đã khởi đầu với một thiêt bị nhắn tin với khả năng gửi email, nhắn SMS và hiển thị lịch làm việc mang tên RIM 850/950.
           

        
20. Nokia 3210 (1999)
        
Đây là một trong những model điện thoại đầu tiên tích hợp antenna ngầm bên trong máy. Chiếc điện thoại này trở nên vô cùng phổ biến khi nó cho phép người sử dụng thay những bộ vỏ hợp thời trang cho chính chú dế của mình.
          

         
21. Sharp J-SH04 (2000)
            
Một thành tựu của người Nhật Bản: Chiếc điện thoại di động tích hợp camera chụp hình đầu tiên trên thế giới. Mặc dù cảm biến CMOS… 0.1 megapixel của điện thoại sẽ cho ra những bức ảnh dở tệ trên màn hình 256 màu, nhưng nếu không có J-SH04, sẽ chẳng bao giờ có những chiếc điện thoại chụp ảnh đẹp lung linh như ngày nay.
           

        
22. F-1000 (2005)
            
Được tạo ra bởi nhà sản xuất UT Starcom, chiếc điện thoại này thay việc nhận sóng di động 2G bằng việc nhận sóng Wi-Fi để gọi điện cũng như nhắn tin. Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như Router Wi-Fi của bạn bị mất sóng nhỉ?
           

                 
23. Philips VOIP841: Điện thoại Skype không dây (2006)
           
Nếu như bạn nghĩ khuyết điểm duy nhất của Skype là việc phải dính chặt lấy chiếc máy tính để gọi điện thoại thì đây sẽ là giải pháp hoàn hảo. Vào năm 2006, Skype cùng Philips đã giới thiệu mẫu điện thọai cố định không dây đầu tiên với chức năng gọi Skype với tên gọi VOIP841.
          

        
24. Điện thoại Wi-Fi đầu tiên cho Skype (2006)
           
Cũng trong khoảng thời gian ra mắt VOIP841, Skype cũng giới thiệu vài mẫu điện thoại di động với chức năng gọi Skype qua sóng Wi-Fi, trong đó nổi bật hơn cả là thiết bị được Skype hợp tác sản xuất cùng Belkin. Những chiếc điện thoại này được cài đặt sẵn ứng dụng Skype, và nếu bạn muốn gọi điện, hãy tìm đến một hotspot Wi-Fi nào đó.
         

      
25. Apple iPhone (2007)
            
Bỏ qua tất cả những gì bạn nghĩ trước đây về iPhone, nó vẫn cứ được coi là chiếc smartphone quan trọng nhất mọi thời đại.
         
Vào tháng 6/2007, với vị thế của một “lính mới tò te”, Apple đã làm điên đảo thị trường điện thoại di động thế giới lúc bấy giờ với sự ra đời của iPhone. Thực sự là gần như tất cả sự chú ý quanh nó đều hướng vào màn hình cảm ứng chạm đa điểm. Nhưng một phần làm nên thành công nữa cho iPhone chính là AppStore nổi tiếng.
             

       
26. GoldVish Le Million (2008)
               
Đúng như cái tên mỹ miều của nó, chiếc điện thoại này có cái giá “trên trời”: 1 triệu Euro (vào lúc bấy giờ là khoảng 1,35 triệu USD). Chỉ có đúng 100 chiếc điện thoại như thế này được sản xuất ra. Với vỏ ngoài bằng vàng trắng, Le Million được gắn thêm 1800 viên kim cương, tổng trọng lượng 180 carats. Nếu như hầu bao của bạn không thể kham nổi cái giá tiền triệu? Đừng lo, vì Goldvish cũng chế tác những phiên bản “rẻ tiền” hơn, khoảng… 25.000 USD.
          
     
27. Apple iPhone 3GS (2009)
               
Với phiên bản 3GS của iPhone, Apple đã cho thấy một chiếc smartphone mạnh mẽ hoàn toàn có thể được phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp người tiêu dùng. Phải nói là sau 2 năm, hậu bối của chiếc iPhone đã có những tiến bộ vượt bậc trong nền tảng phần cứng, giúp giảm thời gian tải các chương trình đi rõ rệt.
         

       
28. Palm Pre (2009)
            
Trong khi Palm đang đứng trước nguy cơ biến mất khỏi bản đồ công nghệ, thì Pre là mẫu Smartphone cứu cánh cho họ. Nó được hy vọng là sẽ đem lại vận may mới cho Palm. Thế nhưng thật không may, thời kỳ huy hoàng củaPalm Pre chỉ tồn tại trong phút chốc, tất cả là do thời gian ra mắt của nó quá sát với mẫu Motorola Droid đình đám.
            

        
29. Motorola Droid (2009)
            
Giống như G1, Motorola Driod cũng được hy vọng trở thành mẫu điện thoại đủ sức hạ bệ “tên tuổi” iPhone. Thế nhưng “công lực” của nó vẫn chưa đủ sức vượt mặt đứa con của Apple, và vẫn chỉ được xem như mẫu smartphone chạy hệ điều hành Android tiêu biểu.
            

  
30. Nexus One (2010)
              
Một ứng cử viên nặng ký khác cho danh hiệu “kẻ đánh bại iPhone”. Google có vẻ như đã hơi quá khi gọi sản phẩm hợp tác giữa họ và HTC là “superphone”, mặc dù Nexus thực tế là thất bại khá cay đắng. Do giá bán khá cao, cộng với những chính sách đến từ T-Mobile gây nhiều phiền toái, Nexus One đã lại nối dài thêm danh sách những Smartphone bị hạ đo ván bởi iPhone.
            
d

Nguồn phần 1phần 2

Mạng thông tin số tích hợp dịch vụ ISDN

Mạng thông tin số tích hợp dịch vụ ISDN là gì?



Mạng số tích hợp dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) được định nghĩa như mạng thông tin có thể đấu nối theo công nghệ số (digital) từ thuê bao chủ gọi và xử lý tất cả các loại dịch vụ thoại và phi thoại. Nói một cách khác, mạng ISDN cho phép tất cả các thông tin thoại (phone), số liệu (data) và hình ảnh (video) có thể truyền qua một đường dây thuê bao (subscriber line) với tốc độ cao và chất lượng tốt.

HỎI: Mạng thông tin số tích hợp dịch vụ ISDN là gì? Ý nghĩa của các ký hiệu 2B+D, 30B+D của mạng ISDN?
TRẢ LỜI: Mạng số tích hợp dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) được định nghĩa như mạng thông tin có thể đấu nối theo công nghệ số (digital) từ thuê bao chủ gọi và xử lý tất cả các loại dịch vụ thoại và phi thoại.
Nói một cách khác, mạng ISDN cho phép tất cả các thông tin thoại (phone), số liệu (data) và hình ảnh (video) có thể truyền qua một đường dây thuê bao (subscriber line) với tốc độ cao và chất lượng tốt. Hình 1 minh hoạ sự tích hợp dịch vụ trên.
Hình 1
Cấu hình kết nối mạng ISDN Năm 1980, ITU-T giới thiệu cấu hình thuê bao của mạng ISDN. Khuyến nghị của ITU-T bảo đảm một mạng ISDN sẽ được vận hành với quy mô toàn cầu qua việc sử dụng các giao diện và giao thức chuẩn hoá dựa trên lớp, quy định cho mạng kết nối hệ thống truyền thông mở OSI 7 lớp. Về cơ bản cấu trúc như hình 2.
Hình 2
Trong sơ đồ hình 2, khối chức năng TE biểu thị thiết bị đầu cuối (terminal equipment) của thuê bao. TE có thể là mạng điện thoại, thiết bị multimedia, máy fax, máy vi tính PC v.v... Những tín hiệu này nối từ thuê bao đến nhà khai thác thông qua một đôi dây đồng kép.
Để kết nối giữa mạng tương tự hiện có với tổng đài ISDN, người ta lắp một khối kết cuối mạng NT (Network Termination) tại đầu dây thuê bao và một khối kết cuối đường dây LT (Line Termination). Khối NT được phân thành khối nhỏ hơn NT1 và NT2. NT1 tương ứng với lớp 1 của Hệ thống liên kết truyền thông mở OSI. Nó bao hàm các phương tiện kết nối vật lý (điện hoặc từ). NT2 là chức năng phân cấp 2 và 3 trong OSI. Các chức năng của NT2 là kết nối với các tổng đài cơ quan PBX và mạng cục bộ LAN. Tuỳ theo các loại hình thuê bao đôi khi không cần đến khối NT2.
Trong kết cấu thuê bao ISDN, các loại thuê bao kể trên là thuê bao TE1 và được kết nối với giao diện S. ITU-T còn phân ra TE2 loại thiết bị đầu cuối có ký hiệu loại X nằm ngoài các loại trên. TE2 được nối với mạng ISDN thông qua thiết bị thích ứng đầu cuối TA (Terminal Adaptor) trên hình 2, thiết bị TE2 qua điểm R và khối thích ứng TA nối tới giao diện S hoặc T.
Khối kết cuối đường dây LT được lắp đặt ngay trong giá máy của tổng đài ISDN. Hoạt động của LT cùng với NT do các nhà sản xuất khác nhau tạo ra. Để thực hiện kết nối giữa các khối NT và LT yêu cầu chúng phải có phần mềm thích hợp.
Việc tiêu chuẩn hoá các thiết bị thuê bao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng truyền thông. Các thiết bị thuê bao có giao diện tiêu chuẩn ISDN có thể nối tới tổng đài ISDN tại bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu.
Các giao diện ISDN Kết nối cơ bản giữa thiết bị đầu cuối TE với tổng đài ISDN có hai giao diện quan trọng: giao diện S và giao diện U. Trường hợp chức năng NT chia làm NT1 và NT2 thì giao diện S còn gọi là giao diện T.
- Giao diện S: Giao diện này được dùng để cấp nguồn đồng thời tới khối TE. Giao diện S là giao diện 4 dây cho hoạt động song công của các kênh 64kbit/s.
- Giao diện U: - giao diện này kết nối giữa khối kết cuối đường dây LT với khối kết cuối mạng NT qua các cặp dây đồng kép (truyền dẫn 4 dây). Mã đường dây truyền trên các cặp dây này là mã có tính kháng nhiễu cao, nâng được tỷ số tín hiệu/tạp âm cho phép chúng ta tăng cự ly truyền dẫn.
Truy nhập của ISDN Mạng ISDN cung cấp cho thuê bao các loại dịch vụ khác nhau bằng sử dụng kết nối cơ bản hoặc kết nối ghép kênh sơ cấp.
- Truy nhập tốc độ cơ bản: Một kết nối cơ bản, còn gọi là truy nhập tốc độ cơ bản BRA (Basic Rate Access), cung cấp 2 kênh B. Mỗi kênh có thể truyền số liệu ở tốc độ 64kbit/s. Hai kênh này có thể sử dụng hoàn toàn độc lập với nhau. Để hệ thống kết nối thuê bao hoạt động với mạng không bị lỗi, truy nhập tốc độ cơ bản BRA còn có kênh báo hiệu D với tốc độ 16kbit/s. Như vậy truy nhập tốc độ cơ bản BRA được sử dụng. 2B + D = 2 x 64 + 16 = 144kbit/s
- Truy nhập tốc độ sơ cấp: Trường hợp các thuê bao cần truyền với tốc độ cao, các kênh cơ bản trên có thể được ghép lại bằng phương pháp ghép kênh theo thời gian TDM. Phương thức này gọi là truy nhập tốc độ sơ cấp PRA (Primary Rate Access).
Theo tiêu chuẩn châu Âu, PRA có thể gồm 30 kênh B độc lập với nhau trên đường dây (line). Việc giám sát giữa các thiết bị đầu cuối TL và tổng đài thực hiện qua kênh báo hiệu riêng, kênh D. Do yêu cầu báo hiệu có dung lượng cao hơn nên kênh báo hiệu D có tốc độ 64kbit/s.
Như vậy một PRA có thể gồm 30B+D. Đối với tiêu chuẩn Bắc Mỹ, một PRA gồm 23BD. Do đó tốc độ truyền dẫn của giao diện là 2048kbit/s (đối với tiêu chuẩn châu Âu) hoặc 1544kbit/s (với tiêu chuẩn Bắc Mỹ) thông qua việc cộng thêm một số bit khung.
Truy nhập PRA được sử dụng như phương tiện truy nhập cho thiết bị kết cuối TA 2Mbit/s. Hình 3 là một thí dụ kết nối trạm gốc BTS của mạng thông tin di động GSM với tổng đài ISDN.
Hình 3
Trong hình 3, những đôi dây đồng nối giữa khối NT và khối LE, hình thành giao diện U, có thể truyền đi xấp xỉ 2Mbit/s theo hai hướng.
Để kết luận, mạng ISDN đã mang lại lợi ích cho các thuê bao là tất cả các dịch vụ đều được truy nhập chỉ qua một số máy điện thoại. Chỉ một đôi dây điện thoại là đủ truyền dẫn thoại, fax, truyền số liệu v.v... Một giao thức đặc biệt bảo đảm để mọi cuộc gọi từ ngoài vào đều được chuyển giao cho từng loại thiết bị bằng cách sử dụng dịch vụ “số đa thuê bao”.
Tuy nhiên, các dịch vụ video (như hội nghị truyền hình), truyền số liệu với tốc độ cao cần có băng tần rộng hơn. Để thoả mãn các dịch vụ này, chúng ta cần phát triển mạng B-ISDN băng rộng với các phương tiện truyền dẫn cáp đồng trục và cáp quang.

Nguồn http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=15570

Mạng này tốc độ thấp, hiện đã cũ, giờ toàn dùng adsl (internet băng thông rộng) với sắp tới xu hướng là FTTH (cáp quang) 

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes