Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

NFC - công nghệ được chờ đợi nhất cho smartphone

Nexus S không chỉ là smartphone đầu tiên sử dụng hệ điều hành Android 2.3 Gingerbread mà còn mang đến một công nghệ được nhắc nhiều trong những tháng cuối năm: NFC.

NFC (Near Field Communication - giao tiếp trường gần) bắt đầu thu hút chú ý khi Nokia tích hợp chip này trong phiên bản C7, tuy nhiên, người dùng chưa thể khai thác do phần mềm NFC chưa hoàn thiện.
Ngay sau đó, một số blog rộ thông tin Apple đã mời chuyên gia hàng đầu về NFC là Benjamin Vigier về làm việc cũng như đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cho một loạt ứng dụng liên quan đến công nghệ này.
NFC biến điện thoại thành ví điện tử hay công cụ trao đổi dữ liệu nhanh chóng. Ảnh: Gizmodo.
NFC biến điện thoại thành ví điện tử hay công cụ trao đổi dữ liệu nhanh chóng. Ảnh: Gizmodo.
Ngày 6/12, Google công bố Nexus S hỗ trợ NFC với tham vọng trở thành công ty tiên phong trong việc thay đổi cách con người sử dụng và tương tác với điện thoại tại Mỹ. Trang Gizmodo đưa ra những lý giải cơ bản về NFC.

NFC là một công nghệ không dây phạm vi hẹp

Đây không phải công nghệ mới mang tính đột phá. Thực thế, nó chỉ là một biến thể của công nghệ không dây hoạt động trong phạm vi hẹp và đã xuất hiện ở Nhật và một số quốc gia châu Âu. Giống RFID (kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa), NFC nhanh chóng trao đổi thông tin giữa các thiết bị khi chúng chạm vào nhau hoặc ở sát nhau. Người dùng có thể truyền đi text, hình ảnh, đường link và những dữ liệu khác đơn giản chỉ bằng cách vẫy điện thoại.

NFC dùng nam châm để gửi dữ liệu

Dựa trên độ liên kết từ thông (inductive-coupling) giống như trong các phát minh về sạc pin không dây, NFC có thể trao đổi dữ liệu trong khoảng cách 4-10 cm. Trong Nexus S, nó được tích hợp như một công cụ đọc dữ liệu, tức người dùng chỉ có thể đọc thông tin từ những thiết bị gắn thẻ NFC như biển hiệu, cửa kính, túi xách...

NFC đơn giản hóa cuộc sống

Dù chưa phổ biến thế giới, NFC rất được ưa chuộng ở Nhật, nơi mọi người có thể dùng điện thoại tích hợp công nghệ này để mua vé tàu hay biến smartphone thành thiết bị thanh toán không tiếp giáp (contactless) tại các cửa hàng bán lẻ. Google hy vọng việc đưa NFC vào điện thoại Android đầu bảng tính đến thời điểm này là Nexus S sẽ nâng vị trí của công nghệ không dây mới tại Mỹ.

Tiềm năng của NFC

Có hàng trăm ứng dụng về mặt lý thuyết cho NFC. Google cũng đã nêu một số ý tưởng, chẳng hạn khi người sử dụng đến rạp chiếu phim và thấy poster giới thiệu tác phẩm điện ảnh Tron. Hãng Disney đã gắn trước một thẻ từ tính (NFC tag) bên trong và người xem chỉ cần áp điện thoại lên tấm poster. Lập tức họ nhận được đoạn trailer mới nhất cùng các thông tin liên quan đến bộ phim. Hoặc khi đi ngang qua một biển hiệu, họ đặt máy vào dòng chữ "For Sale" (đang bán) để truy cập vào trang web và đặt mua sản phẩm.

Hybrid ARQ

Dịch theo wiki tiếng anh http://en.wikipedia.org/wiki/Hybrid_automatic_repeat_request thì:

Hybrid automatic repeat request (Hybrid ARQ hay HARQ) là sự kết hợp của mã hóa sửa lỗi trước (forward error-correcting coding - FEC) và điều khiển lỗi ARQ cho các lỗi phát hiện được nhưng không sửa được. Trong ARQ chuẩn, các bit dư thừa được thêm vào dữ liệu truyền sử dụng một mã kiểm tra lỗi nào đó như CRC. Trong Hybrid ARQ, một mã được sử dụng có thể làm cả công việc sửa lỗi trước thêm vào việc phát hiện lỗi (error detection - ED) (như là mã Reed-Solomon, mã xoắn, mã turbo), để sửa một tập con trong tất cả các lỗi mà nếu dùng ARQ thì không thể sửa trong lần đầu tiên phát. Kết quả là Hybrid ARQ hiệu quả tốt hơn ARQ trong các điều kiện tín hiệu không tốt, nhưng trong dạng đơn giản nhất này đi kèm với hiệu quả thông lượng thấp hơn đáng kể trong điều kiện tín hiệu tốt. Thường có một điểm chất lượng tín hiệu mà dưới đó thì Hybrid ARQ tốt hơn và chất lượng trên nó thì ARQ tốt hơn.

Nói chung ARQ thì mình đã có bài điều khiển lỗi giới thiệu, cái sửa lỗi trước thì có thể xem ở đây


So với ARQ thì do có sửa lỗi trước nên nó đóng góp làm giảm số lần phải truyền lại, tuy nhiên các mã truyền sửa lỗi FEC tốn dung lượng, để tối ưu thì thay vì lần đầu phát cả FEC lẫn ED mà người ta lần đầu sẽ phát khối tin kèm mã kiểm tra, sau nếu lỗi thì sẽ có một số tùy chọn, phát lại phần bổ xung để sửa lỗi cho lần phát một hoặc phát lại cả nội dung kèm cả mã phát hiện và mã sửa lỗi .. Các bạn cần tìm hiểu sâu thì đọc wiki nhé.

HARQ ứng dụng cho hsdpa (3.5G) , trên wiki thấy cả cho wimax, lte (>3.5g) và cả mạng LAN.

CCNA Lab Series tiếng việt

Tài liệu gồm 37 bài lab thực hành :

http://www.mediafire.com/download.php?7vja3p2ivy7ms78

Lấy từ blog http://manthang.wordpress.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes