Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Giao tiếp hồng ngoại (IrDA)

IrDA là viết tắt của Infrared Data Association (giao tiếp dữ liệu hồng ngoại). Công nghệ này được sử dụng nhiều trong điều khiển từ xa của vô tuyến, điều hoà nhiệt độ, trong máy tính, máy tính cầm tay, các thiết bị y tế
và cả trong máy in...
Hai hiện hữu quen thuộc nhất với chúng ta sử dụng giao tiếp này là điều khiển từ xa và truyền dữ liệu (tốc độ thấp) trong điện thoại, tuy nhiên thì công nghệ này chỉ tồn tại trong điện thoại đời cũ thôi, giờ không còn nhiều thiết bị mới dùng giao tiếp này mà chủ yếu dùng bluetooth hay thậm chí wifi để giao tiếp.
Về công nghệ thì cái này mình nắm không rõ, chỉ dựa vào kinh nghiệm và quan sát thực tế thì cái này truyền sóng yếu và thường là trực tiếp, có tính phản xạ nhưng nhìn chung là rất yếu, trước đây đã từng nghịch cho cái điều khiển quay ngược vào tường để bấm chuyển kênh trên ti vi thì thấy vẫn được với phòng nhỏ, để 2 cái điều khiển. Một cái pin khỏe, một cái pin yếu cùng bấm thì nếu quay cái pin yếu về ti vi, cái pin khỏe đối ngược lại thì ti vi không nhận được tín hiệu, không rõ là do tín hiệu bị nhiễu bởi tín hiệu khỏe hơn hay chỉ đơn giản là cái điều khiển kia nó che mất đường truyền thẳng của điều khiển pin yếu. Với điện thoại, các máy điện thoại của mình không có cái nào có cổng hồng ngoại cả, chỉ nhớ hồi năm nhất đại học thấy bọn nó mua điện thoại thường để gần hoặc gí cổng hồng ngoại 2 máy vào nhau thì mới truyền được dữ liệu và tốc độ rất là thấp thôi.
Với điện thoại có cổng hồng ngoại thì có 1 số phần mềm có thể giả lập để điều khiển tivi thay điều khiển, tuy nhiên các dòng tivi cao cấp hiện giờ thì đã có thể dùng sóng wifi bluetooth để điều khiển tivi bằng tablet, smartphone màn hình cảm ứng.

Về kỹ thuật thì không có gì nhiều chia sẻ, và ứng dụng thực tiễn nhất của nó là điều khiển thiết bị, mình chỉ có vài quan sát thực tế, search wiki kể cả tiếng anh cũng không có gì nhiều và nổi bật, bạn nào có nhu cầu tìm hiểu kỹ thì search google irDA là được.


Wi-Fi

Wi-Fi viết tắt từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio.
Hệ thống này đã hoạt động ở một số sân bay, quán café, thư viện hoặc khách sạn. Hệ thống cho phép truy cập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến cáp nối. Ngoài các điểm kết nối công cộng (hotspots), WiFi có thể được thiết lập ngay tại nhà riêng.
Tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Viện này tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau, và nó sử dụng một hệ thống số nhằm phân loại chúng; 4 chuẩn thông dụng của WiFi hiện nay là 802.11a/b/g/n. 


Hoạt động

Máy tính xách tay cắm thêm thẻ adapter ở cổng PC card đang liên lạc với router có hai ăng-ten nằm đằng sau.
Truyền thông qua mạng không dây là truyền thông vô tuyến hai chiều. Cụ thể:
  • Thiết bị adapter không dây (hay bộ chuyển tín hiệu không dây) của máy tính chuyển đổi dữ liệu sang tín hiệu vô tuyến và phát những tín hiệu này đi bằng một ăng-ten.
  • Thiết bị router không dây nhận những tín hiệu này và giải mã chúng. Nó gởi thông tin tới Internet thông qua kết nối hữu tuyến Ethernet.
Qui trình này vẫn hoạt động với chiều ngược lại, router nhận thông tin từ Internet, chuyển chúng thành tín hiệu vô tuyến và gởi đến adapter không dây của máy tính.

Sóng WiFi
Các sóng vô tuyến sử dụng cho WiFi gần giống với các sóng vô tuyến sử dụng cho thiết bị cầm tay, điện thoại di động và các thiết bị khác. Nó có thể chuyển và nhận sóng vô tuyến, chuyển đổi các mã nhị phân 1 và 0 sang sóng vô tuyến và ngược lại.
Tuy nhiên, sóng WiFi có một số khác biệt so với các sóng vô tuyến khác ở chỗ:
  • Chúng truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.5 GHz hoặc 5GHz. Tần số này cao hơn so với các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Tần số cao hơn cho phép tín hiệu mang theo nhiều dữ liệu hơn.
  • Chúng dùng chuẩn 802.11:
    • Chuẩn 802.11b là phiên bản đầu tiên trên thị trường. Đây là chuẩn chậm nhất và rẻ tiền nhất, và nó trở nên ít phổ biến hơn so với các chuẩn khác. 802.11b phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz, nó có thể xử lý đến 11 megabit/giây, và nó sử dụng mã CCK (complimentary code keying).
    • Chuẩn 802.11g cũng phát ở tần số 2.4 GHz, nhưng nhanh hơn so với chuẩn 802.11b, tốc độ xử lý đạt 54 megabit/giây. Chuẩn 802.11g nhanh hơn vì nó sử dụng mã OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing), một công nghệ mã hóa hiệu quả hơn.
    • Chuẩn 802.11a phát ở tần số 5 GHz và có thể đạt đến 54 megabit/ giây. Nó cũng sử dụng mã OFDM. Những chuẩn mới hơn sau này như 802.11n còn nhanh hơn chuẩn 802.11a, nhưng 802.11n vẫn chưa phải là chuẩn cuối cùng.
    • Chuẩn 802.11n cũng phát ở tần số 2.4 GHz, nhưng nhanh hơn so với chuẩn 802.11a, tốc độ xử lý đạt 300 megabit/giây.
  • WiFi có thể hoạt động trên cả ba tần số và có thể nhảy qua lại giữa các tần số khác nhau một cách nhanh chóng. Việc nhảy qua lại giữa các tần số giúp giảm thiểu sự nhiễu sóng và cho phép nhiều thiết bị kết nối không dây cùng một lúc.

Adapter
 
Một adapter cắm vào khe PCI cho máy tính để bàn.
Các máy tính nằm trong vùng phủ sóng WiFi cần có các bộ thu không dây, adapter, để có thể kết nối vào mạng. Các bộ này có thể được tích hợp vào các máy tính xách tay hay để bàn hiện đại. Hoặc được thiết kế ở dạng để cắm vào khe PC card hoặc cổng USB, hay khe PCI.
Khi đã được cài đặt adapter không dây và phần mềm điều khiển (driver), máy tính có thể tự động nhận diện và hiển thị các mạng không dây đang tồn tại trong khu vực./.

Router

Nguồn phát sóng WiFi là máy tính với:
  1. Một cổng để nối cáp hoặc modem ADSL
  2. Một router (bộ định tuyến)
  3. Một hub Ethernet
  4. Một firewall
  5. Một access point không dây
Hầu hết các router có độ phủ sóng trong khoảng bán kính 30,5 m về mọi hướng.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes