Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Điều chế và mã hóa thích ứng - AMC

AMC là viết tắt của Adaptive Modulation and Coding.
Nói về cái này thì phải nhắc lại một chút về điều chế số :
http://tongquanvienthong.blogspot.com/2012/02/ieu-che-so.html

Một cải tiến của HSDPA là so với W-CDMA và cũng là quyết định quan trọng để nâng cao tốc độ truyền dữ liệu lên là việc sử dụng điều chế bậc cao hơn, cụ thể ở đây là 16-QAM (truyền 4 bit 1 lúc) so với QAM của W-CDMA (2 bit). Cộng thêm với việc tăng hay giảm tỉ số mã hóa (mã hóa để phát hiện lỗi và sửa lỗi) mà sẽ có một dải tốc độ khác nhau như ở bảng dưới đây

Thông lượng ứng với các phương thức điều chế khác nhau
Điều chế Tỉ lệ mã Thông lượng với 5 mã Thông lượng với 10 mã Thông lượng với 15 mã
QPSK 1/4 600 kbit/s 1,2 Mbit/s 1,8 Mbit/s
2/4 1,2 Mbit/s 2,4 Mbit/s 3,6 Mbit/s
3/4 1,8 Mbit/s 3,6 Mbit/s 5,4 Mbit/s
16 QAM 2/4 2,4 Mbit/s 4.8 Mbit/s 7,2 Mbit/s
3/4 3,6 Mbit/s 7,2 Mbit/s 10,7 Mbit/s

Khi kênh truyền tốt, node B (gọi là trạm gốc cũng được, ở GSM thì gọi là BTS, lý do vì sao không rõ) sẽ truyền xuống với tỉ lệ mã hóa cao hơn và điều chế bậc cao còn khi kênh truyền xấu (điện thoại ở xa node B, thời tiết xấu , có che chắn hay di chuyển tốc độ cao ...) thì sẽ mã hóa tỉ lệ thấp đi (khả năng sử lỗi tăng lên) và điều chế thấp đi (tỉ lệ lỗi ít đi - xem ở bài điều chế số).
Vì tính chất mã hóa và điều chế thay đổi thích ứng theo kênh truyền nên người ta gọi là điều chế và mã hóa thích ứng hay thích nghi

Báo hiệu (Signalling)

Khi thiết lập, duy trì hay giải phóng kết nối của bất kỳ dịch vụ nào trong viễn thông, luôn cần các tín hiệu điều khiển, thông báo, và đó là lý do người ta khai sinh ra mạng báo hiệu (signaling network).

Người ta phân loại hệ thống báo hiệu dựa trên một số đặc điểm như sau:

Báo hiệu trong băng và báo hiệu ngoài băng


Trong mạng chuyển mạch công cộng (PSTN), báo hiệu trong băng là tín hiệu có tần số trong khoảng 0,3 --> 3,4 Khz, nếu nằm ngoài khoảng trên được gọi là báo hiệu ngoài băng.

Báo hiệu kênh riêng (CAS) và báo hiệu kênh chung (CCS)

Báo hiệu kênh riêng: dùng một kênh báo hiệu riêng cho từng kênh thoại.
Báo hiệu kênh chung như tên gọi, dùng một kênh chung để truyền thông tin điều khiển liên quan đến nhiều cuộc gọi. Những kênh thoại này do đó sẽ có một kênh báo hiệu chung.

Báo hiệu Compelled

Báo hiệu compelled là báo hiệu trong đó bản tin phải được xác nhận trước khi gửi bản tin mới. Hầu hết các dạng của báo hiệu R2 là báo hiệu compelled, báo hiệu R1 đa tần thì ngược lại.

Báo hiệu kênh người dùng và báo hiệu trung kế

Báo hiệu thuê bao là giữa thuê bao và tổng đài điện thoại. Báo hiệu trung kế là giữa các tổng đài với nhau.

Ví dụ

Một hệ thống báo hiệu có thể là nhiều trong các loại báo hiệu trên đây tùy theo cách phân loại. Sau đây là vài ví dụ:
Lưỡng âm đa tần (DTMF) là báo hiệu trong băng, kênh riêng, không compelled.
Báo hiệu số 7 (SS7) là báo hiệu ngoài băng, kênh chung, bao gồm cả báo hiệu đường dây và báo hiệu địa chỉ.
Báo hiệu bằng xung (tùy thuộc vào từng quốc gia, có thể là 50Hz, 12kHz, 16kHz) là báo hiệu ngoài băng và kênh chung, còn được xem là báo hiệu đường dây. Báo hiệu E&M là báo hiệu ngoài băng, kênh riêng, thường được dùng chung với báo hiệu địa chỉ DTMF.
Báo hiệu L1 (thường dùng tone 2280Hz với các độ dài khác nhau) là báo hiệu trong băng, kênh riêng. Ví dụ như SF 2600 Hz trong Bell System.
Loop start, Ground start, Reverse Battery và Revertive Pulse là những tín hiệu một chiều, cho nên là báo hiệu ngoài băng, kênh riêng.
Mặc dù báo hiệu kênh chung được xem là báo hiệu ngoài băng và báo hiệu trong băng là báo hiệu kênh riêng, nhưng báo hiệu bằng xung ở trên là báo hiệu kênh riêng mà là báo hiệu ngoài băng.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes