Tìm kiếm nhanh và chính xác hơn với google tùy chỉnh

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Kênh thuê riêng Leased line là gì? các ứng dụng và so sánh với đường truyền khác!

Leased-Line, hay còn gọi là kênh thuê riêng, là một hình thức kết nối trực tiếp giữa các node mạng sử dụng kênh truyền dẫn số liệu thuê riêng. Kênh truyền dẫn số liệu thông thường cung cấp cho người sử dụng sự lựa chọn trong suốt về giao thức đấu nối hay nói cách khác, có thể sử dụng các giao thức khác nhau trên kênh thuê riêng như PPP, HDLC, LAPB v.v…
Kênh thuê riêng Leased line là gì? các ứng dụng và so sánh với đường truyền khác!
Leased-Line, hay còn gọi là kênh thuê riêng, là một hình thức kết nối trực tiếp giữa các node mạng sử dụng kênh truyền dẫn số liệu thuê riêng. Kênh truyền dẫn số liệu thông thường cung cấp cho người sử dụng sự lựa chọn trong suốt về giao thức đấu nối hay nói cách khác, có thể sử dụng các giao thức khác nhau trên kênh thuê riêng như PPP, HDLC, LAPB v.v…

Về mặt hình thức, kênh thuê riêng có thể là các đường cáp đồng trục tiếp kết nối giữa hai điểm hoặc có thể bao gồm các tuyến cáp đồng và các mạng truyền dẫn khác nhau. Khi kênh thuê riêng phải đi qua các mạng khác nhau, các quy định về các giao tiếp với mạng truyền dẫn sẽ được quy định bởi nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, các thiết bị đầu cuối CSU /DSU cần thiết để kết nối kênh thuê riêng sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Một số các chuẩn kết nối chính được sử dụng là HDSL, G703 v.v…

Khi sử dụng kênh thuê riêng, người sử dụng cần thiết phải có đủ các giao tiếp trên các bộ định tuyến sao cho có một giao tiếp kết nối WAN cho mỗi kết nối kênh thuê riêng tại mỗi node. Điều đó có nghĩa là, tại điểm node có kết nối kênh thuê riêng đến 10 điểm khác nhất thiết phải có đủ 10 giao tiếp WAN để phục vụ cho các kết nối kênh thuê riêng. Đây là một vấn đề hạn chế về đầu tư thiết bị ban đầu, không linh hoạt trong mở rộng phát triển, phức tạp trong quản lý, đặc biệt là chi phí thuê kênh lớn đối với các yêu cầu kết nối xa về khoảng cách địa lý.

Giao thức sử dụng với leased-line là HDLC, PPP, LAPB.
  • HDLC: là giao thức được sử dụng với họ bộ định tuyến Cisco hay nói cách khác chỉ có thể sử dụng HDLC khi cả hai phía của kết nối leased-line đều là bộ định tuyến Cisco.
  • PPP: là giao thức chuẩn quốc tế, tương thích với tất cả các bộ định tuyến của các nhà sản xuất khác nhau. Khi đấu nối kênh leased-line giữa một phía là thiết bị của Cisco và một phía là thiết bị của hãng thứ ba thì nhất thiết phải dùng giao thức đấu nối này. PPP là giao thức lớp 2 cho phép nhiều giao thức mạng khác nhau có thể chạy trên nó, do vậy nó được sử dụng phổ biến.
  • LAPB: là giao thức truyền thông lớp 2 tương tự như giao thức mạng X.25 với đầy đủ các thủ tục, quá trình kiểm soát truyền dẫn, phát triển và sửa lỗi. LAPB ít được sử dụng.
  • Tham khảo một số thông tin liên quan
**Nếu dùng đường Frame-Relay thì chỉ tốn 1 cổng Serial trên Router.
Dùng HDLC không nhất thiết 2 đầu phải đều là thiết bị Cisco, chỉ cần chúng của cùng 1 hãng và có hỗ trợ HDLC là được.
Nếu khoảng cách giữa các chi nhánh không quá xa (dưới 5km) thì có thể dùng thiết bị kéo dài mạng LAN (ví dụ, modem G.SHDSL của hãng Planet), khi đó không phải tốn chi phí đầu tư Router và NTU.
Về mô hình lắp đặt thì là Router CSU/DSU CSU/DSU Router. Cable kết nối thì chỉ là cable RJ45 thông thường. Cấu hình thiết bị thì như bác Five đã nói, chỉ đơn giản là cấu hình giữa 2 cổng Serial trên Router.
***Leased-line có 2 loại kết nối
- Leased-line point-to-point: dùng để kết nối giữa 2 site
- Leased-line local-loop: dùng để phục vụ nhu cầu kết nối internet, public các services (ISP sẽ cung cấp cho bạn 1 range IP public từ 8 - 16 ip).
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại kết nối phù hợp

Thiết bị sử dụng
Router: bạn có thể sử dụng router của Juniper, Cisco...nên sử dụng router Cisco vì có nhiều người học và sử dụng => bạn có được nhiều nguồn tham khảo khi cần thiết, nên dùng dòng ISR 1800 modular series trở lên.
Serial interface: bạn có thể dùng card WIC 1T, WIC 2T, NM-4T...nên dùng WIC 2T nhằm đảm bảo khả năng dự phòng.
Cable kết nối
- V.35 (DB 60 - 60 pin) nếu sử dụng WIC 1T
- Smart serial V.35 (DB 26 - 26 pin) nếu sử dụng WIC 2T
NTU:
BRAS sử dụng công nghệ TDM => dùng NTU Adtran
BRAS sử dụng công nghệ ATM => dùng NTU Verilink
Tốt nhất là bạn nên để ISP trang bị NTU cho đồng bộ với các thiết bị đang được sử dụng tại ISP.
Hiện tại FPT đã triển khai leased-line cáp quang, kết nối được convert thành chuẩn RJ45, bạn không cần phải dùng NTU, serial interface và cable (tuy nhiên đường truyền này chỉ được FPT triển khai tại 1 số khu vực giới hạn)
Cấu hình thiết bị
Nếu là đường leased-line cáp quang thì bạn chỉ cần cấu hình cổng fast ethernet thông thường, không phải 'nói đến leased-line, nghĩ ngay đến serial'.
Leased-line point-to-point và local-loop có cấu hình hơi khác nhau 1 chút.
Cấu hình NTU rất đơn giản, chỉ cần khai báo vài thông số đồng bộ.
  
***Nếu có 3 chi nhánh thì thông thường bạn sẽ thuê 2 đường Leased Line để kết nối 2 chi nhánh con về CN chính.
* ADSL là đường kết nối dùng chung (bạn chỉ có riêng 1 đoạn dây từ nhà đến DSLAM gần nhất thôi) nên tính bảo mật không cao. Ngoài ra ADSL là đường thuê bao bất đối xứng (tốc độ download >> tốc độ upload) và càng nhiều người dùng thì tốc độ càng chậm.

* Leased Line kết nối giữa các chi nhánh là đường thuê kênh riêng, chỉ 1 mình mình truyền và nhận dữ liệu trên đó nên bảo mật hơn (ISP chỉ có trách nhiệm đảm bảo kết nối luôn thông suốt, nếu đứt kết nối mà lỗi do đường truyền thì họ phải khắc phục trong thời gian sớm nhất chứ không thể hẹn đến mai như ADSL ), tốc độ download = tốc độ upload và tốc độ này thường thấp hơn nhiều so với tốc độ cam kết của ADSL (tât nhiên nếu có tiền thì có thể thuê Leased Line tốc độ cao nhưng chi phí sẽ đội lên rất nhiều). Thông thường thì tốc độ khoảng 256Kbps cho đường Leased Line nội hạt (kết nối giữa các chi nhánh trong cùng tỉnh/thành phố) và 512Kbps cho đường Leased Line liên tỉnh. Tất nhiên với Leased Line backbone thì có thể tính toán để thuê tốc độ sao cho tối ưu nhất. Thông thường chỉ có các tổ chức như ngân hàng/chứng khoán,...cần bảo mật cao thì mới phải dùng Leased Line.

Về mặt thiết bị thì đúng là thông thường phải có 1 giao tiếp WAN cho 1 đường Leased Line nhưng các bạn có thể dùng Frame-Relay với sub-interface (point-to-multipoint), hoặc với G703 interface thì có thể dùng với bộ tách/ghép kênh cũng giúp tiết kiệm được WAN Interface. 

Nguồn : google.com.vn


Tại FPT, mình làm triển khai và hỗ trợ cho đường truyền leased line thì mình có mấy chia sẻ sau đây:

  • Đường truyền leased line bên mình dùng đường truyền quang gần như 100%, ở các đơn vị khác thì tùy cổng quang cổng đồng (vì vẫn còn nhiều hạ tầng cũ chưa chuyển giao hết).
  • Đường truyền leased line đắt hơn hẳn so với các dịch vụ khác như ADSL và FTTH nên thường thì các tổ chức, ngân hàng, công ty mới hay thuê vì ưu điểm của nó là: bảo mật hơn (như ở trên đã trình bày), tốc độ ổn định hơn, kỹ thuật hỗ trợ 24/7 thường trực cũng nhiều hơn.
  • Đa số kênh truyền leased line thuê lại là kênh truyền số liệu chứ không phải internet nhất là các ngân hàng cần thuê kênh để liên kết từ chi nhánh đến các điểm giao dịch , trung tâm đến chi nhánh ... Tốc độ phòng giao dịch thì 512kbps đến 1 vài mb, tốc độ điểm trung tâm khoảng vài đến vài chục.
  • FPT sử dụng công nghệ MPLS chứ không frame-relay (độc quyền cisco).

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by NewWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - Premium Blogger Themes | New Blogger Themes